Phân tích ảnh hưởng của môi trường văn hoá Trung Quốc và Nhật Bản đến hoạt động kinh doanh quốc tế - pdf 19

Download miễn phí Đề tài Phân tích ảnh hưởng của môi trường văn hoá Trung Quốc và Nhật Bản đến hoạt động kinh doanh quốc tế



Mục lục
Lời mở đầu.
I. Các yếu tố văn hoá. 4
1. Giới thiệu về văn hoá Trung Quốc. 4
2. Giới thiệu về văn hoá Nhật Bản. 13
II. Điểm tương đồng và điểm khác biệt. 31
1. Điểm tương đồng. 31
2. Điểm khác biệt. 32
III. Văn hoá ảnh hưởng đến các yếu tố sau. 32
1. Marketing. 32
2. Tài chính. 34
3. Quản trị nhân sự. 35
4. Production. 42
Kết thúc.
Nội dung
I. Các yếu tố văn hoá.
1. Giới thiệu về văn hoá Trung Quốc.
1.1 Con người.
Tại Trung Quốc có khoảng hơn một trăm dân tộc, trong đó đông nhất là người Hán, là dân tộc với sắc thái ngôn ngữ và văn hóa có nhiều khác biệt vì thực ra là kết hợp của nhiều dân tộc khác nhau được coi là cùng chia sẻ một thứ ngôn ngữ và văn hóa. Hiện nay, Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa chính thức công nhận tổng cộng 56 dân tộc, trong đó người Hán chiếm đa số.
1.2 Ngôn ngữ.
Tiếng Trung Quốc ( hay Hán ngữ, Hoa ngữ, Trung văn) là một ngôn ngữ thuộc hệ ngôn ngữ Hán - Tạng, sử dụng mẫu tự tượng hình. Mặc dù thường được coi là ngôn ngữ duy nhất với lý do văn hoá, trên thực tế mức độ đa dạng giữa các vùng khác nhau có thể sánh với sự đa dạng của các ngôn ngữ Roman. Từ hàng ngàn năm nay giới trí thức Trung Quốc dùng một chuẩn viết chung là Văn ngôn. Ngày nay Văn ngôn không còn là cách viết thông dụng nữa, tuy nhiên trong chương trình học nó vẫn tiếp tục được dạy và như vậy người Trung Quốc bình thường ở một góc độ nào đó có thể đọc hiểu được. Các ngôn ngữ nói khác nhau của Trung Quốc chỉ được nói mà không có cách viết không như Phổ thông thoại ( hay là bạch thoại: nghĩa là thứ tiếng bình dân dựa trên tiếng Quan thoại chuẩn - là ngôn ngữ mà tất cả mọi người nói các thứ tiếng Trung Quốc khác nhau đều dùng chung một dạng văn viết thống nhất có từ đầu thế kỉ 20 dùng gần như cùng một bộ chữ Trung Quốc.
Khoảng một phần trăm dân số thế giới hiện nay dùng một trong những thứ tiếng Trung Quốc làm tiếng mẹ đẻ, khiến nó trở thành thứ tiếng đứng đầu thế giới về phương diện này. Tiếng Trung Quốc nói ở thể Quan Thoại chuẩn là ngôn ngữ chính thức của Cộng hoà nhân dân Trung Hoa và Trung Hoa dân quốc tại Đài Loan, cũng như là một trong bốn ngôn ngữ chính thức của Singapore, và là một trong sáu ngôn ngữ làm việc chính thức của Liên Hiệp Quốc. Tiếng Trung Quốc nói ở thể Quảng Đông chuẩn thì là một trong những ngôn ngữ chính thức của Hồng Kông (cùng với tiếng Anh) và của Ma Cao (cùng với tiếng Bồ Đào Nha).
1.3 Tôn giáo.
Về văn hóa và tôn giáo Trung Hoa thì đại đa số người dân vẫn còn giữ phong tục thờ cúng tổ tiên do ảnh hưởng của Khổng Giáo, cũng như kết hợp với Phật Giáo và Đạo Giáo trở thành "Tam giáo đồng nguyên" (hay "Tôn giáo cổ truyền Trung Hoa" mà Phật Giáo Đại Thừa giữ vai trò chính), số còn lại theo những tôn giáo chính sau với tỉ lệ chỉ mang tính ước lượng có thể không chính xác:
• Phật giáo: Phật giáo bắt đầu xuất hiện tại Trung Quốc vào khoảng thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên, tới thế kỷ thứ tư được quảng bá rộng rãi, dần dần trở nên tôn giáo có ảnh hưởng lớn nhất tại Trung Quốc. Hiện nay, trên toàn Trung Quốc có khoảng 13000 ngôi chùa miếu Phật giáo và khoảng 200000 tăng ni. Khoảng 8% (quy y Tam Bảo), bắt đầu du nhập vào Trung Quốc khoảng từ thế kỷ thứ nhất Công nguyên. Số người theo chủ yếu là Đại thừa, còn Tiểu thừa thì không đáng kể. Ngoài ra, còn có những người theo Phật giáo Tây Tạng, chủ yếu tại Tây Tạng và Nội Mông Cổ. Con số thực của số lượng Phật tử trên danh nghĩa có thể đạt trên 660 triệu đến 1 tỷ người (50% - 80%). Nhờ vậy mà Trung Quốc đương nhiên trở thành quốc gia Phật Giáo đông dân nhất, theo sau là Nhật Bản và Việt Nam, chiếm khoảng 2/3 trong tổng số 1,5 tỷ người theo Phật Giáo trên khắp Thế Giới. Lưu ý là đa số người gốc Hán thường tôn thờ Phật Giáo cùng chung với các tôn giáo truyền thống Trung Hoa khác (như Đạo Giáo hay Khổng Giáo).
• Lão giáo: xuất hiện dưới nhiều trạng thái khác biệt và khó phân ranh rõ ràng với những tôn giáo khác nên người ta không nắm rõ số người theo. Theo các tài liệu gần đây nhất (theo tài liệu nào) thì có khoảng 400 triệu người (30% tổng dân số) theo Đạo Giáo.
• Cơ Đốc giáo: khoảng 1 đến 4%, một số nhánh của đạo này được truyền rải rác vào Trung Quốc thành nhiều đợt bắt đầu từ thế kỷ thứ 8. Ngoài ra còn có những người Trung Quốc gốc Nga ở phía bắc và tây bắc Trung Quốc theo Chính Thống giáo với số lượng tương đối nhỏ.
• Nho giáo: đây là tôn giáo xuất phát từ Khổng Tử mà các triều đại Trung Quốc cố gắng truyền bá theo chiều hướng có lợi cho chính quyền, tuy nhiên theo nhiều học giả thì bản chất của nó không phải như vậy.
• Hồi giáo: Đạo Hồi được truyền bá tại Trung Quốc vào khoảng giữa thế kỷ thứ 7, thời kỳ Đường, Tống, khi những thương gia Ả rập và Ba Tư theo đường bộ tới vùng Tây Bắc Trung Quốc hay theo đường biển tới miền duyên hải Đông Nam. Đạo Hồi càng trở nên hưng thịnh vào đời Nguyên. 1% đến 2%, có ở Tân Cương và các vùng có người dân tộc thiểu số theo Hồi Giáo sinh sống rải rác. Đạo này phát triển mạnh vào thời nhà Nguyên (1271-1368)
• Tôn giáo cổ truyền Trung Quốc: tôn giáo đa thần của phần lớn dân Trung Quốc trước năm 1949, là kiểu tín ngưỡng pha trộn giữa một số trường phái Đạo giáo và Phật giáo và các tín ngưỡng khác.
1.4 Giá trị và thái độ.
Văn hoá Trung Quốc là 1 nền văn hoá có tính kế thừa từ lâu đời gắn liền với nền nông nghiệp và chế độ phong kiến. Ngày nay tuy là đã có nhiều sự thay đổi nhưng vẫn còn nhiều giá trị tồn tại đến ngày nay, tạo nên một nền văn hoá đặc sắc, đậm đà bản sắc dân tộc. Các niềm tin, quan điểm sống ảnh hưởng rất lớn Nho giáo của Khổng Tử.
Trong công việc:
- Người Trung Hoa rất coi trọng đến mối quan hệ cá nhân. Hiếm người Trung Quốc nào đặt quan hệ làm ăn với người mà họ không biết rõ ràng. Do đó, hãy giới thiệu thật kỹ bản thân để tạo niềm tin khi bước đầu bắt tay vào kinh doanh. Thêm vào đó, bạn cũng cần nắm rõ thứ bậc trong tổ chức công ty. Người Trung Quốc nhìn nhận mỗi cá nhân là một thành phần trong hệ thống bậc thang của tổ chức. Bạn đừng vào phòng họp trước người có chức danh cao hơn bạn.
Quan hệ lâu dài cũng được xem là có giá trị hơn sự giao dịch, giải quyết công việc nhất thời. Vì thế, đừng vội vã “tấn công”, sự tin cậy là điều cần xây dựng trước và khiêm tốn cộng với kiên nhẫn chính là chìa khoá của thành công.
- Người Trung Quốc rất coi trọng thời gian. Sự đúng hẹn là chìa khóa đã giúp người Trung Quốc thành công trong thời gian vừa qua. Họ sẽ không bao giờ đợi nếu bạn không đúng giờ.
- Ngoài ra, một điều bạn phải hết sức chú ý là người Trung Quốc rất kiêng kị số 4. Vì trong tiếng Trung Quốc có thể hiểu là “chết”. Do đó, bạn không được tặng bất cứ cái gì có liên quan đến con số này.
- Tính giai cấp: Người Trung Quốc rất coi trọng đẳng cấp của đối tác qua cách ăn mặc bề ngoài, chỗ ở.
Nên khi giao dịch kinh doanh phải ăn mặc sang trọng: đối với nam giới thì comple sẫm màu và cravat, không nên mặc quần bò thắt cravat, càng không nên màu sắc lòe loẹt. Đối với phụ nữ thì tùy theo tập tục nước mình. Thông thường là quần và áo vét sẫm màu.
Nên ở trong khách sạn từ hạng trung trở lên vì nhận biết đối tác thuộc đẳng cấp nào là chuyện rất quan trọng ở Trung Quốc. Câu hỏi rất hay gặp phải ở Trung Quốc là bạn ở khách sạn nào.
1.5 Thói quen và cách cư xử.
1.5.1 Chào hỏi.



xB5VpFndRmhs9ud
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status