Phân tích tài chính của Công ty Dược và Thiết bị Y tế Lạng Sơn - pdf 19

Download miễn phí Luận văn Phân tích tài chính của Công ty Dược và Thiết bị Y tế Lạng Sơn



MỤC LỤC
 
Mở đầu 1
Phần I: Khái quát vai trò, tầm quan trọng và nội dung chủ yếu của công tác quản lý tài chính doanh nghiệp 3
I. Vai trò của tài chính doanh nghiệp 3
1. Huy động vốn, đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh 3
2. Sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả 4
3. Là công cụ quan trọng để kiểm soát, chỉ đạo hoạt động kinh doanh 4
II. Nội dung chủ yếu của công tác quản lý tài chính doanh nghiệp 4
1. Tham gia đánh giá, lựa chọn các dự án đầu tư và kinh doanh 4
2. Xác định nhu cầu vốn, huy động và sử dụng vốn có hiệu quả 4
3. Thực hiện tốt kế hoạch tài chính 5
3. Quản lý nợ và thực hiện đúng cam kết tài chính của doanh nghiệp với Nhà nước, khách hàng và người lao động 5
III. Khái quát vai trò, tầm quan trọng và nội dung chủ yếu của phân tích tài chính doanh nghiệp 5
1. Vai trò của phân tích tài chính doanh nghiệp 5
2. Nội dung của phân tích tài chính doanh nghiệp 6
3. Các phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp 6
3.1. Phương pháp đánh giá 6
3.2. Phương pháp phân chia 7
3.3. Phương pháp phân tích nhân tố 7
3.4. Phương pháp dự đoán 7
4. Thực hiện phân tích tài chính doanh nghiệp 8
5. Các tài liệu cần thiết cho phân tích tài chính 9
5.1. Hệ số phản ánh cấu trúc và tình hình đầu tư 9
5.2. Hệ số phản ánh mức độ chi phí 10
5.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh 11
5.4. Các hệ số hoạt động 11
Phần II: Phân tích tài chính và thực trạng sử dụng vốn ở Công ty Dược và Thiết bị Y Tế Lạng Sơn 13
I. Giới thiệu về Công ty Dược và Thiết bị Y tế Lạng Sơn 13
1. Quá trình hình thành và phát triển 13
2. Cơ cấu tổ chức của Công ty 13
II. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty 15
1. Vài nét về thị trường thuốc Việt Nam 15
2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh Công ty Dược và Thiết bị Y tế Lạng Sơn 16
III. Phân tích tài chính và thực trạng sử dụng vốn ở Công ty Dược và Thiết bị Y tế Lạng Sơn 17
1. Phân tích tài chính qua bảng cân đối kế toán 17
1.1. Phân tích tình hình huy động và phân bổ vốn 17
1.2. Phân tích cơ cấu vốn 18
1.3. Phân tích cấu trúc tài chính và tình hình đầu tư 19
2. Phân tích tài chính qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 20
2.1. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh 21
2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định 23
2.3. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động 23
3. Đánh giá chung về tình hình tài chính Công ty Dược và Thiết bị Y tế Lạng Sơn 24
3.1. Những ưu điểm 25
3.2. Những tồn tại 25
Phần III: Một số kiến nghị nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty Dược và Thiết bị Y tế Lạng Sơn 27
I. Mục tiêu và phương hướng hoạt động của Công ty Dược và Thiết bị Y tế Lạng Sơn 27
1. Mục tiêu của Công ty 27
2. Phương hướng của Công ty trong thời gian tới 27
II. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty Dược và Thiết bị Y tế Lạng Sơn 28
1. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định 28
2. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động 30
3. Tăng vốn chủ sở hữu 31
Kết luận 32
Tài liệu tham khảo 33
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

càng có hiệu quả.
5.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh
+ Tỷ suất lợi nhuận kinh doanh trên doanh thu thuần: là tỷ lệ phần trăm của lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trong tổng số doanh thu thuần.
Tỷ suất lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trên doanh thu thuần
=
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
x 100%
Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này nói lên kết quả hoạt động kinh doanh; nó cho biết cứ 100 đồng doanh thu thuần sinh ra bao nhiêu đồng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh.
+ Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu thuần: là tỷ lệ của lợi nhuận trước thuế trong doanh thu thuần.
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu thuần
=
Lợi nhuận trước thuế
x 100%
Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này phản ánh các hoạt động mà doanh nghiệp tiến hành (hoạt động tài chính và hoạt động bất thường); cho biết cứ 100 đồng doanh thu thuần sinh ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.
5.4. Các hệ số hoạt động
- Hệ số hoạt động tài sản cố định
Các chỉ tiêu này cho biết bình quân một đồng tài sản cố định tham gia vào sản xuất kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu hay lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nó phản ánh năng lực sử dụng vốn cố định của công ty.
- Hệ số hoạt động tài sản lưu động
Chỉ tiêu này cho biết bình quân một đồng vốn lưu động tham gia vào hoạt động kinh doanh thì tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu hay lợi nhuận.
+ Sức sinh lời của vốn lưu động
Sức sinh lời của vốn lưu động
=
Lợi nhuận
Vốn lưu động
Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra một đồng lợi nhuận thì cần bao nhiêu vốn lưu động hay một đồng vốn lưu động tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.
+ Số vòng luân chuyển vốn
Số vòng quay của vốn lưu động
=
Doanh thu
Vốn lưu động bình quân
Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ vốn lưu động quay được bao nhiêu vòng. Số vòng quay càng lớn thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao và ngược lại.
+ Số ngày luân chuyển vốn
Số ngày luân chuyển vốn lưu động
=
Số ngày kinh doanh trong kỳ
Số vòng quay của vốn lưu động
Chỉ tiêu này thể hiện vốn lưu động quay một vòng hết bao nhiêu ngày. Số ngày luân chuyển vốn càng giảm thì tốc độ luân chuyển vốn càng nhanh.
+ Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động
Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động
=
Vốn lưu động
Doanh thu
Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra một đồng doanh thu thì phải bỏ ra bao nhiêu đồng vốn lưu động.
Phần II: Phân tích tài chính và thực trạng sử dụng vốn ở Công ty Dược và Thiết bị Y Tế Lạng Sơn
I. Giới thiệu về Công ty Dược và Thiết bị Y tế Lạng Sơn
1. Quá trình hình thành và phát triển
Đất nước trong điều kiện chiến tranh giải phóng dân tộc, để góp phần bảo vệ tổ quốc và xây dựng nhà nước XHCN ở nước ta, Công ty Thiết bị Y tế và Xí nghiệp Dược Lạng Sơn được ra đời, hoạt động với nhiệm vụ bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trên nguyên tắc phục vụ. Khi hòa bình lập lại, cùng với sự chuyển đổi của nền kinh tế đất nước từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, để phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ mới, tháng 12/95, theo quyết định số 309/QĐ, Công ty Thiết bị Y tế và Xí nghiệp Dược được sát nhập thành Công ty Dược và Thiết bị Y tế Lạng Sơn với chức năng kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ về dược liệu và thiết bị y tế.
Năm 1996 ngày đầu thành lập, Công ty Dược và Thiết bị Y tế Lạng Sơn còn cùng kiệt về vật chất, thiếu về nhân lực, chỉ có 38 cán bộ công nhân viên và một khu nhà cấp 4 nên chưa có điều kiện sản xuất mà chủ yếu là kinh doanh các mặt hàng có sẵn trên thị trường, với mức thu nhập bình quân 130.000 đồng/ người. Ban lãnh đạo Công ty căn cứ vào mục tiêu kinh doanh, thị trường từng khu vực và khả năng cung ứng của các hiệu thuốc ở các huyện thị đã xây dựng một xưởng sản xuất thuốc tân dược vào năm 2000. Bằng sự cố gắng, phấn đấu của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong Công ty, năm 2001, Công ty đã mở một chi nhánh tại Hà Nội, với tổng số cán bộ công nhân viên trong Công ty là 126 người với mức thu nhập 650.000 đồng/người.
Để phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế do nhu cầu về vốn và thị trường, tháng 12 năm 2002, Công ty đã tiến hành cổ phần hóa với tỷ lệ cổ phần Nhà nước nắm giữ 51%.
2. Cơ cấu tổ chức của Công ty
Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức của Công ty
Ban Giám đốc
Phòng Tổ chức Hành chính
Phòng
Tài vụ
Phòng
Kinh doanh
Xưởng
sản xuất
Công ty Dược và Thiết bị Y tế Lạng Sơn là một doanh nghiệp nhỏ nên Công ty đã áp dụng mô hình quản lý trực tuyến trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đứng đầu là Giám đốc, giúp việc cho Giám đốc là Phó Giám đốc.
- Giám đốc: Là người dại diện cao nhất của Công ty; thay mặt cho Công ty trong các quan hệ đối nội, đối ngoại; đồng thời là người chỉ đạo xây dựng các chiến lược, kế hoạch, phương án kinh doanh. Giám đốc quyết định lựa chọn các phương án và huy động các nguồn lực để tổ chức thực hiện, điều chỉnh, bổ sung cơ cấu bộ máy sao cho phù hợp tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.
- Phó Giám đốc: Là người được ủy quyền để điều hành Công ty khi Giám đốc đi vắng từ một ngày trở lên, chỉ đạo xây dựng kế hoạch và phương hướng hoạt động trong các lĩnh vực được phân công phụ trách.
- Trưởng Phòng Hành chính: Có chức năng tổ chức lao động và quản lý nguồn nhân lực.
- Phòng Tài vụ: Thực hiện phản ánh các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh của Công ty một cách đầy đủ, kịp thời phân loại xử lý, tổng hợp số liệu báo cáo tài chính cung cấp thông tin cho Công ty và các đối tượng có liên quan. Đồng thời đề xuất kiến nghị nhằm đưa ra các giải pháp thích hợp cho công việc kinh doanh.
- Phòng Kinh doanh: Có nhiệm vụ là cố vấn cho lãnh đạo về các chiến lược kinh doanh và thực hiện các chiến lược đó.
- Xưởng sản xuất: Có nhiệm vụ sử dụng công nhân, tổ chức thực hiện quá trình sản xuất, thực hiện định mức kinh tế kỹ thuật đảm bảo hiệu suất tối đa, nâng cao chất lượng sản phẩm, năng suất lao động.
II. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty
1. Vài nét về thị trường thuốc Việt Nam
Thời kỳ đổi mới từ cuối những năm 1980 đầu năm 1990, cùng với sự chuyển đổi kinh tế đất nước từ cơ chế bao cấp chuyển dần sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, giai đoạn này là thời kỳ thăng trầm của một số doanh nghiệp dược. Hệ thống doanh nghiệp của Nhà nước trải qua những ngày khó khăn, ban đầu xóa bỏ bao cấp trong sản xuất và kinh doanh giá cả phản ánh đúng giá trị của thuốc. Một số doanh nghiệp được sắp xếp lại: trước năm 1989 có 1.200 doanh nghiệp Nhà nước, đến năm 1997 sắp xếp lại còn 600 doanh nghiệp, trong số này có 33% doanh nghiệp thua lỗ triền miên.
Thị trường thuốc Việt Nam trong những năm gần đây đã hoạt động khá sôi động và có xu hướng phát triển mạnh.
Dược phẩm Việt Nam đã liên tục tăng trưởng, thuốc sản xuất trong nước ngày càng tăng về chủng loại, chất lượng ngày càng tốt hơn, số lượng thuốc nước ngoài được cấp số đăng ký lưu hành ngày ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status