Đánh giá thực trạng huy động và cho vay vốn phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp nông thôn tại NHNo & PTNT huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh - pdf 19

Download miễn phí Luận văn Đánh giá thực trạng huy động và cho vay vốn phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp nông thôn tại NHNo & PTNT huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh



Nguồn vốn huy động của NHNo & PTNT huyện Thuận Thành ngày càng tăng nhanh. Quán triệt phương châm đi vay để cho vay", Ngân hàng đã đặt nguồn vốn huy động lên hàng đầu, bằng mọi biện pháp để tăng nguồn vốn vì hoạt động của Ngân hàng phụ thuộc vào nguồn vốn huy động được. Những năm qua ngân hàng đã áp dụng các mức lãi suất huy động linh hoạt, đa dạng hoá các hình thức huy động nên đã tự cân đối được lượng tiền mặt trên địa bàn để cho vay, chi trả tiền gửi và thanh toán sòng phẳng các khoản chi. Do đó đã tạo được lòng tin đối với khách hàng.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ớng CNH - HĐH đang ngày càng cho hiệu quả kinh tế hơn.
Qua biểu 4 ta thấy, tổng giá trị sản xuất của huyện ba năm qua tăng trưởng khá cao và ổn định. Năm 2000 so với năm 1999 giá trị sản xuất tăng 11,72%, năm 2001 so với năm 2000 giá trị sản xuất tăng 8,91%, tốc độ tăng bình quân hàng năm là 10,31%.
Ngành nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chủ đạo tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho khu vực nông thôn. Năm 2000, tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp là 312.499,6 triệu đồng, tăng 4,28% so với năm 1999; năm 2001là 327.343,5 triệu đồng, tăng 4,75% so với năm 2000. Tốc độ tăng bình quân mỗi năm là 4,51%. Ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện có tốc độ tăng trưởng ổn định có sự đóng góp tích từ ngành chăn nuôi, còn ngành trồng trọt trong 3 năm qua tốc độ tăng trưởng ở mức thấp cho thấy tâm lý một số nông dân ngày càng ít coi trọng đến phát triển ngành trồng trọt.
Tổng giá trị sản xuất ngành CN - TTCN tăng khá cao trong những năm qua, trung bình mỗi năm tăng 18,21% đã góp phần tích cực tạo nên sự chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế của huyện, phù hợp với chủ chương chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế khu vực nông thôn. Còn lại ngành TM - DV có tốc độ tăng trưởngcao nhất, trung bình mỗi năm tăng 22,07%, cho thấy khi nền kinh tế thị trường phát triển càng cao thì ngành TM - DV ngày càng có vai trò quan trọng. Tuy nhiên, cơ cấu giá trị sản xuất của ngành còn nhỏ ( năm 2001 là 20,28%) nên chưa thực sự ảnh hưởng lớn đến giá trị sản xuất chung của vùng.
Tóm lại, tốc độ tăng trưởng của các ngành cao và ổn định chứng tỏ quá trình đổi mới của Đảng và Nhà nước ta ngày càng có tác dụng tích cực đến đời sống, sinh hoạt và sản xuất của người dân.
3.2 Phương pháp nghiên cứu.
3.2.1 Phương pháp chung
Dùng biện pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử khoa học để nhận, phân tích, đánh giá các vấn đề một cách khoa học và khách quan
3.2.2 Các phương pháp chuyên môn
3.2.2.1 Phương pháp thống kê kinh tế.
Nguồn tài liệu thu thập được chúng tui tiến hành tổng hợp các dạng thông tin cùng loại, số liệu thống kê thu được được lập thành bảng cho cả vùng cho hộ điều tra, tính bình quân các chỉ tiêu cho cả vùng và cho hộ điều tra. sau đó tiên hành phân tích mức độ của hiện tượng, mối tác động qua lại giữa các hiện tượng. Từ đó rút ra bản chất, quy luật của hiện tượng, dự báo xu thế phát triển của nó và đề ra các giải pháp có căn cứ khoa học để giải quyết vấn đề.
3.2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu.
Việc nghiên cứu sẽ sử dụng hai loại số liệu để phân tích, đó là các số liệu thu thập từ những nguồn sẵn có và các số liệu do bản thân tác giả tự đi điều tra thu thập phân tích.
* Số liệu thu thập từ nguồn sẵn có:
- Các thông tin hoạt động của NHNo & PTNT được thu thập từ sách báo, tạp chí, luận văn tốt nghiệp về tín dụng Ngân hàng, luận văn thạc sỹ, tiến sỹ tại Phòng tư liệu Khoa kinh tế và thư viện trường ĐHNNI. Các số liệu này thu thập nhằm nắm bắt thông tin sau:
1. Thông tin về nguồn vốn: khối lượng vốn, nguồn của vốn.
2. Các thông tin về việc sử dụng nguồn vốn: Doanh số cho vay, số lượt hộ vay vốn, tổng dư nợ, số hộ dư nợ.
3. Các thông tin về hiệu quả của nguồn vốn: Tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ hộ quá hạn, số hộ thoát khỏi cùng kiệt đói.
* Thu thập số liệu tại cơ sở
- Các số liệu cô bản về tình hình kinh tế - xã hội của huyện được lấy từ Phòng nông nghiệp, Địa chính và Phòng thống kê của huyện.
- Các số liệu về huy động vốn, cho vay vốn được thu thập tại Phòng kế toán, Phòng tín dụng ở NHNo & PTNT huyện Thuận Thành.
- Lấy thông tin về hoạt động của Ngân hàng, đặc biệt là hoạt động tín dụng Ngân hàng qua phỏng vấn trực tiếp lãnh đạo, cán bộ ngân hàng và thu thập ý kiến khách hàng thông qua phiếu điều tra. Phiếu điều tra bao gồm các bươc sau:
1. Chọn mẫu điều tra:
Chọn 90 hộ điều tra, trong đó có 30 hộ gửi tiền vào ngân hàng và 60 hộ vay vốn ngân hàng tại 3 xã: Mão Điền, An Bình, Song Hồ
2. Xây dựng phiếu điều tra
+ Đối với người gửi tiền.
Phần1: Thông tin cơ bản về hộ đựơc phỏng vấn: tên, nghề nghiệp, trình độ văn hoá, số nhân khẩu và lao động, thu nhập của hộ.
Phần 2: Tình hình gửi tiền tại Ngân hàng: lượng tiền gửi, thời gian, lãi suất tiền gửi.
Phần 3: ý kiến khách hàng về việc huy động vốn.
+ Đối với người vay vốn.
Phần 1: Thông tin cơ bản về hộ được phỏng vấn: tên, tuổi, nghề nghiệp, trình độ văn hoá, số nhân khẩu và lao động, thu nhập của hộ.
Phần 2: Tình hình vay vốn: số lượng, thời gian, lãi suất vay vốn, mục đích vay vốn
Phần 3: ý kiến khách hàng về thủ tục cho vay của Ngân hàng, lãi suất cho vay của ngân hàng, mức cho vay của ngân hàng.
Phần 4: Tìm hiểu thực trạng sử dụng vốn vay của hộ: dùng vào mục đích gì, hiệu quả như thế nào, thu nhập của hộ sau khi sử dụng vốn vay.
3.2.2.3 Phương pháp xử lý số liệu
Sau khi thu thập được số cần thiết tiến hành xử lý số liệu bằng máy vi tính (chương trình EXCEL), máy tính bỏ túi.
3.2.2.4 Phương pháp phân tích số liệu.
* Các chỉ tiêu chủ yếu dùng để phân tích:
- Chỉ tiêu về cơ cấu nguồn vốn huy động: để xác định khả năng thu hút vốn của ngân hàng (vốn ngắn hạn, trung dài hạn)
- Chỉ tiêu phân tích doanh số cho vay: Tổng dư nợ, nợ quá hạn. Từ đó phân tích kinh nghiệm sử dụng vốn của ngân hàng qua các năm.
- Chỉ tiêu phân tích việc sử dụng vốn vay của hộ nông dân: Sử dụng theo ngành nghề, theo loại hộ, sử dụng đúng sai so với mục đích, việc hoàn trả vốn của hộ nông dân. Từ đó thấy được tinh thần trách nhiệm của hộ nông dân trong việc vay vốn.
* Phương pháp phân tích:
- Thống kê mô tả: tính toán chỉ tiêu số tuyệt đối và mô tả ý nghĩa của hiện tượng.
- Thống kê so sánh: Xử lý các số liệu để tính toán ra các chỉ tiêu số tương đối, chỉ rõ mức độ và nguyên nhân biến động của hiện tượng.
Phần iv
KếT QUả NGHIÊN CứU
4.1 Tình hình cơ bản của NHNo & PTNT huyện Thuận Thành
4.1.1 Mục tiêu kinh doanh của ngân hàng
NHNo & PTNT huyện Thuận Thành là một chi nhánh trực thuộc NHNo &PTNT tỉnh Bắc Ninh. Quán triệt các nghị quyết của Đảng, của Hội đồng nhân dân huyện Thuận Thành, NHNo huyện đã tích cực huy động, khai thác mọi nguồn vốn để mở rộng các hình thức cho vay, làm sao cho vay phải đúng hướng, đúng mục đích, có hiệu quả. Cũng như bao NHNo & PTNT khác, NHNo & PTNT huyện Thuận Thành có mục tiêu chung đáp ứng nhu cầu về vốn cho các hộ nông dân phát triển sản xuất, giải quyết công ăn việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân trong huyện. Từ đó góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đưa nông nghiệp nông thôn đi lên.
Ngân hàng hoạt động với phương châm ²đi vay để cho vay" cho nên ngân hàng phải tạo cho mình một sức cuốn hút với tư cách là người đi vay. Chỉ có như vậy thì mục tiêu đạt được lợi nhuận trong hoạt động sản xuất kinh doanh mới trở thành hiện thực. Quan điểm hàng đầu của ngân hàng là ²Sự thành công của khách hàng là sự thành công của ngân hàng"
4.1.2 Hệ thống tổ chức của NHNo & PTNT huyện Thuận Thành
Ngân hàng là đơn vị kinh doa...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status