Thực trạng thanh toán bằng L/C tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung - pdf 19

Download miễn phí Chuyên đề Thực trạng thanh toán bằng L/C tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung



LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I 3
KHÁI QUÁT VỀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN 3
BẰNG L/C 3
I. Khái quát chung 3
1. Định nghĩa về tín dụng chứng từ (L/C) 3
2. Đặc điểm của thư tín dụng chứng từ (L/C) 3
3. Nội dung chủ yếu của thư tín dụng (L/C) 4
II. Thanh toán bằng L/C tại ngân hàng 6
1. Các loại L/C 6
2. Các bên tham gia và quan hệ pháp lý giữa các bên tham gia 7
3. Các loại rủi ro trong thanh toán quốc tế bằng L/C tại các ngân hàng 10
CHƯƠNG II 14
THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN 14
BẰNG L/C TẠI NGÂN HÀNG ĐT-PTVN 14
CHI NHÁNH QUANG TRUNG 14
I. Một vài nét về quá trình thành lập, phát triển và hoạt động của ngân hàng ĐT-PTVN và chi nhánh Quang Trung 14
1. Khái quát về quá trình hình thành và phát triển 14
2. Đặc điểm kinh doanh của Ngân hàng ĐT-PT Việt Nam 16
II. Thực trạng thanh toán bằng L/C tại chi nhánh Quang Trung 17
1. Quy trình nghiệp vụ thanh toán bằng L/C 17
NỘI DUNG QUY TRÌNH 17
2. Kết quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng ĐT-PTVN chi nhánh Quang Trung 31
3. Đánh giá chung 35
CHƯƠNG III 36
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN BẰNG L/C 36
TẠI NGÂN HÀNG ĐT-PTVN 36
I. Đối với ngân hàng ĐT-PTVN 36
1. Nâng cao trình độ nghiệp vụ của các thanh toán viên 36
2. Cải thiện và làm hợp lý hơn mô hình thanh toán hiện nay đặc biệt là về công nghệ ngân hàng 38
3. Thực hiện việc thanh tra, giám sát thường xuyên hoạt động thanh toán 39
II. Đối với các đối tác của ngân hàng đầu tư 40
1. Quản lý chặt chẽ từng giao dịch TTQT cụ thể 40
2. Tư vấn nghiệp vụ và pháp luật cho khách hàng 41
3. Chủ động tìm kiếm khách hàng, tìm hiểu các mặt mạnh, mặt yếu của doanh nghiệp 42
4. Xây dựng cơ sở khách hàng phù hợp đồng thời kết hợp với việc phân tích các đối thủ cạnh tranh 42
KẾT LUẬN 44
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

phép đòi lại từ người thụ hưởng. Hình thức chiết khấu miễn truy đòi tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn cho ngân hàng chiết khấu do vậy tỷ lệ chiết khấu thường nhỏ hơn hình thức chiết khấu có truy đòi. Để đảm bảo cao nhất khả năng đòi tiền từ ngân hàng phát hành, điều kiện tiên quyết là bộ chứng từ phải hoàn toàn phù hợp với quy định của L/C.
d. Vai trò là ngân hàng xác nhận
Có trách nhiệm cùng với ngân hàng phát hành cam kết thanh toán cho nhà xuất khẩu khi họ xuất trình bộ chứng từ phù hợp. Ngân hàng xác nhận xuất hiện khi người thụ hưởng của L/C không tin tưởng vào cam kết của ngân hàng phát hành thư tín dụng, nên đã yêu cầu một ngân hàng có uy tín và đáng tin cậy đối với mình xác nhận L/C nói trên. Ngân hàng xác nhận L/C cam kết với người thụ hưởng thư tín dụng về việc sẽ thanh toán cho họ khi họ xuất trình bộ chứng từ phù hợp với L/C nếu ngân hàng phát hành không có khả năng thanh toán. Trên thực tế, khi yêu cầu một ngân hàng xác nhận L/C, người thụ hưởng muốn ngân hàng xác nhận đó thanh toán ngay khi họ xuất trình chứng từ phù hợp tại ngân hàng xác nhận.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN
BẰNG L/C TẠI NGÂN HÀNG ĐT-PTVN
CHI NHÁNH QUANG TRUNG
I. Một vài nét về quá trình thành lập, phát triển và hoạt động của ngân hàng ĐT-PTVN và chi nhánh Quang Trung
1. Khái quát về quá trình hình thành và phát triển
a. Lịch sử hình thành và phát triển
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam là doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt, giữ vai trò chủ đạo trong cung cấp dịch vụ ngân hàng phục vụ lĩnh vực đầu tư và phát triển ở Việt Nam và là một trong bốn ngân hàng thương mại quốc doanh lớn nhất tại Việt Nam.
Cùng với việc chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường, sau khi 02 Pháp lệnh về Ngân hàng ra đời, ngày 14/10/1990 Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã ra Quyết định số 401/CP thành lập Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam thay thế Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam. Ngày 26/11/1990, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã có Quyết định số 104NH/QD phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của BIDV. Ngân hàng chuyển dần sang hoạt động theo cơ chế thị trường, nguồn vốn ngân sách cấp phát cho đầu tư xây dựng cơ bản giảm nhiều, Nhà nước cấp vốn đầu tư cho Ngân hàng với yêu cầu Ngân hàng thực hiện quy chế cho vay trên cơ sở tính toán khả năng và thời hạn hoàn trả vốn và lãi, thu hẹp dần hoạt động cấp phát.
Đến năm 1994, BIDV được thành lập lại theo Quyết định số 90/Ttg ngày 07/03/1994 của Thủ tướng Chính phủ. Ngày 23/01/1995, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quyết định số 79 QĐ/NH5 quy định BIDV là ngân hàng thương mại nhà nước, ngoài chức năng huy động trung, dài hạn trong và ngoài nước để đầu tư các dự án phát triển kinh tế kỹ thuật, kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng, chủ yếu trong lĩnh vực đầu tư, phát triển, còn thực hiện các hoạt động của ngân hàng thương mại đối với doanh nghiệp trong và ngoài nước thuộc mọi thành phần kinh tế, các tầng lớp dân cư. Đồng thời, kể từ năm 1999, Chính phủ đã có quyết định chuyển hoạt động cấp phát về Bộ Tài chính. Từ đó, BIDV trở thành một ngân hàng thương mại thực thụ, hoạt động đa năng như các ngân hàng thương mại khác.
Ngày 1/4/2005 BIDV đã thành lập chi nhánh tại 53 Quang Trung
b. Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức của BIDV gồm Hội đồng quản trị (Văn phòng và Ban kiểm soát), Ban Tổng giám đốc ( Tổng giám đốc, các Phó Tổng giám đốc, Văn phòng, các Ban, phòng chức năng) và các đơn vị thành viên).
Hội đồng quản trị là cơ quan có thẩm quyền cao nhất được Nhà nước uỷ quyền thực hiện chức năng thay mặt chủ sở hữu Nhà nước với toàn bộ hệ thống và chịu trách nhiệm trước Nhà nước. Các thành viên của Hội đồng quản trị do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm và miễn nhiệm.
Tổng giám đốc là thay mặt pháp nhân trong các hoạt động của Ngân hàng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hoạt động của Ngân hàng.
Các đơn vị thành viên của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam gồm:
Các chi nhánh hạch toán phụ thuộc: được chủ động trong kinh doanh, hoạt động tài chính, tổ chức và nhân sự, được uỷ quyền một phần trong đầu tư phát triển và huy động vốn đầu tư, thành lập các đơn vị trực thuộc. Hiện nay, BIDV có 70 chi nhánh cấp 1 tại tất cả các tỉnh thành phố trên cả nước, 42 chi nhánh trực thuộc, 59 phòng giao dịch và 215 quỹ tiết kiệm.
Các thành viên hạch toán độc lập: là các đơn vị trực tiếp làm nhiệm vụ kinh doanh. Các doanh nghiệp này vừa có sự ràng buộc về nghĩa vụ và quyền lợi đối với Tổng công ty, vừa có quyền tự chủ kinh doanh và hoạt động tài chính với tư cách pháp nhân kinh tế độc lập, gồm Công ty thuê mua tài chính, Công ty chứng khoán, Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản.
Các đơn vị liên doanh: được thành lập với tỷ lệ góp vốn giữa BIDV và các đối tác nước ngoài là 50/50, hoạt động trong các lĩnh vực ngân hàng và bảo hiểm, gồm có Ngân hàng Liên doanh VID-PUBLIC (liên doanh với Public Bank Berhad, Malaysia), Ngân hàng Liên doanh Lào-Việt (liên doanh với Ngân hàng ngoại thương Lào – Banque pour le Commerce Exterieure Lao) và Công ty Liên doanh Bảo hiểm Việt-Úc (liên doanh với Tập đoàn bảo hiểm QBE, Úc)
Các đơn vị sự nghiệp: gồm Trung tâm đào tạo, Trung tâm công nghệ thông tin, Trung tâm thanh toán điện tử hoạt động theo quy chế do Tổng giám đốc duyệt, thực hiện hạch toán nội bộ, lấy thu bù chi, được sự hỗ trợ tài chính của Ngân hàng và được tạo nguồn thu từ thực hiện dịch vụ, hợp đồng nghiên cứu.
2. Đặc điểm kinh doanh của Ngân hàng ĐT-PT Việt Nam
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam là doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt, có tư cách pháp nhân, thực hiện chế độ hạch toán kinh tế tổng hợp, hoạt động theo luật các tổ chức tín dụng, luật doanh nghiệp nhà nước, luật doanh nghiệp và các quy định khác của pháp luật.
II. Thực trạng thanh toán bằng L/C tại chi nhánh Quang Trung
`
1. Quy trình nghiệp vụ thanh toán bằng L/C
Sau đây là bảng tóm tắt quy trình nghiệp vụ thanh toán bằng L/C tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Quy trình này được ban hành ngày 13 tháng 9 năm 2005 và có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ban hành. “Quy trình thanh toán quốc tế” với mã số: QT-TQ-02* hiện nay đang được áp dụng tại toàn bộ các chi nhánh của ngân hàng ĐT-PTVN.
NỘI DUNG QUY TRÌNH
a. Quy trình Thanh toán thư tín dụng trả ngay (IB)
B1/ TTV
Tiếp nhận chứng từ từ ngân hàng gửi chứng từ :
Kiểm tra số lượng chứng từ với liệt kê chứng từ trên giấy đòi tiền (coversheet) của ngân hàng gửi chứng từ, nếu có sai lệch phải thông báo tới ngân hàng gửi ngay.
Đóng dấu ‘ĐÃ NHẬN’ và ghi ngày nhận.
Đăng ký giao dịch vào chương trình TF-SIBS
* Lưu ý: trường hợp LC cho phép đòi tiền bằng điện hay chỉ ra ngân hàng hoàn trả thực hiện theo hướng dẫn.(HD-01-04)
B2/ TTV
Kiểm tra chứng từ với LC đã phát hành để xác định tình trạng bộ chứng từ (HD-01-03).
B3a/ TTV
Nếu chứng từ phù hợp: Sử dụng chương trình TF-SIBS để lập thông báo bộ c...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status