Vai trò và ý nghĩa của việc nhập khẩu máy móc thiết bị đối với nền kinh tế Việt Nam - pdf 19

Download miễn phí Tiểu luận Vai trò và ý nghĩa của việc nhập khẩu máy móc thiết bị đối với nền kinh tế Việt Nam



 
MỤC LỤC
 
Mở đầu 1
I. Nhập khẩu và hiệu quả nhập khẩu 2
II. Vai trò và ý nghĩa của việc nhập khẩu máy móc thiết bị đối với nền kinh tế
Việt Nam 3
1. Vai trò của hoạt động nhập khẩu 3
2. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả nhập khẩu 4
III. Một số biện pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả nhập khẩu 6
Kết luận 11
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

mở đầu
Thực hiện chủ trương hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực cùng với chính sách “mở cửa”, việc mở rộng kinh tế đối ngoại của việt nam ngày càng đóng vai trò quan trọng. Xuất khẩu nhằm đảm bảo nguồn vốn cho nhập khẩu và nhập khẩu phải phục vụ cho việc cơ cấu kinh tế bền vững để thực hiện công nghiệp hoá hiện đaị hoá đất nước.
Văn kiện đại hội đảng IX đã chỉ rõ những chương trình kinh tế xã hội như các chương trình phát triển nông nghệp, kinh tế nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng và dịch vụ... cụ thể hơn là đảng đã chủ trương đẩy mạnh xuất khẩu, nhất là xuất khẩu các sản phẩm chế biến đồng thời ưu tiên nhập khẩu các loại thiết bị công nghệ, vật liệu phục vụ xuất nhập khẩu và đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
Kinh tế thị trường ngày càng phát triển, yêu cầu quản lý ngày càng cao. Trong những bước đầu tiên tham gia thị trường thế giới , các doanh nghiệp Việt nam gặp nhiều khó khăn, phức tạp do điều kiện có hạn và buôn bán trên thị trường thế giới, còn hạn chế. Do đó yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh XNK phải quản lý được hoạt động của mình nhằm hạn chế rủi ro và nâng cao hiệu qủa kinh doanh.
I. nhập khẩu và hiệu quả nhập khẩu.
* Để tồn tại và phát triển thì bất cứ một doanh nghiệp nào cũng phải quan tâm đến mục đích cuối cùng đó là hiệu quả. Hiệu quả luôn là mục tiêu phấn đấu của mọi doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Vấn đề đặt ra cho bất cứ một doanh nghiệp nào muốn trụ vững trong nền kinh tế thị trường thì phải đảm bảo lấy thu bù chi và có lãi sau mỗi vụ kinh doanh. Lãi ở đây được xem như hiệu quả hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Trong quá trình kinh doanh, doanh nghiệp phải tìm mọi cách thực hiện bằng được mục tiêu thu dược lợi nhuận tối đa thì mới có điều kiện mở rộng và phát triển kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. ở đây, trong doanh nghiệp thương mại mà hoạt động nhập khẩu là chính thì hiệu quả kinh doanh được hiểu là hiệu quả nhập khẩu.
* Trước hết, muốn hiểu được hiệu quả nhập khẩu là gì thì chúng ta phải hiểu được " nhập khẩu " là gì ?
+ Nhập khẩu là việc mua bán hàng hoá, dịch vụ của nước ngoài cho sản xuất và tiêu dùng trong nước. Nhập khẩu là hoạt động kinh doanh thương mại ở phạm vi quốc tế, là một trong hai hoạt động cấu thành nghiệp vụ ngoại thương đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.
* Trong kinh doanh, hiệu quả luôn là mối quan tâm trước nhất của tất cả các doanh nghiệp, có nhiều cách nhìn nhận khác nhau về hiệu quả nhập khẩu, nhưng quan niệm phổ biến cho rằng hiệu quả nhập khẩu là hiệu số giữa tổng kết quả thu được và chi phí thu với chi phí nhập khẩu bỏ ra để đạt được kết quả đó, nó phản ánh kết quả của quá trình nhập khẩu. Nhưng quan niệm này bộc lộ điều chưa hợp lí là đồng nhất với hiệu quả nhập khẩu. Với hoạt động nhập khẩu , kết quả là sự chênh lệch giữa chi phí ngoại tệ nhập khẩu và giá trị nội tệ của hàng nhập khẩu. Còn hiệu quả nhập khẩu xuất hiện do sự khác nhau tồn tại giữa các vùng kinh tế, giữa các quốc gia, sự khác nhau về chi phí sản xuất trong nước của các hàng hoá khác nhau. Chính sự khác nhau đó tạo cơ sở cho trao đổi ngoại thương. Như vậy kết quả chỉ là cơ sở để tính hiệu quả đạt được sau mỗi kỳ kinh doanh.
Xét về mặt lý luận, ý nghĩa to lớn của hiệu quả nhập khẩu là góp phần thúc đẩy tăng năng suất lao động xã hội, nghĩa là tiết kiệm lao động xã hội và tăng thu nhập quốc dân, từ đó tạo thêm nguồn tích luỹ cho sản xuất và nâng cao mức sống trong nước.
Quan niệm hiệu quả nhập khẩu không chỉ được biểu hiện bằng chỉ tiêu doanh lợi mà mỗi doanh nghiệp đạt được trong mỗi kì kinh doanh, hoạt động nhập khẩu còn đem lại hiệu quả kinh tế xã hội cho nền kinh tế quốc dân bằng cách góp phần vào việc sản suất, đổi mới cơ cấu kinh tế, tăng năng suất lao động xã hội, tăng doanh thu cho ngân sách, gải quyết việc làm, cải thiện đời sống nhân dân ... Như vậy hiệu quả cho ta thấy rõ khả năng và trình độ quản lý của doanh nghiệp đối với từng lĩnh vực kinh doanh cụ thể.
II. Vai trò và ý nghĩa của việc nhập khẩu máy móc thiết bị đối với nền kinh tế việt nam.
Vai trò của của hoạt động nhập khẩu.
bất cứ nơi nào có hoạt động thương mại, đặc biệt là thương mại Quốc tế hoạt động mạnh thì nơi đó có nền kinh tê phát triển. Nền kinh tế mở cửa sẽ mở ra những hướng phát triển mới, tạo điều kiện khai thác lợi thế tiềm năng sẵn có trong nước nhằm sử dụng phân công lao động Quốc tế một cách có lợi nhất.
Thương mại Quốc tế chỉ ra và xác định cho một nước biết đâu là lợi thế của mình, chỉ ra đúng đắn nên đầu tư vốn vào đâu, đầu tư vào lĩnh vực nào có lợi nhất. Nhập khẩu là một trong những nhiệm vụ quan trong của thương mại quốc tế, do đó vai trò của nhập khẩu ngày càng trở nên quan trọng và cụ thể.
- Nhập khẩu làm đa dạng hoá về mặt hàng, quy cách cho phép thoả mãn hơn nhu cầu trong nước, mở rộng khả năng tiêu dùng của một nước, phục vụ nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng.
- Nhập khẩu thúc mạnh quá trình xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
- Tạo sự cạnh tranh giữa hàng hoá nội và hàng hoá ngoại, tức là tạo ra động lực cho các nhà sản xuất trong nước và không ngừng vươn lên để tồn tại, tạo ra sự phát triển thực chất của sản xuất xã hội và thanh lọc các đơn vị sản xuất yếu kém.
- Tạo thuận lợi cho việc chuyển giao công nghệ, do đó tạo sự phát triển vượt bậc của sản xuất hàng hoá, tiết kiệm chi phí và thời gian, tạo sự đồng đều và sự phát triển trong nước
- Nhập khẩu xoá bỏ tình trạng độc quyền, phá vỡ, triệt để chế độ tự cung tự cấp của nền kinh tế đóng.
- Nhập khẩu giải quyết được những nhu cầu đặc biệt, hàng hoá hiểm hay có hàm lượng công nghệ cao mà trong nước chưa thể sản xuất được.
- Nhập khẩu bổ sung kịp thời những mặt cân đối của nền kinh tế, đảm bảo một sự phát triển cân đối và ổn định, khai thác đến mức tối đa tiềm năng và khả năng của nền kinh tế và vòng quay kinh tế.
- Nhập khẩu đảm bảo cho đầu vào sản xuất, tạo việc làm ổn định cho người lao động, góp phần cải thiện và nâng cao mức sống của người lao động.
- Nhập khẩu có vai trò tích cực thúc đẩy xuất khẩu, góp phần nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu, tạo môi trường thuận lợi cho xuất khẩu hàng việt nam ra nước ngoài, đặc biệt là nước nhập khẩu.
- Nhập khẩu là cầu nối thông suốt nền kinh tế thị trường trong và ngoài nước với nhau, tạo điều kiện cho phân công lao động và hợp tác quốc tế, phát huy được lợi thế so sánh của đất nước trên cơ sở chuyên môn hoá.
ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả nhập khẩu.
Để biết và đánh giá kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, người ta dựa trên một hệ thống chỉ tiêu, gọi là chỉ tiêu hiệu q...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status