Một số giải pháp chống lãng phí thất thoát vốn đầu tư xây dựng cơ bản - pdf 19

Download miễn phí Đề tài Một số giải pháp chống lãng phí thất thoát vốn đầu tư xây dựng cơ bản



MỤC LỤC
 
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐẦU TƯ XDCB 1
I. Những vấn đề chung về XDCB 1
1. Khái niệm 1
2. Ý nghĩa của hoạt động XDCB đối với nền kinh tế 1
3. Nội dung và đặc điểm của xây dựng cơ bản 1
3.1. Nội dung của hoạt động xây dựng cơ bản 2
3.2. Đặc điểm của XDCB 3
4. Sự cần thiết của việc nghiên cứu sự thất thoát lãng phí trong đầu tư XDCB 4
II. Vốn và cơ cấu vốn đầu tư XDCB 5
1. Phân tích vốn đầu tư XDCB 5
1.1. Theo yếu tố cấu thành 5
1.2. Cơ cấu theo nguồn vốn hình thành 6
2. Cơ cấu vốn đầu tư XDCB theo các ngành kinh tế thời kỳ 1995 – 1999
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN. 14
I. Công tác quản lý tài chính trong đầu tư xây dựng cơ bản hiện nay 14
II. Tình hình thực hiện và quản lý vốn đầu tư XDCB trong những
năm vừa qua (1991 – 2000) 15
1. Tình hình thực hiện đầu tư XDCB thời kỳ 1991 – 1996 16
1.1. Tình hình thực hiện 16
1.2. Kết quả và hiệu quả về vốn đầu tư XDCB 18
2. Tình hình thực hiện và quản lý đầu tư XDCB thời kỳ 96 – 2000 19
2.1. Tình hình thực hiện 19
2.2. Kết quả và hiệu quả thực hiện vốn đầu tư XDCB 21
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỐNG LÃNG PHÍ THẤT THOÁT VỐN ĐẦU TƯ XDCB 24
I. Chủ trương và công tác kế hoạch hoá 24
1. Chủ trương đầu tư 24
2. Công tác kế hoạch hoá 25
II. Khắc phục tồn tại trong đấu thầu 26
1. Đối với cơ quan quản lý Nhà nước về đấu thầu 26
1.1. Xây dựng và hoàn thiện quy chế đấu thầu 26
1.2. Đào tạo đội ngũ cán bộ đấu thầu 27
III. Thẩm định tài chính – giải pháp trong việc cấp phát vốn 27
IV. Các giải pháp cho tình hình thanh tra kiểm tra 30
1. Kiện toàn tổ chức ban quản lý dự án 30
2. Chống tiêu cực, tham nhũng là nhiệm vụ tiên quyết để nâng cao chất
lượng công trình 30
KẾT LUẬN CHUNG 33
TÀI LIỆU THAM KHẢO 34
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

nước ngoài.
Đến những năm 2000, 2001 do chủ trương, môi trường đầu tư thông thoáng hơn, cải tiến các thủ tục hành chính, có biện pháp kêu gọi vốn FDI nên trong 2000, 2001 FDI tăng đáng kể. Vốn FDI thực hiện năm 2001 ước 2,3 tỷ USD, tăng 200 triệu so với năm 2000, đưa tổng vốn FDI. Thực hiện đến nay đạt gần 21,5 tỷ USD.
Tóm lại, với một quy mô vốn lớn cho đầu tư XDCB hàng năm, nhà nước cần có những chính sách cụ thể đối với mỗi nguồn vốn để tạo một cơ cấu nguồn vốn hợp lý.
Một cơ cấu nguồn vốn hợp lý phải là một cơ cấu phản ánh khả năng huy động vốn tối đa mọi nguồn lực của xã hội cho đầu tư phát triển. Là cơ cấu thay đổi theo hướng giảm dần tỷ trọng nguồn vốn đầu tư từ ngân sách và tăng tỷ trọng nguồn vốn tín dụng ưu đãi và nguồn vốn của dân cư.
2.Cơ cấu vốn đầu tư XDCB theo các ngành kinh tế thời kỳ 1995-1999.
Để thấy được tình hình đầu tư XDCB trong những năm qua thì bên cạnh việc xem xét về cơ cấu nguồn vốn ta tiếp tục xem xét việc phân bổ nguồn vốn này như thế nào trong nền kinh tế.
Ta thấy ở các ngành kinh tế đều có nhu cầu vốn đầu tư XDCB, tuy nhiên việc phân bố nguồn vốn như thế nào thì phụ thuộc vào chủ trương đường lối của đảng và Nhà nước ta trong từng giai đoạn, từng thời kỳ của nền kinh tế. Đảng và Nhà nước căn cứ vào đặc điểm, tình hình của nền kinh tế để phân bố vốn đầu tư cho các ngành.
Việc xem xét cơ cấu vốn đầu tư XDCB là việc nghiên cứu, xem xét các quan hệ tỷ lệ của khối lượng vốn đầu tư XDCB vào các ngành kinh tế ta sẽ thấy được mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong từng giai đoạn nhất định. Mặt khác nghiên cứu vốn đầu tư cho ta thấy được những thay đổi trong cơ cấu kinh tế. Bởi vì, khi nhà nước tập trung phát triển ngành nào thì vốn đầu tư XDCB sẽ tập trung nhiều cho ngành đó phát triển nhanh hơn.
Trước hết ta xem xét sự phân bổ chi đầu tư XDCB của ngân sách Nhà nước.
Phân bổ chi đầu tư XDCB của ngân nhà nước( %).
1986
1991-1995
1996-2000
1.Khu vực SXvật chất. Trong đó:
Nông lâm và thuỷ sản.
Công nghiệp và xây dựng
2. Khu vực dịch vụ cơ bản:
Giáo dục- đào tạo.
Khoa học công nghệ.
Y tế cứu trợ xã hội.
Văn hoá thể thao.
Phục vụ cá nhân cộng đồng.
13,4
25,7
2
0,5
1,3
1
41,4
8,7
38,7
1,7
0,2
0,8
1,1
24,5
8,5
40,2
1,8
1,2
0,9
1,1
25
Qua biếu trên ta thấy, sự phân bổ vốn ngân sách nhà nước cho khu vực sản xuất chiếm tỷ trọng lớn. Đặc biệt là công nghiệp và xây dựng ngày càng được nhà nước quan tâm phát triển. Năm 1986 tỷ trọng này là 25,7% đến giai đoạn 1991-1995 tỷ trọng công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng 38,7% và giai đoạn 1996-2000 là 40,2%.
Tỷ trọng vốn đầu tư cho nông nghiệp và thuỷ sản giảm dần từ 13,4% năm 1986 xuống 8,5% giai đoạn 1996-2000.
Trong khu vực dịch vụ cơ bản thì dịch vụ phục vụ cá nhân, cộng đồng giảm mạnh: từ 41,4% năm 1986 xuống 25% giai đoạn 1996-2000.
Y tế cứu trợ xã hội giảm từ 1,3% năm 1986 xuống 0,9% giai đoạn 1996-2000. Vốn cho khoa học công nghệ lại tăng từ 0,5% năm 1986 đến 1,2% giai đoạn 1996-2000.
- Còn xét trên toàn tổng vốn đầu tư XDCB trong những năm qua ta thấy:
Nước ta đang trong giai đoạn xây dựng cơ sở nền tảng cho sự nghiệp CNH-HĐH, vì vậy nhà nước cần giành lượng vốn lớn cho đầu tư XDCB cho ngành công nghiệp. Trong những năm 1996 đến nay vốn đầu tư XDCB của Nhà nước dành cho ngành công nghiệp liên tục tăng không những con số tuyệt đối mà còn cả về tỷ trọng ( số tương đối ) thể hiện, năm năm 1999 giá trị vốn đầu tư XDCB cho ngành công nghiệp đạt mức 42686 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 55,21%.
Điều này vẫn phản ánh sự ưu tiên của Nhà nước cho ngành này. Cùng với ngành công nghiệp thì giao thông vận tải cũng được Nhà nước quan tâm đầu tư nhằm hoàn thiện cơ sở hạ tầng về giao thông, tạo điều kiện giao lưu kinh tế giữa các vùng trong cả nước được thuận tiện, thúc đẩy kinh tế phát triển.
Năm 1995 vốn đầu tư XDCB dành cho GTVT là 5930 tỷ đồng và đến năm 1999 là 10816 tỷ đồng, tuy nhiên về tỷ trọng vốn đầu tư cho ngành GTVT trong tổng vốn đầu tư cho XDCB có lúc tăng lúc giảm (từ 1995-1999) nhưng xét về tổng thể thì năm 1999 cao hơn năm 1995. Bên cạnh việc tập trung cao độ cho các ngành có tính chất mũi nhọn Nhà nước cũng có sự quan tâm đến các ngành khác một cách thích đáng để đảm bảo sự cân đối của cơ cấu đầu tư tránh sai lầm mà ta có thời kỳ mắc phải trong việc tập trung vào công nghiệp nặng. Vì vậy, mà các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, GD-YT, VH-TT cũng được nhà nước quan tâm đầu tư. Trong những năm trở lại đây nhờ tiến bộ khoa học kỹ thuật được áp dụng vào nông nghiệp, gắn sản xuất nông nghiệp với chế biến. Nhà nước đã đầu tư các công trình thuỷ lợi, đê diều phục vụ sản xuất phòng chống thiên tai. Đối với ngành thuỷ sản từ 1997 nhà nước ta đã có chương cho vay tín dụng ưu đãi để đánh bắt thuỷ sản xa bờ với lượng vốn tín dụng mỗi năm là hàng nghìn tỉ đồng đầu tư cho đóng mới tàu có trọng tải lớn đủ sức vươn ra khơi xa. Mặt khác, những năm qua nhà nước cũng đã đầu tư cho nhiêu lĩnh vực chế biến thuộc ngành nông lâm thuỷ sản nhằm nâng cao giá trị sản phẩm của các ngành này.
Và với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin trên thế giới, Nhà nước đã chú trọng đầu tư cho lĩnh vực công nghệ thông tin tránh sự tụt hậu quá xa so với các nước phát triển, từng bước đưa nước ta tiến kịp thời đại nền kinh tế trí thức. Từ năm 1995 lượng vốn đầu tư cho lĩnh vực này là 2100 tỷ đồng. Đến năm 1999 là 4569 tỷ đồng tăng bình quân hàng năm khoảng 23%. Cùng với sự phát triển kinh tế trong những năm gần đây thì nhà nước cũng bắt đầu có sự quan tâm đúng mức hơn đến đời sống tinh thần của nhân dân. Điều này thể hiện sự gia tăng về quy mô cũng như tốc độ của vốn đầu tư cho ngành GD-YT –TT. Cụ thể vốn dầu tư XDCB cho ngành này từ 1898 tỷ đồng năm 1995 lên 3540 tỷ đồng năm 1999.
Tóm lại, việc nghiên cứu cơ cấu đầu tư XDCB của nhà nước ta trong những năm qua cho thấy nhà nước đã không ngừng tăng quy mô vốn đầu tư để đảm bảo nhu cầu phát triển kinh tế đất nước đồng thời qua đó ta thấy được sự chuyển đổi về cơ cấu đầu tư XDCB của nhà nước trong thời kỳ này nhằm đảm bảo mục tiêu công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Tuy nhiên, lượng vốn ngày một tăng nhưng liệu tất cả vốn có đến chân công trình hay không? Đây là một câu hỏi được bàn luận rất nhiều, số tài sản cố định mới tăng và năng lực sản xuất mới tăng trong những năm qua không phản ánh hết số vốn mà nhà nước đã chi cho đầu tư XDCB.
CHƯƠNGII. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN
Trong những năm qua việc thực hiện đầu tư XDCB nhiều công trình lớn nhỏ đã hoàn thành và được đưa vào sử dụng. Trong đó có nhiều công trình có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế củ nền kinh tế quốc dân như thuỷ đIện Thác Mơ, đường dây đIện 500 KV bắc nam, đường quốc lộ 5 Hà Nội –HảI Phòng, đường cao tốcLáng Hoà Lạc... Những kết quả đó làm tăng ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status