Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam trước động thái mới của thương mại quốc tế - pdf 19

Download miễn phí Khóa luận Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam trước động thái mới của thương mại quốc tế



Nhật Bản là thị trường có khả năng tiêu thụ rất lớn về hàng may mặc. Hàng năm Nhât nhập một khối lượng lớn hàng dệt may và trong suốt những năm đầu thập kỷ 90, Nhật Bản luôn là nước thứ 3 thế giới về nhập khẩu hàng dệt may.
Nhật Bản là thị trường phi hạn ngạch, người tiêu dùng Nhật không quan tâm đến xuất xứ hàng hoá mà đặc biệt chú trọng chất lượng mẫu mã sản phẩm. Yêu cầu về chất lượng và mẫu mã của thị trường Nhật Bản đối với hàng dệt may nhập khẩu là rất cao. Chất lượng hàng dệt may Việt Nam trên thị trường Nhật Bản ở mức chấp nhận được, song để không bị loại bỏ khỏi thị trường khó tính như vậy và đạt kim ngạch xuất khẩu cao hơn thì ngành dệt may Việt Nam còn phải cố gắng hơn nữa về chất lượng.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

may của ta xuất vào thị trường Mỹ bao gồm các chủng loại như: sơ mi nam, quần âu, cà vặt, áo jacket, đồng thời giá trị xuất khẩu mặt hàng này tăng lên hàng năm.
Bảng 3: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ
(1996-2005)
Đơn vị: triệu USD
Năm
Kim ngạch
1996
9,1
1997
12
1998
26
1999
34
2000
49,5
2001
49
2002
976
2003
2480
2004
2700
Dự kiến 2005
2750
Nguồn: Hiệp hội Dệt may Việt Nam
Như vậy, giai đoạn 1996 - 2001, hàng dệt may Việt Nam xuất sang thị trường Mỹ chưa đáng kể. Nhưng đến năm 2002, với sự mở đường của hiệp định thương mại Việt Mỹ (BTA) hàng dệt may vào Mỹ đã tăng đột biến từ 49 triệu USD năm 2001 lên 976 triệu USD năm 2002. Và năm 2003, mặc dù bắt đầu bị áp đặt hạn ngạch nhưng kim ngạch xuất khẩu của ngành vẫn tăng đạt 2,48 tỷ USD về giá trị và tăng 131,07% về lượng so với năm 2002 và trở thành thị trường cung cấp hàng dệt may lớn thứ bảy vào thị trường Mỹ (tính theo kim ngạch).
Có thể thấy chỉ sau 2 năm Hiệp định thương mại Việt - Mỹ đi vào thực hiện, xuất khẩu hàng hoá nói chung và hàng dệt may nói riêng của ta sang Mỹ tăng lên đáng kể. Hiện Mỹ là thị trường xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất của ta trong năm 2003 chiếm tới 54% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nước. Điều đáng chú ý là mặc dù bị Mỹ áp dụng hạn ngạch năm 2003, có lúc có nơi một số doanh nghiệp gặp khó khăn do bị thiếu hạn ngạch hay không có hạn ngạch để sản xuất nhưng cuối cùng chúng ta cũng đã vượt qua được khó khăn này và để đạt được kết quả trên là một cố gắng rất lớn.
Năm 2004, thị phần hàng dệt may Việt Nam vẫn tăng đáng kể, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu lớn thứ năm vào Mỹ về quần áo, chiếm khoảng 4,2% tổng trị giá nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng 11/2004. Và chỉ trong 10 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của ta vào Mỹ đã đạt 2,106 tỷ USD, tăng 22,16% so với cùng kì năm 2003. Trong đó Cat 338/339 (áo sơ mi nam nữ dệt kim chất liệu bông) đạt gần 586 triệu USD, tiếp đến là Cat 347/348 (quần nam nữ chất liệu bông) đạt gần 406 triệu USD.
Đây là dấu hiệu đáng mừng, là cơ sở để kì vọng vào một kết quả tốt hơn trong những năm sau. Mặc dù bắt đầu từ 1/1/2005 hạn ngạch dệt may được xoá bỏ hoàn toàn cho các nước thành viên WTO, trong khi xuất khẩu hàng dệt may của nước ta sang thị trường Mỹ vẫn chịu hạn ngạch. Đây là một thách thức lớn đối với xuất khẩu dệt may Việt Nam. Vì khi không còn hạn ngạch, mặt bằng giá nhập khẩu của hàng dệt may nói chung vào Mỹ có thể giảm tới 30%. Như vậy Việt Nam phải cạnh tranh khốc liệt với các nước bạn, đặc biệt là Trung Quốc.
Tuy nhiên, hiện nay với chất lượng may tốt, giao hàng đúng thời hạn, xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Mỹ đang thu hút được sự chú ý của các nhà nhập khẩu Mỹ. Theo Hiệp hội dệt may Việt Nam (VITAS), đơn giá xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ ngày càng cao, các khách hàng lớn đã chọn Việt Nam là khách hàng chiến lược. Ta hoàn toàn có thể dự tính kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này sang Mỹ trong năm 2005 sẽ là 2,7 - 2,75 tỷ USD tương đương năm 2004.
b) Thị trường EU:
Bên cạnh thị trường Mỹ, trong năm 2004, xuất khẩu hàng dệt may của ta cũng đã duy trì tốt được thị trường truyền thống quan trọng là EU. Đây cũng là một trong những thị trường xuất khẩu hàng dệt may lớn và quan trọng của ta. Một hai năm trở lại đây, do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan xuất khẩu hàng dệt may nước ta sang thị trường này có chiều hướng giảm sút. Năm 2002 kim ngạch xuất khẩu đạt gần 552 tiệu USD, giảm 9,16% so với năm 2001. Còn năm 2003, kim ngạch xuất khẩu đạt 542 triệu USD, giảm 1,76% so với năm 2002.
Bảng 4: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường EU
(1996-2003)
Đơn vị: Triệu USD
Năm
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
Kim ngạch
225
410
521
555
609
599
552
542
Nguồn: Hiệp hội dệt may Việt Nam
Ta thấy, kim ngạch xuất khẩu vào thị trường EU của ngành bắt đầu giảm từ năm 2001. Nguyên nhân có thể là do EU điều chỉnh hạn ngạch, kinh tế các nước khu vực bị rơi vào khủng hoảng, đồng Euro mất giá, hàng dệt may của ta phải cạnh tranh hết sức gay gắt với hàng của Trung Quốc, ấn Độ, Pakistan,….sau khi EU bãi bỏ hạn ngạch đối với một số mặt hàng nhập khẩu từ các nước này.
So sánh với truớc đây, giai đoạn năm 1996 - 1997, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng dệt may đạt hơn 23% sau khi Việt Nam ký kết Hiệp định hàng dệt may với EU (năm 1992). Giai đoạn 1998 - 2000, hạn ngạch đã tăng thêm 40% so với giai đoạn trước và thoả thuận sơ bộ cho giai đoạn 2003 - 2005 có mức tăng từ 50% - 70% tuỳ theo nhóm hàng.
Về thị trường, trong khi xuất khẩu sang một số thị trường chủ chốt như Đức, Anh liên tục giảm thì xuất khẩu sang một số thị trường như Pháp, Hà Lan bắt đầu có dấu hiệu phục hồi trở lại. Đáng chú ý, xuất khẩu sang Italia, Bỉ, Thụy Điển đạt mức tăng trưởng rất cao.
Bảng 5: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang các nước thuộc EU năm 2003.
STT
Tên nước
Trị giá xuất khẩu (USD)
So với năm 2002 (%)
1
Đức
183.440.946
-10,23
2
Anh
73.489.359
-2,36
3
Pháp
73.111.604
4,15
4
Tây Ban Nha
51.486.369
6,62
5
Hà Lan
47.015.476
2,46
6
Italia
44.220.226
4.95
7
Bỉ
32.850.547
17.91
8
Thụy Điển
12.935,141
22,64
9
Đan Mạch
9.468.370
-14,72
10
áo
4.687.163
26,73
11
Hy Lạp
4.251.624
-20,71
12
Phần Lan
2.400.448
-2,70
13
Ai Len
1.931.149
-49,73
14
Bồ Đào Nha
923.232
-1,09
Nguồn: Bộ Thương mại
Hiện nay xuất khẩu hàng dệt may của ta sang EU đang tương đối thuận lợi nhờ EU mới tăng hạn ngạch, kinh tế EU bắt đầu phục hồi và tăng trưởng khá vững chắc trở lại, đồng Euro tăng giá mạnh so với USD. Trong năm 2003, đồng Euro đã tăng giá tới 27%, còn trong năm 2004 đồng Euro vẫn duy trì ở mức cao và tăng lên mức 1,3 - 1,5 USD/Euro. Theo Ngân hàng thế giới (WB), tăng trưởng GDP của khu vực các nước sử dụng đồng Euro trong năm 2003 là 0,7%, còn trong năm 2004 đạt 1,7%, mức cao nhất kể từ năm 2001 đến nay.
Đặc biệt kể từ ngày 1/5/2004, EU kết nạp thêm 10 nước thành viên mới (Ba Lan, Hungary, Cộng hoà séc, Cộng hoà Slovakia, Latvia, Litva, Estonia, Sip, Malta, Slovenia) với quy mô dân số hơn 451 triệu người, GDP-25 (theo PPP) năm 2001 là 9.902 tỷ USD, cao hơn Mỹ 9.792 tỷ USD cũng hứa hẹn một sức mua lớn đầy tiềm năng cho hàng hoá xuất khẩu của ta nói chung và hàng dệt may nói riêng.
Tuy nhiên, thách thức đối với xuất khẩu hàng dệt may sang EU sau năm 2005 là rất lớn do được xoá bỏ hạn ngạch, cạnh tranh sẽ rất gay gắt. Cho nên, ngay từ bây giờ các doanh nghiệp cần tận dụng tối đa những thuận lợi trên để khẳng định chỗ đứng vững chắc cho sản phẩm dệt may xuất khẩu của mình tại thị trường EU.
c. Thị trường Nhật Bản:
Nhật Bản là thị trường có khả năng tiêu thụ rất lớn về hàng may mặc. Hàng năm Nhât nhập một khối lượng lớn hàng dệt may và trong suốt những năm đầu thập kỷ 90, Nhật Bản luôn là nước thứ 3 thế giới về nhập khẩu hàng dệt may.
Nhật Bản là thị trường phi hạn ngạch, người tiêu dùng Nhật không quan tâm đến xuất xứ hàng hoá mà đặc biệt chú trọng chất lượng mẫu mã sản phẩm. Yêu cầu về chất lượng và mẫu mã c
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status