Nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm tôm Việt Nam xuất khẩu trong quá trình hội nhập - pdf 19

Download miễn phí Khóa luận Nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm tôm Việt Nam xuất khẩu trong quá trình hội nhập



MỤC LỤC
 
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I 3
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ VÀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA MẶT HÀNG TÔM VIỆT NAM XUẤT KHẨU 3
I. Những vấn đề lý luận chung về hội nhập kinh tế quốc tế 3
1. Quan niệm về hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam 3
2. Mục tiêu, nguyên tắc và phương châm hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam 5
2.1. Mục tiêu hội nhập kinh tế quốc tế 5
2.2. Nguyên tắc cơ bản của hội nhập kinh tế quốc tế 5
2.3. Phương châm hội nhập 5
II. Cơ hội và thách thức khi Việt Nam tham gia hội nhập kinh tế quốc tế 6
1. Những cơ hội phát triển cho Việt Nam 6
2. Những thách thức đối với Việt Nam 7
III. Những vấn đề về hội nhập kinh tế quốc tế đối với mặt hàng tôm Việt Nam 9
1. Hội nhập kinh tế quốc tế đối với hàng thủy sản Việt Nam nói chung 9
2. Hội nhập kinh tế quốc tế đối với mặt hàng tôm Việt Nam 11
IV. Những vấn đề cơ bản về khả năng cạnh tranh 12
1. Khái niệm về khả năng cạnh tranh và khả năng cạnh tranh của hàng thủy sản Việt Nam 12
1.1. Khái niệm 12
1.2. Các tiêu chí của khả năng cạnh tranh 13
1.3. Năng lực cạnh tranh của hàng thuỷ sản Việt Nam 16
2. Những lợi thế so sánh của mặt hàng tôm Việt Nam khi hội nhập kinh tế quốc tế 17
2.1. Về điều kiện tự nhiên và khí hậu 17
2.2. Về nguồn lợi tôm tự nhiên 17
2.3. Về nguồn lao động 18
2.4. Về đội tàu khai thác, đánh bắt 19
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của mặt hàng tôm xuất khẩu 19
3.1. Các nhân tố bên trong 19
3.2. Các nhân tố bên ngoài 20
CHƯƠNG II 21
TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG TÔM THẾ GIỚI VÀ THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA MẶT HÀNG TÔM VIỆT NAM XUẤT KHẨU 21
1. Tổng quan về thị trường tôm thế giới 21
1. Khái quát chung 21
2. Sản xuất tôm của thế giới 22
2.1. Sản lượng tôm khai thác 22
2.2. Sản lượng tôm nuôi 23
2.2.1. Thái Lan 24
2.2.2. Trung Quốc 24
2.2.3. Inđônêxia 24
2.2.4. Ấn Độ 25
3. Xuất khẩu tôm của thế giới 25
4. Nhập khẩu tôm của thế giới 28
5. Giá tôm thế giới 29
6. Xu hướng thị trường tôm thế giới 30
6.1. Về sản lượng 30
6.2. Về nhu cầu tôm của thị trường thế giới 30
6.3. Về giá cả 31
II. Thực trạng khai thác, nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu mặt hàng tôm Việt Nam 32
1. Tình hình khai thác, nuôi trồng và chế biến tôm ở Việt Nam hiện nay 32
1.1. Tình hình khai thác tôm tự nhiên 32
1.2. Tình hình nuôi trồng tôm nước mặn và nước ngọt tại Việt Nam 33
1.2.1. Về diện tích và sản lượng tôm nuôi 34
1.2.2. Về năng suất 36
1.2.3. Về con giống 36
1.2.4. Về dịch bệnh 38
1.3. Tình hình chế biến tôm của Việt Nam 39
2. Tình hình xuất khẩu tôm 41
2.1. Phân tích quy mô và tốc độ xuất khẩu tôm giai đoạn 1998-2003 41
2.1.1. Phân tích kim ngạch xuất khẩu 41
2.1.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam 43
2.2. Cơ cấu sản phẩm tôm xuất khẩu 46
2.3. Cơ cấu thị trường xuất khẩu 48
2.3.1. Cơ cấu thị trường 48
2.3.2. Các mối quan hệ thị trường chủ thị trường 50
III. Đánh giá khả năng cạnh tranh của mặt hàng tôm Việt Nam xuất khẩu 62
1. Đánh giá khả năng cạnh tranh của mặt hàng tôm Việt Nam xuất khẩu theo các nhóm nhân tố ảnh hưởng chủ yếu 62
1.1. Về chất lượng và công tác quản lý chất lượng 62
1.1.1. Đánh giá chất lượng mặt hàng tôm Việt Nam xuất khẩu 62
1.1.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tôm xuất khẩu 65
1.2. Về giá thành sản phẩm 67
1.2.1. Giá thành 67
1.2.2. Giá cả 69
1.3. Về công tác thị trường và các hoạt động xúc tiến thương mại 69
1.3.1. Về công tác nghiên cứu thị trường 69
1.3.2. Về marketing hỗn hợp 70
1.3.3. Về các công tác hỗ trợ cho xúc tiến thương mại 73
2. Đánh giá chung 74
CHƯƠNG III 76
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA MẶT HÀNG TÔM VIỆT NAM XUẤT KHẨU 76
I. Quan điểm và định hướng đối với việc khai thác, nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu mặt hàng tôm 76
1. Định hướng và mục tiêu phát triển đối với mặt hàng thủy sản nói chung 76
2. Định hướng và mục tiêu phát triển đối với mặt hàng tôm xuất khẩu 78
2.1. Mục tiêu đặt ra đối với xuất khẩu tôm đến năm 2005 như sau 78
2.2. Phương hướng mở rộng sản xuất nguyên liệu 78
2.2.1. Về khai thác 78
2.2.2. Về nuôi trồng 79
2.2.3. Về nhập khẩu nguyên liệu 79
2.3. Phương hướng đẩy mạnh chế biến 80
2.4. Phương hướng phát triển sản phẩm và thị trường 80
II. Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của mặt hàng tôm Việt Nam xuất khẩu 80
1. Nhóm giải pháp vĩ mô 80
1.1. Chính sách quản lý và cơ chế 80
1.2. Giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia 83
1.3. Chính sách tài chính, hỗ trợ tín dụng 84
1.3.1. Chính sách thuế 84
1.3.2. Chính sách tỷ giá 84
1.3.3. Chính sách tín dụng, trợ cấp 85
2. Nhóm giải pháp về phía ngành thủy sản đối với mặt hàng tôm 85
2.1. Nhóm giải pháp tạo nguồn nguyên liệu 85
2.1.1. Trong khai thác tôm 86
2.1.2. Trong nuôi trồng 87
2.1.3. Trong nhập khẩu nguyên liệu tôm 91
2.2. Tăng cường hợp tác kinh tế – kỹ thuật với nước ngoài 91
2.3. Thu hút đầu tư trong nước và ngoài nước 92
2.4. Tăng cường công tác quản lý chất lượng 93
2.5. Xây dựng Trung tâm giao dịch và thành lập Quỹ Bảo hiểm tôm 94
2.5.1. Xây dựng Trung tâm giao dịch 94
2.5.2. Xây dựng đội ngũ thương nhân 94
2.5.3. Thành lập các Quỹ Bảo hiểm cho tôm 95
2.6. Xây dựng thương hiệu cho mặt hàng tôm Việt Nam 95
2.7. Chính sách nguồn nhân lực trên phạm vi cả nước 97
3. Nhóm giải pháp vi mô (về phía các doanh nghiệp) 98
3.1. Nhập nguyên liệu đầu vào cho chế biến 98
3.2. Thu mua nguyên liệu đầu vào cho xuất khẩu 99
3.3. Nâng cao năng lực, công nghệ chế biến 100
3.4. Cải thiện chất lượng tôm xuất khẩu 101
3.5. Đa dạng hoá cơ cấu sản phẩm tôm xuất khẩu 101
3.6. Củng cố và mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu 102
3.7. Tăng cường công tác xúc tiến thương mại 103
3.8. Đào tạo nguồn nhân lực trong phạm vi doanh nghiệp 103
KẾT LUẬN 105
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 107
MỤC LỤC 109
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ên các thị trường đặc biệt khó tính về chất lượng sản phẩm như Mỹ, EU,…
Thứ hai, cơ cấu thị trường xuất khẩu tôm tuy được mở rộng song vẫn tập trung vào những thị trường chính. Ví dụ như kim ngạch xuất khẩu tôm vào thị trường Nhật Bản đã tăng nhanh trong những năm gần đây. Nếu như năm 2000, Việt Nam mới chỉ xuất khẩu tôm vào Nhật đạt giá trị 291 triệu USD thì đến năm 2002, con số này đã tăng lên gần 20% (đạt 347,392 triệu USD năm 2002). Đây là những dấu hiệu khả quan cho tiềm năng xuất khẩu tôm của nước ta.
Các thị trường nhập khẩu chính của tôm Việt Nam là Mỹ, Nhật Bản, EU sẽ lần lượt được phân tích dưới đây để mô tả các mảng chính trong bức tranh xuất khẩu tôm của Việt Nam trong giai đoạn gần đây.
Các mối quan hệ thị trường chủ thị trường
Thị trường Nhật Bản
Nhật Bản là thị trường tôm lớn nhất thế giới cho tới năm 1996, trước khi Mỹ chiếm vị trí này vào năm 1997. Tôm nhập khẩu chiếm tới 98% nguồn cung cấp tôm cho thị trường Nhật. Khối lượng tôm nhập khẩu vào thị trường Nhật tăng nhanh trong suốt thập kỷ 80 và đầu thập kỷ 90; song từ năm 1994 trở đi đã có giảm đáng kể, một phần do nguồn cung cấp tôm của thế giới bị hạn chế bởi dịch bệnh ở các nước nuôi tôm, một phần là người Nhật ngày càng quan tâm khắt khe tới vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm cũng như những lý do kinh tế khác (đồng Yên giảm giá so với đồng đôla nên kinh tế Nhật có chiều hướng suy thoái và gặp khó khăn, người dân phải thắt chặt chi tiêu, đặc biệt là đối với những mặt hàng cao cấp như tôm). Cạnh tranh giữa các nhà xuất khẩu tôm sang thị trường Nhật rất gay gắt. Có 5 nước xuất khẩu tôm lớn vào Nhật là Inđônêxia, ấn Độ, Việt Nam, Thái Lan và Trung Quốc song không có nước nào chiếm ưu thế tuyệt đối về xuất khẩu tôm vào thị trường này. Có thể nói, tính đến thời điểm hiện tại, nhu cầu tôm đông lạnh của Nhật Bản tương đối ổn định, trong khi xuất khẩu tôm của Việt Nam sang Nhật lại liên tục tăng lên. Đây là một thực tế đáng mừng trong khi các thị trường nhập khẩu tôm của Việt Nam đang ở vào tình trạng bão hoà. Chúng ta có thể nhận thấy qua biểu đồ dưới đây, tôm đông lạnh của Việt Nam xuất khẩu sang Nhật luôn chiếm tỉ trọng lớn cả về khối lượng và kim ngạch.
Biểu đồ 6: Cơ cấu mặt hàng thuỷ, hải sản của Việt Nam xuất khẩu tới Nhật Bản năm 2002 (tỷ trọng tính theo khối lượng)
Nguồn: Tạp chí thương mại thủy sản số tháng 2/2003
Thông tin thương mại – Bộ thương mại số ngày 24/02/2003
Trước đây, Nhật Bản có một thời gian dài là thị trường nhập khẩu tôm đông lạnh lớn nhất của Việt Nam. Trong giai đoạn từ năm 1998-2002, xuất khẩu tôm của Việt Nam sang Nhật tăng cả về khối lượng và giá trị. Nếu như năm 1998, Việt Nam mới chỉ xuất khẩu gần 27.000 tấn tôm đông lạnh sang Nhật thì đến hết năm 2002, khối lượng tôm xuất khẩu sang Nhật đã đạt hơn 49.000 tấn (tăng 84,49%). Trong năm 2002, Việt Nam đã vượt qua ấn Độ để trở thành nước cung cấp tôm lớn thứ hai cho thị trường Nhật Bản. Tới cuối năm 2002, tỷ trọng tôm của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu tôm của Nhật Bản đã đạt tới 16,68%, tăng so với mức 14,6% đạt được năm 2001, đồng thời không thua kém nhiều so với tỷ lệ 21,54% của Inđônêxia - nước xuất khẩu tôm lớn nhất vào Nhật hiện nay. Theo Bộ Thủy sản, xuất khẩu tôm sang Nhật tính đến hết tháng 11/2003 chiếm hơn 60% trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường này; đạt 288 triệu USD, tăng 8,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong năm nay, thị trường này rất ưa chuộng và tăng cường nhập khẩu sản phẩm tôm nobashi PTO của Việt Nam. Đến hết tháng 11/2003, lượng nhập khẩu mặt hàng này đã tăng 5% so với năm 2002[1] Theo Tạp chí Thương mại Thuỷ sản số tháng 12/2003
.
Bảng 8: Xuất khẩu tôm của Việt Nam sang Nhật Bản giai đoạn 1998-2002
Năm
Khối lượng (tấn)
Giá trị (triệu USD)
1998
26.697
215,260
1999
30.253
220,400
2000
31.206
292,763
2001
35.325
289,562
2002
49.252
347,392
Nguồn: Tạp chí thương mại thủy sản số tháng 2/2003
Thông tin thương mại – Bộ thương mại số ngày 24/02/2003
Thị trường tôm Nhật Bản chiếm 47,4% giá trị xuất khẩu tôm của Việt Nam (năm 1999 là 49%). Việt Nam hiện đứng hàng thứ 2 trong số các nước xuất khẩu tôm sang Nhật. Tuy nhiên, trong tương lai, Việt Nam cần chú trọng đến thị trường này nhiều hơn nữa để tăng cao cả về khối lượng và kim ngạch xuất khẩu.
Thị trường Nhật Bản rất ưa chuộng tôm đông lạnh của Việt Nam, nhất là loại tôm vỏ. Tuy nhiên, Việt Nam xuất khẩu tôm sang Nhật Bản, nói chung họ đều phải chế biến lại. Do đó, trong tương lai, chúng ta cần giảm lượng xuất khẩu tôm đông và thay vào đó là các mặt hàng giá trị gia tăng thì sẽ thu hút được nhiều đơn hàng hơn. Tôm luộc hiện đang và sẽ là mặt hàng mà khách hàng Nhật đang cần mua vào. Trong nước hiện nay chỉ có một số cơ sở chế biến tôm luộc. Việc đồng bộ chế biến mặt hàng này không phải là nước ta không có khả năng. Tôm sạch cũng là một loại hải sản mà Nhật Bản yêu cầu ở Việt Nam. Quy trình công nghệ tuy khó hơn mức bình thường, đòi hỏi tay nghề cao, song giá trị sản phẩm này lớn, lợi nhuận do đó sẽ nhiều. Với lối làm ăn như hiện nay, nhiều doanh nghiệp chế biến đang bỏ lỡ những cơ hội xuất khẩu tôm sạch sang Nhật. Trong thời gian gần đây, do chú trọng đa dạng hoá cơ cấu mặt hàng nên một số mặt hàng tôm cao cấp như nobashi, ebi fried của Việt Nam được Nhật đánh giá cao, mua với khối lượng lớn, giá tốt, ổn định trong suốt năm.
Cho đến nay, hầu hết các loại tôm mà Việt Nam xuất khẩu sang Nhật đều chế biến theo đơn đặt hàng của khách và có sự hướng dẫn sản xuất của chuyên gia người Nhật. Về mặt chất lượng tôm, Nhật Bản cũng tương đối tín nhiệm đối với Việt Nam. Công ty Kaneki, hội viên Hiệp hội thực phẩm đông lạnh Nhật Bản cho biết rằng, lượng tôm bóc nõn xuất khẩu từ Việt Nam sang Nhật đạt chất lượng tương đối cao. Tuy nhiên, nói tổng thể thì tôm Việt Nam xuất khẩu sang Nhật vẫn chưa được đánh giá cao và được người tiêu dùng Nhật Bản coi là sự lựa chọn số một. Tình trạng tôm xuất khẩu sang Nhật bị khách hàng phàn nàn về độ tươi còn nhiều. Việt Nam xuất khẩu sang Nhật chủ yếu là tôm vỏ. Do khâu xử lý nguyên liệu còn kém nên tôm (nhất là đầu tôm) dễ bị ươn, không còn tươi nữa. Nguyên nhân chủ yếu là do công nhân và cán bộ ở các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu chưa ý thức được tầm quan trọng của việc đánh giá chất lượng sản phẩm tôm.
Có một thực tế là giá tôm trung bình của Việt Nam tại thị trường Nhật còn thấp so với giá tôm của Thái Lan, Inđônêxia, thậm chí còn thấp hơn giá tôm trung bình của toàn thị trường Nhật Bản. Tính đến giữa năm 2003, giá tôm đông lạnh trung bình của Việt Nam xuất sang Nhật vào khoảng 995 Yên/kg; giá trung bình của tôm hùm đông lạnh là gần 2.400 Yên/kg. Sở dĩ giá bình quân của tôm Việt Nam không cao bằng các nước khác là do cỡ tôm của Việt Nam quá bé. Điều này gây ảnh hưởng tới giá cả của tôm Việt Nam.
Nhìn chung, khả năng tăng nhanh ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status