Hoàn thiện thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây - pdf 19

Download miễn phí Luận văn Hoàn thiện thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây



MỤC LỤC
 
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 2
THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 2
1. Ngân hàng thương mại với hoạt động cho vay 2
1.2. Hoạt động cho vay của NHTM 2
1.2. Dự án đầu tư và đặc điểm của dự án đầu tư 4
2. Thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của NHTM 5
2.1. Khái niệm, mục đích, vai trò của Thẩm định tài chính dự án 5
2.2. Quy trình và nội dung TĐTCDA 8
2.2.1. Quy trình thẩm định dự án đầu tư 8
2.2.2. Nội dung của công tác TĐTCDA 13
2.2.2.1. Phân tích tổng vốn đầu tư, cơ cấu sử dụng vốn và nguồn vốn 14
2.2.2.2. Phân tích các khoản doanh thu 16
2.2.2.3. Phân tích các khoản chi phí 16
2.2.2.4. Lập báo cáo tài chính dự kiến cho từng năm hay từng giai đoạn của đời dự án 18
2.2.2.5. Dự trù cân đối thu – chi 19
2.2.2.6. Một số chỉ tiêu trong TĐTCDA 23
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tài chính dự án 26
3.1. Nhân tố chủ quan 26
3.2. Nhân tố khách quan 27
4. Đánh giá chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của NHTM 27
4.1. Trước khi cho vay 27
4.2. Trong quá trình khách hàng vay vốn 28
4.3. Sau khi cho vay 29
CHƯƠNG 2 31
THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ HÀ TÂY 31
1. Khái quát về chi nhánh 31
1.1. Lịch sử hình thành 31
1.2. Tình hình hoạt động của Chi nhánh trong thời gian qua 32
1.2.1. Công tác huy động vốn 33
1.2.2. Công tác sử dụng vốn của Chi nhánh 35
1.2.3. Tình hình về kết quả kinh doanh và dịch vụ của Chi nhánh 36
2. Thực trạng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại BIDV Hà Tây 38
2.1. Quy trình TĐDA tại BIDV Hà Tây 38
2.2. Một dự án cụ thể 41
3. Đánh giá thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại BIDV Hà Tây 53
3.1. Kết quả đạt được 53
3.2. Những hạn chế 61
CHƯƠNG 3 63
Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG 63
DỰ ÁN TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI CHI NHÁNH BIDV 63
HÀ TÂY 63
1. Định hướng phát triển của chi nhánh BIDV Hà Tây 63
1.1. Kế hoạch phát triển nguồn vốn 63
1.2. Kế hoạch sử dụng vốn 63
1.3. Về phát triển dịch vụ 64
1.4. Các chỉ tiêu 2008 64
2. Giải pháp và kiến nghị hoàn thiện thẩm định tài chính dự án tại BIDV 65
2.1. Nhóm giải pháp 65
2.2. Kiến nghị đối với Nhà nước và các Bộ, ngành 67
2.3. Đối với NHNN 68
KẾT LUẬN 69
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 70
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Nếu nhà quản lý nhận định đúng vai trò, ý nghĩa của công tác thẩm định dự án thì họ tạo điều kiện cho cán bộ thẩm định; và nếu như đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn tốt, thực hiện tốt các quy trình thẩm định thì kết quả thẩm định đáng tin cậy hơn. Do tính phức tạp và phạm vi liên quan của dự án nên cán bộ tín dụng không những cần trình độ chuyên môn giỏi, có hiểu biết rộng mà còn cần đạo đức nghề nghiệp tốt.
- Nguồn thông tin: Trong công tác thẩm định tài trợ cho các dự án, nguồn thông tin vô cùng quan trọng. Nguồn thông tin giúp cán bộ thẩm định đưa ra quyết định có cho vay hay không đối với dự án. Trước khi cho vay, cán bộ thẩm định cần thu thập thông tin từ nhiều nguồn, từ phía bạn hàng, nhà cung cấp, các tổ chức tín dụng khác của khách hàng doanh nghiệp, hay có thể đến trực tiếp doanh nghiệp để xem xét tình hình về tài sản đảm bảo, tình hình cán bộ công nhân viên tại doanh nghiệp đó. Nếu mọi nguồn thông tin đưa ra là tốt, Cán bộ thẩm định dựa trên các cơ sở sẵn có để đưa ra quyết định là có cho vay đối với dự án của doanh nghiệp hay không.yeanongy va
- Phương pháp thẩm định và tổ chức công tác thẩm định. Trong công tác thẩm định cần lựa chọn phương pháp thẩm định phù hợp, lựa chọn đúng đối với từng dự án đầu tư sẽ đạt được hiệu quả cao. Bên cạnh đó, cần tổ chức công tác thẩm định hợp lý sẽ tiết kiệm được thời gian cũng như là chi phí thẩm định à nâng cao được hiệu quả khi thực hiện dự án.
- Cơ sở vật chất. Cơ sở vật chất hiện đại sẽ giúp ngân hàng thuận lợi trong việc xử lý các thông tin, tính toán chính xác, công tác thẩm định được rút ngắn và tránh được các sai sót xảy ra, giảm thiểu các rủi ro…Ví dụ , Ngân hàng có thể tìm hiểu xem tình hình vay nợ của khách hàng với các tổ chức tín dụng khác thông qua hệ thống CIC (Credit Infomation Centre). Qua đó, cho biết dư nợ tín dụng của khách hàng và đạo đức của khách hàng, khách hàng có nỗ lực trả nợ hay không. Và tìm hiểu xem tại sao khách hàng lại không tiếp tục vay nợ ở tổ chức tín dụng đó nữa. Công nghệ hiện đại giúp cán bộ thẩm định thu thập được nhiều thông tin hơn về khách hàng để giảm thiểu rủi ro tín dụng xảy ra. hay phần mềm dùng để tính toán chính xác hơn các thông số, có thể dùng hệ thống phần mềm tính toán theo mô hình mô phỏng của Monte Carlo (mô hình hiện nay các NH dùng để tính toán các chỉ tiêu tài chính là hàm Excel cơ bản) để tính toán NPV sẽ cho kết quả chính xác hơn. Nó cho phép biết được bao nhiêu lần NPV nhằm đưa ra được xác suất xảy ra --> Ngân hàng sẽ đoán được rủi ro và có hướng giải quyết hợp lý.
3.2. Nhân tố khách quan
Bao gồm các yếu tố bên ngoài như: chính sách, pháp luật, khủng hoảng kinh tế, chiến tranh, sự cạnh tranh của các hãng khác,…
Tình hình kinh tế xã hội của một nước có ảnh hưởng đến sự hình thành của các tổ chức thẩm định. Nếu tình hình kinh tế xã hội tốt, các tổ chức này sẽ có điều kiện hình thành và phát triển, giúp cho ngân hàng rất nhiều trong quá trình thẩm định. Họ sẽ chuyên môn hóa trong quá trình thu thập thông tin, phân tích doanh nghiệp. Họ giúp ngân hàng trong việc đánh giá doanh nghiệp cũng như dự án của doanh nghiệp một lần trước khi ngân hàng đánh giá. Từ đó giảm rủi ro cho ngân hàng hơn.
4. Đánh giá chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của NHTM
4.1. Trước khi cho vay
Để đánh giá công tác TĐTCDA trong hoạt động cho vay tại Chi nhánh BIDV Hà Tây, chúng ta sẽ đi theo từng giai đoạn của dự án để xem cán bộ thẩm định làm như vậy có đúng hay không?
* Đánh giá định tính.
- Đánh giá thông qua việc thực hiện quy trình thẩm định. Việc tuân thủ quy trình thẩm định có đúng như quy định hay không? Tuân thủ tốt cá quy định về trình tự thẩm định: thẩm định hồ sơ pháp lý, thẩm định mặt kỹ thuật dự án, thẩm định về mặt tài chính dự án... Vì nếu tuân theo đúng trình tự như vậy sẽ giúp cho cán bộ thẩm định sẽ phát hiện ra những điều bất hợp lý trong hồ sơ của khách hàng ---> để từ đó có phương án xử lý kịp thời, và có quyết định cho vay hợp lý.
* Đánh giá định lượng.
- Đánh giá thông qua phân tích tình hình tài chính của khách hàng doanh nghiệp. Để công tác thẩm định đạt hiệu quả, chất lượng cao thì cán bộ tín dụng phải chắc chắn là khách hàng của mình tốt. Có nghĩa là tình hình tài chính tốt, đạo đức tốt, có thiện chí trả nợ. Vì vậy, khâu đánh giá khách hàng bằng các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính là quan trọng và cần thiết. Tùy từng ngân hàng, nếu ngân hàng nào đã có hệ thống chấm điểm khách hàng thì sử dụng để đánh giá sẽ tạo ra độ tin cậy cao hơn. Còn ngân hàng nào chưa xây dựng được hệ thống này thì chắc chắn phải có các chỉ tiêu tài chính của khách hàng doanh nghiệp. Chúng ta cần đánh giá xem cán bộ Ngân hàng có thực hiện đầy đủ và kỹ nội dung này hay không.
- Đánh giá thông qua thời gian thẩm định dự án. Thời gian thẩm định dự án được quy định cụ thể đối với từng loại quy mô của dự án. Nếu vượt quá thời gian quy định sẽ gây tốn kém chi phí thẩm định, hơn nữa làm lỡ cơ hội kinh doanh của khách hàng. ....
4.2. Trong quá trình khách hàng vay vốn
* Đánh giá định tính.
- Giám sát việc sử dụng món vay. Ngân hàng có thể sử dụng 2 hình thức giải ngân: giải ngân bằng tiền mặt và giải ngân bằng chuyển khoản. Đối với mỗi hình thức, ngân hàng lại có những cách giám sát riêng.
Khi Ngân hàng đồng ý cho khách hàng doanh nghiệp vay vốn, thì Ngân hàng thường xuyên phải cử cán bộ thẩm định xuống giám sát xem tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng ra sao, nếu có dấu hiệu sử dụng sai mục đích thì Ngân hàng hoàn toàn có thể ngừng giải ngân, thu hồi khoản cho vay, hay bắt bổ sung thêm tài sản đảm bảo. Khi cán bộ thẩm định nghi ngờ về việc sử dụng món vay, cũng như tình hình bất ổn khác khi đã cho vay đối với dự án, Ngân hàng sẽ yêu cầu cán bộ thẩm định tái thẩm định dự án đó --> đảm bảo an toàn và khả năng sinh lời.
Thông qua việc đánh giá xem Ngân hàng có cử cán bộ thẩm định xuống giám sát dự án thường xuyên không hay ngồi một chỗ tại Ngân hàng sẽ giúp ta nắm bắt được tình hình thẩm định dự án ở Ngân hàng có tốt không.
* Đánh giá định lượng.
- Doanh thu, chi phí, thu – chi dòng tiền có phù hợp với dự kiến không. Cán bộ thẩm định xuống giám sát thường xuyên đối với khách hàng vay vốn, sẽ nắm bắt được tình hình sản xuất của doanh nghiệp. Cán bộ thẩm định sẽ biết được sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất ra có phù hợp với dự kiến không, tình hình về việc bán và tiêu thụ sản phẩm ra sao, doanh thu, chi phí, thu – chi dòng tiền có phù hợp với những tính toán không. Như vậy sẽ đảm bảo khả năng trả nợ của khách hàng.
4.3. Sau khi cho vay
* Đánh giá định lượng.
- Trả gốc và nợ đúng hạn. Một dự án tốt khi khách hàng trả gốc và lãi đúng hạn cho khách hàng.
- Đánh giá thông qua các chỉ tiêu phản ánh mức sinh lợi. Sau khi dự án kết thúc, đánh giá xem các chỉ tiêu đặt ra có thỏa mãn với mức độ ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status