Phân tích chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam trong 2 năm 2007 và năm 2008 - pdf 19

Download miễn phí Chuyên đề Phân tích chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam trong 2 năm 2007 và năm 2008



Giá tiêu dùng tháng 7/2007 tăng 0,94% so với tháng trước, do giá tiếp tục tăng cao ở tất cả các nhóm hàng hoá và dịch vụ, trong đó giá nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống là nhóm có tỷ trọng lớn nhất trong tiêu dùng của dân cư tăng mạnh, đặc biệt là thực phẩm: riêng lương thực tăng 0,5% (tăng nhẹ so với mức tăng 0,4% của tháng 6), thực phẩm tăng 2,3% phương tiện đi lại, bưu điện chỉ tăng 0,2% (riêng phân nhóm bưu chính, viễn thông tiếp tục giảm 0,1%). So với tháng 12/2006, giá tiêu dùng tháng 7 tăng 6,2%, cao hơn mức tăng của tháng 6 là 1 điểm phần trăm, trong đó tất cả các nhóm hàng đều có xu hướng tăng cao hơn tháng 6, tăng cao nhất là nhà ở và vật liệu xây dựng (+9%), tiếp đến là các nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống ,đồ uống và thuốc lá, may mặc giày dép mũ nón, phương tiện đi lại, bưu điện .



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


111,7
106,5
102,2
103,2
3
111,4
106,8
99,8
103,0
4
112,0
107,2
100,5
103,5
5
112.8
107.3
100.8
104.3
6
113,8
107,8
100,9
105,2
Bảng 1: So sánh tỉ số giá tiêu dùng của 6 tháng đầu năm 2007(đvt:%)
(nguồn: niên giám thống kê)
a) Nhận xét:
Giá tiêu dùng tháng 01/2007 tăng cao hơn mức tăng của các tháng trước.CPI của tháng 1 so với tháng trước tăng 1,1%, So với tháng 01/2006 giá tiêu dùng tháng này tăng 6,5%. Sự tăng lên của CPI trong tháng này phù hợp với tập quán tăng tiêu dùng vào tháng Chạp của năm âm lịch, do đó tăng đột biến ở các nhóm hàng phục vụ đón Tết như hàng lương thực, thực phẩm; đồ uống và thuốc lá; đồ dùng cá nhân và vật liệu xây dựng phục vụ việc hoàn thiện các công trình xây dựng dân dụng.
Trong tháng 2 CPI tăng so với tháng trước. Nhìn chung xu hướng tăng giá của 2 tháng đầu năm không có biến động bất thường so với xu hướng tăng giá của 2 tháng đầu các năm 2005 và 2006. So với tháng 01/2007 tăng 2,2%, nhóm hàng có tốc độ tăng cao nhất là hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 3,5% (trong đó: lương thực tăng 2,8% và thực phẩm tăng 3,8%); thứ đến là đồ uống và thuốc lá tăng 2,5; riêng phương tiện đi lại, bưu điện chỉ tăng 0,1%, trong đó phân nhóm bưu chính viễn thông giá ở mức gần như không thay đổi so với giá tháng trước. So với cuối năm 2006, giá tiêu dùng tháng 02/2007 tăng 3,2%. Tăng hơn so với kì gốc là 11,7%.
Tuy nhiên, giá tiêu dùng tháng 3/2007 lại giảm 0,2% so với tháng 2 trước đó. Trong các nhóm hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng, giá lương thực, thực phẩm tháng 3/2007 giảm 0,4% so với tháng trước và giá phân nhóm bưu chính, viễn thông tiếp tục giảm. Dù trong tháng 3/2007 CPI giảm hơn so với các tháng đầu năm nhưng so với tháng 12 năm trước, giá tiêu dùng tháng 3/2007 tăng 3% và tăng ở tất cả các nhóm hàng hóa.
Tình hình giảm giá tiêu dùng trong tháng thay đổi khi giá tiêu dùng tháng 4/2007 tăng 0,5% so với tháng trước và tăng 7,2% so với cùng kỳ năm trước. So với tháng trước, giá tiêu dùng tháng 4/2007 của hầu hết các nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng đều tăng, nhưng với các mức độ khác nhau. So với tháng 12/2006, giá tiêu dùng tháng 4/2007 tăng 3,5% và tăng ở tất cả các nhóm hàng hóa.
Giá tiêu dùng tháng 5/2007 lại tiếp tục tăng 0,77% so với tháng trước, tăng 4,32% so với tháng 12/2006 và tăng 7,31% so với cùng kỳ năm trước. So với tháng trước, giá tiêu dùng tăng ở tất cả các nhóm hàng hóa và dịch vụ, trong đó hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 1,04% (lương thực tăng 0,62%; thực phẩm tăng 0,95% và ăn uống ngoài gia đình tăng gần 2%, là tác nhân chính của tăng giá nhóm này cũng như tăng giá chung so với tháng trước). So với tháng 12/2006, giá tiêu dùng tháng 5/2007 cũng tăng ở tất cả các nhóm nhưng với mức độ khác nhau So với cùng kỳ năm trước, giá tiêu dùng tháng 5 của các nhóm có mức tăng cao có xu hướng tương tự như so với tháng 12/2006.
Giá tiêu dùng tháng 6/2007 tăng 0,9% so với tháng trước, tăng 5,2% so với tháng 12/2006 và tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước. Giá tiêu dùng tăng do giá của tất cả các nhóm hàng hóa đều tăng với các mức độ khác nhau.
Ä Nhìn chung thì chỉ số giá trong 6 tháng đầu năm 2007 tăng nhẹ và kết thúc 6 tháng đầu năm 2007 thì giá tiêu dùng 6 tháng đầu năm 2007 này so với 6 tháng đầu năm trước, giá tiêu dùng bình quân tăng 7%, thấp hơn mức tăng bình quân 8,6% trong 6 tháng đầu năm 2005 và 7,9% trong 6 tháng đầu 2006 và thấp hơn mức tăng trưởng chung của nền kinh tế.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong 6 tháng đầu năm này tuy tăng nhẹ nhưng xu hướng tăng lại mạnh: Mặc dù tốc độ tăng bình quân CPI 6 tháng đầu năm 2007 ở mức thấp hơn cùng kỳ các năm 2005 và năm 2006, nhưng các năm trước, CPI có xu hướng giảm từ mức 9,7% (năm 2005) và 8,8% (năm 2006) của tháng 1 xuống còn 7,5% của tháng 6 , còn 6 tháng đầu năm 2007 có xu hướng tăng từ mức 6,45% tháng 1/2007 lên 7,8% vào tháng 6/2007. Từ đó gây ra những lo ngại tới sự tăng trưởng bền vững của nền kinh tế.
Nguyên nhân khởi xướng của sự gia tăng này bắt đầu là từ cú sốc về năng lượng và một số vật liệu nhập khẩu tăng do giá thế giới tăng mạnh. Tiếp đến là sự gia tăng giá lương thực - thực phẩm do giá lương thực thế giới tăng, cùng với dịch cúm gia cầm bùng phát, thêm vào đó là một số nguyên nhân do đầu cơ tăng giá và yếu tố kỳ vọng. Lạm phát trong suốt 3 năm 6 tháng qua cho thấy, sự gia tăng giá lương thực - thực phẩm và nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng có đóng góp lớn vào biến động của CPI, nhất là giá thực phẩm, vì các nhóm này có quyền số lớn trong rổ CPI (quyền số của lương thực là 9,86%, của thực phẩm là 25,2%). Ngoài ra, các nhóm hàng khác cũng đều tăng cao trên dưới 10% (ngoại trừ giá bưu chính - viễn thông là giảm). Từ sự tăng giá của các nhóm hàng trong rổ hàng hoá tính CPI cho thấy, CPI của Việt Nam tại sao lại tăng ở mức cao trong thời gian tương đối dài, nhất là diễn biến 6 tháng đầu năm 2007
b) Nguyên nhân về sự tăng CPI trong 6 tháng đầu năm là:
CPI của Việt Nam tăng cao hơn các nước trong khu vực là do tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đã vượt sản lượng tiềm năng, năng suất lao động thấp hơn các nước trong khu vực, nên CPI tăng cao chịu tác động chủ yếu của yếu tố tiền tệ.
Mặt khác, Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế, thì sự gia tăng CPI như hiện nay là khó tránh khỏi, bởi hội nhập kinh tế buộc Việt Nam phải nới lỏng quản lý một số mặt hàng chủ lực, như xăng dầu, sắt thép, xi măng, điện, than... và cũng chịu tác động mạnh của giá thế giới.
Ngoài ra, giá lương thực gia tăng do tác động tăng giá lương thực thế giới tiếp tục tăng cao; trong nước dịch bệnh trong nông nghiệp tiếp tục diễn biến phức tạp; dịch cúm gia cầm bùng phát tại nhiều địa phương làm thiếu cung đẩy giá thực phẩm lên cao.
Tuy nhiên, với xu hướng tăng giá như 6 tháng đầu năm và các biến động khó lường về giá trên thị trường quốc tế để việc kiềm chế tốc độ tăng giá thấp hơn tốc độ tăng trưởng. Thì tổng mức luân chuyển hàng hóa bán lẻ trong 6 tháng đầu 2007 tăng 22,9%, cao hơn mức 19,2% của cùng kỳ năm 2006, thu nhập của người dân tăng cao cùng với nhu cầu tiêu dùng của xã hội tăng do đầu tư, khối lượng tiền tệ trong nền kinh tế vẫn có sức ép gia tăng do:
(i) Nhiều khoản chi ngân sách tiếp tục tăng hơn so với những tháng đầu năm;
(ii) Tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, tín dụng xóa đói, giảm cùng kiệt tiếp tục được mở rộng.
(iii) luồng vốn nước ngoài vào Việt Nam tiếp tục gia tăng.
Điều này tiếp tục tăng sức ép lên giá cả trong những tháng cuối năm 2007 và đầu năm 2008.
2.1.2 Chỉ số giá tiêu dùng của 6 tháng cuối năm 2007
Chỉ số giá tiêu dùng 6 tháng cuối năm 2007 so với các kì gốc, với cùng kì năm gốc và với tháng trước đó (đvt: %):
Tháng x/2007
Kì gốc
2005
Tháng x/2006
Tháng trước
Tháng 12/2006
7
114,87
108,39
100,94
106.19
8
115,50
108,57
100,55
106.78
9
116,09
108,80
100,51
107.32
10
116,95
109,34
100,74
108,12
11
118,39
110,01
101,23
109,45
12
121,83
112,63
102,91
112.63
Bảng 2: So sánh tỉ số giá tiêu dùng của 6 tháng cuối năm 2007(đvt:%)
(nguồn: niên giám thống kê)
Nhận xét:
Giá tiêu dùng tháng 7/2007 tăng 0,94% so với tháng trước, do giá tiếp tục t
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status