Chất lượng giáo dục Đại học hiện tại ở Việt Nam: Thực trạng và những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục Đại học - pdf 19

Download miễn phí Đề án Chất lượng giáo dục Đại học hiện tại ở Việt Nam: Thực trạng và những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục Đại học



Mục lục
A-Lời mở đầu 2
B- Nội dung chính 3
I) Chất lượng giáo dục Đại học, các tiêu chuẩn đánh giá và vai trò của giáo dục Đại học 3
1.Chất lượng giáo dục Đại học 3
2.Các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục Đại học 3
3. Vai trò 4
II) Thực trạng của chất lượng giáo dục Đại học ở Việt Nam 4
1. Những thành tựu đạt được 4
2. Những tồn tại của chất lượng giáo dục Đại học và nguyên nhân 5
4.Việc áp dụng HTQLCL ISO 9001:2000 đối với các trường Đại học 14
4.1. Sự cần thiết và vai trò của hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 đối với các trường Đại học 14
4.2.Một số vấn đề cần lưu ý khi xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 : 15
4.3.Các bước xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 16
III) Mục tiêu và các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục Đại học 17
1.Mục tiêu 17
2. Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đại học 18
C-Kết luận 24

.Có quá nhiều môn học( hơn 200 đơn vị học trình). Trong khi đó, thông thường các trường Đại học trên thế giới chỉ yêu cầu sinh viên tiếp thu khoảng 120 tín chỉ mà thôi.Có quá nhiều môn học bắt buộc và ít môn tự chọn. Nội dung của các môn học và chương trình đào tạo chưa được cập nhật. Chưa sát nhập với thực tế. Nhiều môn thậm chí còn không liên quan tới ngành học. Chương trình đào tạo lại mang tính duy nhất làm cho sinh viên không thể chuyển sang ngành khác sau khi đã đăng ký học một chương trình đào tạo. Tức là thiếu đi sự linh hoạt trong việc chuyển đổi giữa các ngành đào tạo. Các môn học và chương trình đào tạo không xây dựng dựa trên những kết quả học tập mong đợi của sinh viên.Sự bất cập về chương trình đã khiến những sinh viên Việt Nam khi ra trường vừa ‘bội thực’ về kiến thức nhưng ‘thiếu vẫn hoàn thiếu’ các kỹ năng thông thường về nghề nghiệp đó là các kỹ năng như: Kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề, giao tiếp và viết bằng tiếng Anh, quản lý dự án, tư duy phê phán…
Trong những nghiên cứu thực tế những năm gần đây, của nhiều nhà nghiên cứu và trong thực tế sử dụng sinh viên tốt nghiệp các trường Đại hoc, cao đẳng mới tốt nghiệp ra trường cho thấy những bức xúc về vấn đề chất lượng đào tạo. Hàng năm chúng ta cho ra trường với số lượng không nhỏ sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng. Tuy nhiên số sinh viên được bố trí công ăn việc làm đúng chuyên ngành đào tạo lại không nhiều. Rất nhiều người làm việc không dùng đến bằng cấp được đào tạo. Mặc dù có rất nhiều hội chợ việc làm cho sinh viên, thanh niên dược tổ chức nhưng người lao động vẫn không tìm kiếm được việc làm vì không đáp ứng được yêu cầu chất lượng công việc của những nhà sử dụng.
Đó là hậu quả của chương trình đào tạo của chúng ta, kể cả chương trình khung do Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành.
Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và đội ngũ giảng viên
Đây là vấn đề nhức nhối và đáng quan tâm.Đội ngũ giảng viên thiếu cả về số lượng lẫn chất lượng. Giảng viên chưa cập nhật kiến thức chuyên ngành liên quan đến chương trình đào tạo, nội dung môn học, phương pháp giảng dạy và nghiên cứu . Giảng viên dạy quá nhiều nhưng lương thấp phải làm thêm thiếu thời gian để nâng cao phương pháp giảng dạy cập nhật nôi dung môn học, và thiếu cả thời gian tiếp xúc sinh viên nghiên cứu. Cơ chế thưởng chủ yếu dựa trên thời lượng bài giảng dạy và thâm niên công tác, chưa thực sự khuyến khích giảng viên thực hiên nghiên cứu. Thực tế theo các chuyên gia thì giảng viên Việt Nam phải thực hiện giảng dạy quá nhiều thời gian, khoảng trên 20 giờ một tuần nhưng lương thấp. Thêm vào đó, không có khen thưởng để khuyến khích họ cải tiến phương pháp giảng dạy. Rất ít giảng viên gặp gỡ sinh viên ngoài phạm vi lớp học. Ngoài ra phần việc tuyển giảng viên từ những sinh viên tốt nghiệp của chính trường mình( rất phổ biến ở nhiều trường Đại học của Việt Nam hiện nay) lại đang cản trở môi trường nghiên cứu năng động.
Như vậy, đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và đội ngũ giảng viên không đáp ứng được công cuộc đổi mới. Ai cũng biết nhân tố con người quyết định tất cả, nhưng nhân tố con ngưòi trong trường đại học chưa được xem xét đúng mức từ những năm cuối của thập kỉ 80 của thế kỉ trước trở về đây. Thời gian gần đây trong các trường Đại học (kể cả các trường có bề dày truyền thống ) hiện tượng hẫng hụt và thiếu các giảng viên là điều dễ thấy, nhất là đội ngũ giảng viên có chất lượng cao thiếu nghiêm trọng. Lý do chính là thiếu quan tâm đầu tư . Trước những năm 80 của thế kỉ trước việc chọn người gửi đi đào tạo tại các nước Xã hội chủ nghĩa rất được coi trọng kết quả là chúng ta có đội ngũ giảng viên làm lòng cốt cho việc đào tạo đại học và sau đại học cho đến ngày nay. Tuy nhiên từ khi bước vào thời kì đổi mới đặc biệt từ năm 1991 ( lúc Liên Xô va Đông Âu sụp đổ) quan hệ giao lưu Quốc tế thay đổi lớn đội ngũ nhân viên, giảng viên đào tạo trước đây tỏ ra bất cập, vì phần lớn không có điều kiện tiếp xúc các môi trường đại học Âu -Mỹ. Đội ngũ này không được trang bị lại ngoại ngữ một cách nghiêm túc, không được trang bị them kiến thức và không có mối quan hệ hợp tác trong nghiên cứu khoa học. Rõ ràng giáo viên ít có điều kiện tiếp xúc với trình độ phương Tây. Do vậy học tro do họ đào tạo ra vì thế không theo kịp trình độ của thời đại. Đội ngũ giảng viên hiện nay phần lớn được đào tạo trong nước nhược điểm lớn của họ là không thông thạo ngoại ngữ ít vôn liếng văn hoá của các nước Phương Tây và ít có mối quan hệ với các trường Đại học các viện nghiên cứu Âu -Mỹ. Nếu đội ngũ này không được nâng cấp thì sự hẫng hụt và thiếu giảng viên có chất lượng là điều khó tránh khỏi.
Giảng dạy và học tập ở bậc Đại học
Phương pháp giảng dạy kém hiệu quả: diễn thuyết, thuyết trình, ghi nhớ một cách máy móc, giao ít bài tập về nhà, ít có sự tương tác giữa sinh viên và giảng viên. Sinh viên học quá nhiều trên lớp mỗi ngày và quá nhiều môn trong một học kỳ, không có thời gian để lĩnh hội tài liệu, và học tập tự nghiên cứu Thiếu chú trọng đến phát triển các kỹ năng thông thường và nghề nghiệp. Thiếu trang thiết bị học tập. Về vấn đề này chúng ta sẽ tìm hiểu ở một số các khía cạnh sau:
Thứ nhất: Phương pháp giảng dạy lạc hậu
Quá lâu trong tuyệt đại đa số các trường Đại học của chúng ta vẫn sử dụng phương pháp giảng dạy theo phương pháp truyền thống là thuyết trình, đây là kiểu truyền đạt thụ một chiều. Việc dạy học hiện nay vẫn là viết lên bảng, dùng phấn trắng. Sinh viên chỉ biết nghe tiếp thu, ghi chép, thiếu suy nghĩ, thiếu động não, sáng tạo.Đến các kỳ thi( kể cả hết môn học, hết học phần hay cuối khoá) là học thuộc lòng. Thậm chí nhiều năm qua, đã có câu ca trong dân gian về phương pháp giảng dạy không hợp thời này “ thầy đọc, trò ghi, đi thi mở sách”. Phương pháp giảng dạy này thực sự ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo. Giảng viên lười nghiên cứu mà chỉ cần đọc các giáo trình và lên diễn thuyết, sinh viên thụ động và chỉ biết nghe lời thầy. Điều này xem ra không khác gì phổ thông cấp 4 chứ không hẳn là sinh viên Đại học.
Thứ hai: Việc học tập của sinh viên
Việc học của sinh viên quá nhấn mạnh vào ghi nhớ kiến thức theo kiểu học thuộc lòng mà không nhấn mạnh đến học khái niệm hay học ở cấp độ cao( như phân tích và tổng hợp). Sinh viên học thụ động như ghi chép và nhớ lại những thông tin đã học thuộc khi làm bài thi. Trình độ của sinh viên khi nghe giảng còn quá thấpđể tiếp thu bài giảng. Điều này ngược với các trường Đại học ở những nước phát triển nơi mà các chuyên đề nghiên cứu, các hội thảo chuyên ngành và các bài giảng trình bày bởi những người không thuộc trường luôn được sự hưởng ứng mạnh mẽ của các giảng viên của khoa. Phần lớn các sinh viên Việt Nam kh...


ft5Cu0P6F26aUj5
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status