Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho dịch vụ logistics hội chợ triển lãm của công ty TNHH thương mại và dịch vụ Tiếp Vận kết nối - pdf 19

Download miễn phí Khóa luận Khóa luận Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho dịch vụ logistics hội chợ triển lãm của công ty TNHH thương mại và dịch vụ Tiếp Vận kết nối



MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC i
Danh mục các từ viết tắt: iv
Danh mục các bảng: v
Danh mục các biểu đồ, đồ thị, sơ đồ, hình ảnh: vi
LỜI MỞ ĐẦU: 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT: 3
1.1 Tổng quan về Logistics: 3
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm về Logistics: 3
1.1.2 Phân loại Logistics: 4
1.1.3 Nội dung của logistics: 5
1.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong lĩnh vực Logistics hội chợ triển lãm: 7
1.2.1 Môi trường vĩ mô: 7
1.2.2 Các nhân tố thuộc môi trường vi mô: 13
1.3 Đánh giá chung: 18
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH DỊCH VỤ LOGISTICS CỦA CÔNG TY TNHH TM & DV TIẾP VẬN KẾT NỐI 20
2.1 Tổng quan về công ty: 20
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển: 20
2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty: 20
2.1.3 Tầm nhìn và sứ mệnh của công ty: 22
2.1.4 Bộ máy tổ chức: 22
2.1.5 Kết quả hoạt động kinh doanh các năm gần đây: 24
2.2 Tổng quan về ngành Logistics cho hội chợ triển lãm: 26
2.2.1 Xu hướng phát triển ngành Logistics hội chợ triển lãm trên thế giới và đặc trưng riêng của ngành Logistics hội chợ triển lãm quốc tế ở Việt Nam: 26
2.2.2 Xu hướng phát triển ngành Logistics hội chợ, triển lãm ở Việt Nam: 31
2.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty TNHH TM & DV Tiếp Vận Kết Nối: 36
2.3.1 Môi trường vĩ mô: 36
2.3.2 Môi trường vi mô: 40
2.4 Thực trạng năng lực cạnh tranh dịch vụ Logistics hội chợ triển lãm của công ty: 48
2.4.1 Chất lượng 48
2.4.2 Chi phí: 51
 
2.4.3 Kả năng tài chính của công ty: 52
2.4.4 Nguồn nhân lực: 53
2.4.5 Truyền thông Marketing và thương hiệu: 54
2.5 Nhận xét chung: 55
2.5.1: Ưu điểm: 55
2.5.2 Nhược điểm: 56
 
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO DỊCH VỤ LOGISTICS HỘI CHỢ TRIỂN LÃM CỦA CÔNG TY TNHH TM & DV TIẾP VẬN KẾT NỐI TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HOÁ: 57
3.1 Những giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp: 57
3.1.1 Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh về chi phí: 57
3.1.2 Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ: 57
3.1.3 Giải pháp tài chính: 59
3.1.4 Giải pháp nguồn nhân lực: 59
3.15 Hoạt động Marketing: 60
3.2 Những kiến nghị từ phía doanh nghiệp: 61
3.2.1 Phát triển cơ sở hạ tầng Logistics: 61
3.2.2 Vấn đề thủ tục hành chính: 62
3.2.3 Thành lập hiệp hội Logistics Việt Nam: 63
KẾT LUẬN: 65
Tài liệu tham khảo: 66
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

được những lá thư thăm hỏi cũng như những lời mời giảm giá hấp dẫn không còn là điều gì xa lạ nữa. Với CRM bạn có thể dễ dàng trả lời câu hỏi: Liệu sản phẩm do công ty bạn sản xuất có đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng được không?
* Xu hướng thứ tư: phương pháp kéo (Pull) đang dần được thay thế cho phương pháp đẩy (Put). Bởi vì với phương pháp đẩy, chỉ cần một mắt xích trong chuỗi hoạt động nhanh hơn mắt xích sau ngay lập tức sinh ra hàng tồn ở mỗi công đoạn làm tăng chi phí. Đối với chiến lược kéo ta khắc phục được việc này là do có thể kiểm soát được hoạt động của toàn bộ dây chuyền, mắt xích sau chỉ cung cấp đủ nhu cầu theo lệnh cho mắt xích sau.
* Xu hướng thứ năm: thuê ngoài (outsources) thuê dịch vụ Logistics từ các công ty Logistics chuyên nghiệp ngày càng phổ biến. Hợp tác cùng có lợi được coi như một năng lực lõi, các hình thức Logistics bên thứ ba, bên thứ tư (Logistics 3P/ 4P) có xu hướng tăng và trở nên phổ biến. Toàn cầu hoá nền kinh tế càng sâu rộng dẫn đến tính cạnh tranh càng mãnh liệt trong mọi khía cạnh của nền kinh tế, để đáp ứng nhu cầu cung cấp nguyên vật liệu, phân phối sản phẩm các doanh nghiệp thường xuyên phải cân nhắc tự làm hay thuê ngoài và mua dịch vụ của ai?. Các công ty vận tải giao nhận cũng nhận ra xu hướng đó nhanh chóng chớp lấy thời cơ phát triển và trở thành các nhà cung cấp dịch vụ Logistics và chuỗi cung ứng hàng đầu với hệ thống trên toàn quốc. Để tối ưu hoá sức mạnh của mình và tăng tính cạnh tranh và chuyên nghiệp các chủ hàng hoá lớn thay vì tự mình đứng ra tổ chức và thực hiện các hoạt động Logistics để thoả mãn nhu cầu của mình thì bây giờ có xu hướng thuê ngoài ngày càng phổ biến.
* Xu hướng thứ sáu: giá trị Logistics và chuỗi cung ứng sẽ chiếm tỷ trọng càng cao trong tổng giá trị thương mại trên thế giới và trong cơ cấu ngành dịch vụ.
* Xu hướng thứ bảy: Châu Á nổi lên như trung tâm Logistics và chuỗi cung ứng mới của thế giới thay cho Châu Âu và Châu Mỹ, những gương mặt tiêu biểu gồm có Nhật, Singapore,Trung Quốc.
* Xu hướng thứ tám: an ninh toàn cầu không ổn định khủng bố và chiến tranh là những mối lo ngại lớn nhất gây ảnh hưởng đến nguồn cung cấp cũng như biến đổi nhu cầu. Từ đó chi phí cho vấn đề an ninh cũng tăng lên và cộng thêm việc thủ tục liên quan sẽ khó khăn, phức tạp hơn.
2.2.1.2 Đặc trưng riêng của ngành Logistics cho hội chợ, triển lãm quốc tế ở Việt Nam:
Dịch vụ Logistics cho hội chợ, triển lãm bao gồm các hoạt động vận chuyển, lưu kho và chuẩn bị cơ sở vật chất phục vụ cho việc nhận uỷ thác mang hàng tới các hội chợ, triển lãm quốc tế ở Việt Nam và trả lại hàng hoá cho khách hàng. Dịch vụ Logistics cho hội chợ, triển lãm có những đặc điểm riêng so với hàng hoá thông thường là do:
Theo luật thương mại 2005 của Việt Nam quy định hàng hoá từ nước ngoài cần được làm thủ tục tạm nhập và tái xuất để tham gia hội chợ, triển lãm ở Việt Nam. Do đó vấn đề thủ tục hải quan cũng phức tạp hơn so với hàng hoá thương mại khác.
Tuy nhiên một số sản phẩm có thể được bán tại hội chợ, triển lãm, hay biếu, tặng ở Việt Nam, hay bỏ đi, không tái xuất. Các sản phẩm này cần được làm thủ tục, tờ khai, khai báo cụ thể số lượng, tính chất, trước khi nhập vào Việt Nam và được sự cho phép của cơ quan hải quan.
Riêng hàng hoá để bán, mục đích bán cho các tổ chức chuyên doanh tại Việt Nam sẽ khác với bán lưu niệm tại hội chợ, triển lãm, trong hồ sơ xin phép cần có bản sao hợp đồng ký kết giữa chủ hàng với các tổ chức chuyên doanh tại Việt Nam, và phải nộp thuế hàng hoá cho Hải quan tại địa điểm hội chợ, triển lãm.
Các sản phẩm đem hội chợ, triển lãm cũng có thể dùng xong tại một nơi và được chuyển tiếp đi cho các hội chợ, triển lãm tại các thành phố, tỉnh thành khác cũng tại Việt Nam.
Riêng các vật phẩm dùng để tiếp tân và phục vụ cho hội chợ, triển lãm, như thực phẩm, nước ngọt, bia, thuốc lá, và các nhu yếu phẩm khác, không kể hàng cấm, với số lượng phù hợp sẽ được nhập khẩu miễn thuế. Và các vật phẩm nói trên không được phép bán hay chuyển nhượng tại Việt Nam.
Trong thời hạn lâu nhất là 6 tháng kể từ khi kết thúc hội chợ, triển lãm, hàng thuộc loại tạm nhập-tái xuất sẽ phải xuất lại sang nước của chủ hàng, nếu không có lý do chính đáng, cơ quan hải quan sẽ thanh lý các loại hàng này theo quy định hiện hành của nước Việt Nam.
Các quy định về nhập khẩu hàng hoá cho hội chợ, triển lãm quốc tế đã được thể hiện rõ trong quy chế hải quan đối với hàng của nước ngoài đưa vào Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, để hội chợ, triển lãm, ban hành kèm theo quyết định số 1592-TCHQ/PC ngày 25-10-1986 của tổng cục hải quan về việc ban hành quy chế hải quan đối với hàng hoá của nước ngoài đưa vào Việt Nam.
2.2.2 Xu hướng phát triển ngành Logistics hội chợ, triển lãm ở Việt Nam:
Nền kinh tế Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc trong thời gian qua kể từ khi nhà nước ban hành chính sách mở cửa nền kinh tế những năm 1990 và định hướng phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa. Trong đó việc giao thương mậu dịch với các quốc gia trên thế giới có nhiều thay đổi tích cực, cộng thêm ấn tượng về tốc độ tăng trưởng nhanh và bền vững của Việt Nam trong hơn chục năm trở lại đây đã biến Việt Nam trở thành điểm đến đầy hứa hẹn trong mắt các nhà đầu tư kinh doanh nước ngoài. Và điều tất yếu là hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư được chú trọng phát triển hơn bao giờ hết.
Một yếu tố lớn nữa đó là xu hướng phát triển mạnh mẽ của ngành Logistics trên thế giới. Đã xuất hiện từ lâu trên thế giới nhưng ở Việt Nam nó còn là một ngành khá mới mẻ tuy vậy có nhiều tiềm nãng. Do Việt Nam không nằm xu hướng phát triển chung của thế giới, đối với các quốc gia phát triển ngành Logistics chiếm đến 10% tổng GDP, ở Việt Nam hay nhiều nước đang phát triển tỷ lệ này vào khoảng 25-30% tổng GDP. Điều đó một phần thấy được tầm quan trọng của ngành Logistics trong nền kinh tế hiện đại.
Trên đây là những điều kiện thuận lợi làm động lực thúc đẩy dịch vụ Logistics hậu cần hội chợ, triển lãm phát triển hơn nữa ở Việt Nam.
Xu hướng tổ chức các hội chợ, triển lãm nhằm mục đích xúc tiến thương mại tại Việt Nam hình thành từ năm 1990. Khi đó các sự kiện này hầu hết đều hạn chế về quy mô các đơn vị tham gia cũng như các ngành hàng công nghiệp, tuy vậy dịch vụ Logistics cho hội chợ, triển lãm đã manh nha hình thành từ đó.
Do đặc thù nước ta là một nước đang phát triển, đang giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá nên các nhà đầu tư không bỏ lỡ thời cơ này với việc tổ chức hàng loạt các hội chợ, triển lãm xúc tiến thương mại trong các lĩnh vực máy móc thiết bị (đặc biệt trong ngành chế biến gỗ, dệt may, nhựa), ngoài ra những hội chợ, triển lãm máy móc thiết bị nông nghiệp, y tế cũng khá thường xuyên. Gần đây nổi lên là các hội chợ, triển lãm hàng tiêu dùng, trang sức, nội th
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status