Tìm hiểu thị trường và giá cả xuất khẩu cà phê Việt Nam - pdf 19

Download miễn phí Tiểu luận Tìm hiểu thị trường và giá cả xuất khẩu cà phê Việt Nam



Mục lục
I. MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài .
1.2 Mục tiêu .
1.3 Phạm vi nghiên cứu
1.4 Phương pháp nghiên cứu
II. NỘI DUNG
1. Tổng quan tình hình sản xuất cà phê
1.1 Tiềm năng sản xuất cà phê của Việt Nam
1.2 Các giống cà phê chủ yếu ở Việt Nam hiện nay
1.3. Diện tích, sản lượng và năng suất cà phê của Việt Nam
2. Tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam
2.1 . Những thuận lợi và khó khăn khi xuất khẩu
2.2 Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu
2.3 Tình hình xuất khẩu cà phê
2.4 Một số thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam.
3. Một số thương hiệu cà phê nổi tiếng ở Việt Nam
3.1 Cà phê Trung nguyên
3.2 Cà phê Buôn Ma Thuột
4. Thuận lợi,khó khăn và giải pháp.
4.1 Thuận lợi
4.2 Khó khăn
4.3 Giải pháp
4.4 Mục tiêu
5. Kiến nghị và đề xuất
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ai về kim nghạch sau gạo.Nhờ sản xuất và xuất khẩu cà phê, việt nam đã dần quyết định được việc làm đối với người lao động đồng thời mở rộng phát triển kinh tế hộ gia đình trang trại từ việc thu mua, sản xuất cà phê cho xuất khẩu và cũng đóng góp một nguồn thu lớn vào doanh thu cả nước song việc xuất khẩu cà phê còn gặp nhiều bất cập đòi hỏi mỗi doanh nghiệp và nhà nước phải tìm ra hướng đi đúng đắn nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu với măt hàng cà phê nói riêng và mặt hàng xuất khẩu nói chung
1.2 Tính cấp thiết của đề tài .
Trong những năm qua, cà phê luôn giữ vai trò là 1 trong số  ít những mặt hàng trọng yếu của nền kinh tế quốc dân, đây là mặt hàng năng xuất đứng thứ hai về kim ngạch sau gạo Hàng năm, cà phê đóng tới 10% vào tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Với tầm quan trọng của mình, cà phê được xếp vào danh sách mặt hàng trọng điểm cần phát huy trong giai đoạn 2005-2010. Cũng như nhiều mặt hàng nông sản khác, hoạt động sản xuất và xuất khẩu cà phê phụ thuộc vào các yếu tố khách quan như thời tiết, khí hậu và sự bấp bênh, không ổn định luôn là đặc tính cố hữu của thị trường này.
1.3 Mục tiêu .
- Nghiên cứu tình hình giá cả và thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam, từ đó đưa ra ý kiến để góp phần phát triển ngành cà phê của nước ta để khai thác hết tiềm năng vốn có của ngành.
1.4 Phạm vi nghiên cứu.
+ Không gian nghiên cứu : Thị trường cà phê trong nước và thị trường cà phê xuất khẩu ra thế giới.
+ Thời gian nghiên cứu : Thu thập số liệu từ  năm 1992 đến nay.
1.5 Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết các vấn đề đăt ra của chủ đề nghiên cứu tình hình giá cả và thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam nhóm tui dung những phương pháp nghiên cứu sau:
+ Thu thập số liệu từ sách báo, tạp chí, internet…
+Phương pháp phân tích tổng hợp
+Phương pháp thống kê, đối chiếu so sánh
II/ NỘI DUNG
1. Tình hình sản xuất
1.1 Tiềm năng sản xuất cà phê của Việt Nam
- Về khí hậu:
Nước ta năm trong vành đai nhiệt đới bắc bán cầu, trải dài theo phương kinh tuyến từ 80 30’ đến 230 30’ vĩ độ bắc. Điều kiện địa lý và khí hậu rất thích hợp với việc phát triển cây cà phê và đem lại cho cà phê Việt Nam một hương vị rất riêng. Hai loại cà phê chủ yếu đang được trồng phổ biến ở nước ta là cây cà phê vối và cà phê chè có những yêu cầu sinh thái khác nhau. Cây cà phê vối ưa thời tiết nóng ẩm và lượng ánh sáng dồi dào nên thích hợp trồng ở các tỉnh phía Nam. Cà phê chè ưa thời tiết mát, có cường độ ánh sáng mặt trời thấp và chịu được nhiệt độ thấp (thấp hơn cà phê vối 5-7 C) nên thích hợp trồng ở các tỉnh phía Bắc.
- Về thổ nhưỡng.
Cây cà phê phát triển tốt trên đất bazan và các loại đất biến chất khác. Loại hình đất tốt đối với cây cà phê là: đất tơi xốp, có tầng dày trên 1 mét. Nước ta có vùng đất bazan ở Tây Nguyên, Tây Quảng Trị, Tây Nghệ An và nhiều loại đất khác ở trung du đều thích hợp với cây cà phê.
1.2. Các giống cà phê chủ yếu ở Việt Nam hiện nay.
Người Pháp du nhập cây cà phê vào Việt Nam từ hơn một trăm năm trước. Có ba họ cà phê chính: cà phê chè ( Arabica), cà phê vối (Robusta) và cà phê mít. Hiện nay gần 90% diện tích cà phê ở Việt Nam được trồng cà phê vối, 10% trồng cà phê chè, khoảng 1% còn lại được trồng cà phê mít.
- Cà phê vối (Robusta): là cây quan trọng thứ hai trong các loài cà phê. Khoảng 39% các sản phẩm cà phê được sản xuất từ loại cà phê này. Nước xuất khẩu cà phê vối lớn nhất thế giới là Việt Nam. Cà phê vối ưa sống ở vùng nhiệt đới, độ cao thích hợp để trồng cây là dưới 1000 m. Nhiệt độ ưa thích của cây khoảng 24-29°C, lượng mưa khoảng trên 1000 mm. Cà phê vối được trồng đại đa số ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Đây là 2 vùng chủ lực sản xuất cà phê ở Viêt Nam với năng suất khá cao. Cà phê vối chứa hàm lượng caffein cao hơn và có hương vị không tinh khiết bằng cà phê chè, do vậy mà được đánh giá thấp hơn
- Cà phê chè ( Arabica): Đây là loại cà phê có giá trị kinh tế nhất trong các loại cà phê, ưa khí hậu mát mẻ, có khả năng chịu rét, thường được trồng ở độ cao trên dưới 200m. Cà phê chè chiếm 61% các sản phẩm cà phê toàn thế giớiỞ Việt Nam cà phê chè thích hợp với các vùng núi trung du phía bắc tập chung ở Sơn La, Lai Châu, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế.
- Cà phê mít: Tại Việt Nam cây cà phê mít trồng chủ yếu ở các tỉnh như Nghệ An, Gia Lai, Kon Tum là những tỉnh có điều kiện phù hợp cho phát triển cây công nghiệp nhưng không hoàn toàn thuận lợi cho cà phê phát triển. Đây cũng chính là lý do Đắk Lắk và nhất là Buôn Ma Thuột vốn được xem là thủ phủ cà phê nhưng lại có rất ít diện tích trồng loại cà phê mít.
Một số hình ảnh về cà phê:
1.3. Diện tích, sản lượng và năng suất cà phê của Việt Nam
- Diện tích, sản lượng :
Niên vụ
Diện tích ( ha)
Số diện tích tăng so với niên vụ trước đó ( nghìn ha)
Sản lượng (tấn)
Số lượng tăng so với niên vụ trước (tấn)
1992-1993
140.000
10.000
140.4
-
1993-1994
150.000
65.000
181.2
40.8
1994-1995
215.000
80.000
211.92
30.72
1995-1996
295.000
55.000
236.28
24.36
1996-1997
350.000
60.000
242.3
6.02
1997-1998
410.000
50.000
413.58
171.28
1998-1999
460.000
60.000
404.206
-9374
1999-2000
520.000
-20.000
700
295.794
2000-2001
500
40
900
200
2001-2002
540
-27
1.050.000
150
2002-2003
513
-10
931.5
118.5
Nguồn: Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Từ bảng số liệu ta có biểu đồ:
Từ bảng trên kết hợp biểu đồ ta có thể thấy rằng :
Về diện tích: Trong những năm qua, diện tích cà phê tăng với tốc độ nhanh chóng. Chỉ trong 10 năm mà diện tích đã tăng lên gần gấp 4 lần, tuy nhiên tăng không đều.
Trong niên vụ 1996/1997 diện tích cà phê tăng chậm hơn so với năm trước đó thị
trường cà phê thế giới vừa trải qua cuộc khủng hoảng thừa vào năm 1994/1995. Tuy
nhiên, do tình hình khan hiếm cà phê trong niên vụ 1998/1999, giá cà phê tăng cao
nên đến niên vụ 1999/2000 diện tích cà phê lại tăng với tốc độ lớn hơn và diện tích
cà phê đạt con số lớn nhất từ trước tới nay, 520.000 ha, cà phê được trồng tràn lan ở
khắp nơi trong cả nước. Đến niên vụ 2000/2001, do giá cà phê trên thị trường thế giới
sụt giảm nghiêm trọng, nhiều hộ nông dân trong nước đã chặt bỏ cây cà phê để trồng
các loại cây công nghiệp khác khiến cho lần đầu tiên diện tích cà phê trong nước
giảm khoảng 20.000ha xuống còn 500.000ha. Nhưng sang năm 2002, giá cà phê lại
phục hồi và diện tích trồng cà phê tăng trở lại và đạt mức cao nhất trong vòng 10 năm
qua. Nhìn chung, diện tích cà phê tăng qua các năm. Nguyên nhân chủ yếu là điều kiện đất đai ở Việt Nam rất thuận lợi cho việc trồng và phát triển cây cà phê và là một trong những loại cây công nghiệp mang lại lợi nhuận cao hơn so với cây lương thực.
Về sản lượng: Năm 2002 vừa qua là năm đột phá của ngành cà phê Việt Nam về sản lượng, đưa Việt Nam vươn lên vị trí thứ hai thế giới về sản lượng cà phê và đứng đầu thế giới về sản lượng cà phê vối (cà phê vối của Việt Nam chiếm ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status