Cơ hội và thách thức đối với nguồn nhân lực Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và những định hướng cho công tác đào tạo - pdf 19

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN I. MỨC ĐỘ CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 2
I. Khái niệm về Nguồn nhân lực (NNL). 2
II. Tình hình hội nhập kinh tế thế giới. 3
III. Tính tất yếu khách quan cần: đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở nước ta trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. 4
PHẦN II. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI NGUỒN NHÂN LỰC VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY. 6
I. Thực trạng về nguồn nhân lực 7
1. Đặc điểm về số lượng và cơ cấu nguồn nhân lực. 7
2. Về chất lượng lao động. 10
2.1. Trình độ văn hóa của lực lượng lao động ( LLLĐ). 10
2.2. Trình độ chuyên môn kĩ thuật (CMKT) của LLLĐ. 11
II. Cơ hội và thách thức đối với nguồn nhân lực của Việt Nam trong tình hình hội nhập kinh tế. 13
1. Cơ hội. 13
2. Thách thức. 15
3. Kết luận chung. 17
PHẦN III. ĐỊNH HƯỚNG CHO CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CỦA NƯỚC TA HIỆN NAY. 18
I. Thực trạng về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của nước ta trong giai đoạn hiện nay. 18
1. Đào tạo trung học chuyên nghiệp (THCN), cao đẳng, đại học và trên đại học. 18
1.1. Thuận lợi. 18
1.2. Khó khăn. 20
2. Đào tạo nghề. 22
2.1 Quy mô đào tạo nghề. 22
2.2 Chất lượng đào tạo nghề. 27
3. Đào tạo trong doanh nghiệp 29
II. Những giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở nước ta trong tiến trình hội nhập 31
1. Hoàn thiện đổi mới toàn diện hệ thống giáo dục đào tạo. 31
1.1. Xây dựng cơ sở giáo dục đào tạo chất lượng cao. 33
1.2. Cải cách nội dung, phương pháp giáo dục đào tạo. 34
1.3. Các giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên. 34
1.4. Các giải pháp về thu hút học sinh, sinh viên tham gia học tập. 35
1.5. Giải pháp về hoạt động nghiên cứu khoa học trong các trường đào tạo chuyên môn kỹ thuật. 35
1.6. Phát triển quan hệ quốc tế trong giáo dục đào tạo. 36
2. Đào tạo chuyên môn kĩ thụât gắn với việc làm. 37
2.1. Đào tạo lao động chuyên môn kỹ thuật gắn với việc làm 37
2.2. Phối kết hợp đồng bộ các giải pháp của Nhà nước, doanh nghiệp, cá nhân người lao động trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. 39
2.2.1. Nhà nước. 39
2.2.2 Trong các doanh nghịêp. 40
2.2.3. Đối với cá nhân người lao động. 44
KẾT LUẬN 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO 46
Lời mở đầu
Trong bất kỳ giai đoạn nào, sức mạnh của mỗi quốc gia có được đều là sự tổng hợp sức mạnh của nhiều nguồn lực trong quốc gia đó, mà yếu tố quan trọng hàng đầu là sức mạnh con người. Đối với Việt Nam, thực tế lịch sử đã chứng minh vai trò hết sức quan trọng của con người đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội. Chính sức mạnh đó đã giúp nhân dân giành thắng lợi trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, giúp con người vượt lên sự khắc nghiệt của thiên tai, bệnh tật. Trong quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới thì sức mạnh con người là nhân tố hàng đầu của sự phát triển. Tự do hoá thương mại đem lại cho Việt Nam nhiều cơ hội để phát triển nhưng cũng đặt ra nhiều thử thách buộc chúng ta phải có sự nỗ lực cố gắng nâng cao trình độ nhận thức và trình độ kỹ thuật chuyên môn cho người lao động. Do đó phải thường xuyên chăm lo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm đáp ứng được nhu cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ hội nhập.
Cùng với sự phát triển của kinh tế theo xu hướng hội nhập toàn cầu, Việt Nam đang ra sức thực hiện để hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH). Song song với việc chăm lo cải thiện mức sống dân cư, nâng cao thể chất của người dân nói chung và của người lao động nói riêng, chúng ta phải đầu tư cho giáo dục, đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Chiến lược phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam đã nêu các mục tiêu cơ bản là: Nâng cao chất lượng toàn diện con người Việt Nam về chính trị, đạo đức, ý chí, tri thức, tay nghề, sức khoẻ, thể lực. Sử dụng có hiệu quả đội ngũ lao động hiện có, đặc biệt là lao động đã qua đào tạo. Nâng cao tỷ lệ lao động đã qua đào tạo lên gấp 2 lần hiện nay. Hình thành đội ngũ lao động có chất lượng cao, có cơ cấu trình độ đáp ứng yêu cầu trong từng bước đi của kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội trong thời kỳ 2001-2010, chuẩn bị tiền đề về nhân lực cho giai đoạn tiếp theo.
Để nghiên cứu về thực trang nguồn nhân lực, tình trạng đào tạo và phất triển nguồn nhân lực Việt Nam trong giai đoạn hiện nay cũng như đưa ra một vài giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, chúng tui thực hiện nghiên cứu đề tài : “Cơ hội và thách thức đối với nguồn nhân lực Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và những định hướng cho công tác đào tạo”

Phần I: Mức độ cấp thiết của đề tài

I. KháI niệm về Nguồn nhân lực (NNL).
Bất cứ một tổ chức nào muốn tồn tại và phát triển cũng cần có quá trình lao động.
Lao động là sự tác động của con người vào đối tượng tự nhiên của môi trường xung quanh con người để biến đổi nó theo ý muốn (có thể là lao động chân tay hay lao động trí óc).
Quá trình lao động là những hoạt động lao động liên tục diễn ra theo một quá trình của con người tác động vào đối tượng lao động, biến nó theo ý muốn. Như vậy có thể nói con người là điều kiện thiết yếu để tồn tại của một tổ chức. Dù đó là tổ chức gì (công ty, bệnh viện, trường học, cơ quan quản lý nhà nước…) thì cũng cần có con người hay nguồn nhân lực.
Nguồn nhân lực của một tổ chức bao gồm tất cả những người lao động làm việc trong tổ chức đó. Nhân lực được hiểu là nguồn lực của mỗi con người mà nguồn lực này gồm có thể lực và trí lực.
- Thể lực chỉ sức khoẻ của thân thể, nó phụ thuộc vào sức vóc, tình trạng sức khoẻ của từng người, mức sống, thu nhập, chế độ ăn uống, chế độ làm việc và nghỉ ngơi, chế độ y tế. Thể lực của con người còn phụ thuộc vào tuổi tác, thời gian công tác, giới tính…
- Trí lực chỉ sức suy nghĩ, sự hiểu biết, sự tiếp thu kiến thức, tài năng, năng khiếu cũng như quan điểm, lòng tin, nhân cách…của từng người. Trong sản xuất kinh doanh hiện nay các tiềm năng về trí lực con người đang được khai thác một cách mạnh mẽ và đây là một kho tàng còn nhiều bí ẩn của mỗi con người.


II. Tình hình hội nhập kinh tế thế giới.
Hiện nay trên thế giới đang diễn ra quá trình toàn cầu hoá, khu vực hoá và quốc tế hóa một cách nhanh chóng toàn diện dưới sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ. Các quá trình đó dẫn đến xu thế hội nhập kinh tế của các nước trên thế giới.
Đối với các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam thì hội nhập kinh tế quốc tế là con đường tốt nhất để rút nhắn tụt hậu so với các nước khác và có điểu kiện phát huy tối ưu hơn những lợi thế so sánh của mình trong phân công lao động và hợp tác quốc tế. Hội nhập kinh tế sẽ giúp chúng ta thu nhận tri thức, khoa học công nghệ tiên tiến của thế giới, tạo sức ép để các doanh nghiệp trong nước nâng cao khả năng cạnh tranh của mình, mở rộng thị trường ra nước ngoài góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển thúc đẩy kinh tế phát triển, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Nước ta đã đưa vào và đang triển khai mạnh mẽ công cuộc hội nhập với khu vực và quốc tế. Đến nay, Việt Nam đã trở thành thành viên tích cực của ASEAN, tham gia ngày càng sâu rộng vào các định chế kinh tế, tài chính thương mại của ASEAN: khu vực mậu dịch tự do ASEAN(AFTA), khu vực tự do ASEAN (AIA), là thành viên của diễn đàn hợp tác á-Âu (ASEM), diễn đàn hợp tác kinh tế châu á Thái Bình Dương (APEC), có quan hệ chặt chẽ với quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB),...Sau 11 năm kiên trì đàm phán, cuối cùng Việt Nam cũng đã được kết nạp làm thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO vào ngày 7-11-2006. Việc Việt Nam gia nhập WTO là một sự kiện lớn, đánh dấu một bước tiến mới về hội nhập quốc tế của nền kinh tế nước nhà. Thành tựu này sẽ mang đến cho nước ta rất nhiều cơ hội nhưng cũng không ít khó khăn và thách thức trên nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực lao động và việc làm. Vấn đề lao động lúc này có ý nghĩa quyết định trong sự đi lên của quốc gia.
III. Tính tất yếu khách quan cần: đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở nước ta trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.


w69ZY4Dxo581Ju8
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status