Giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Thanh Hoá - pdf 19

Download miễn phí Chuyên đề Giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Thanh Hoá



Mục lục.
Lời mở đầu .1
ChươngI: Rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại 2
I. Ngân hàng thương mại và hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại .3
1. Ngân hàng thương mại .3
1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại .3
1.2. Vai trò, chức năng của các ngân hàng thương mại 6
1.3.Các nghiệp vụ của các ngân hàng thương mại .10
2. Tín dụng .11
2.1. Khái niệm 11
2.2. Phân loại tín dụng ngân hàng .13
2.3. Vai trò của tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế .16
II. Rủi ro và lý thuyết phòng ngừa rủi ro tại các ngân hàng thương mại .16
1. Khái niệm và phân loại rủi ro trong hoạt động ngân hàng 16
1.1. Khái niệm 16
1.2. Phân loại .18
2. Những nguyên nhân chính gây ra rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại .19
2.1. Nguyên nhân từ phía khách hàng 19
2.2. Nguyên nhân từ phía ngân hàng .19
2.3. Nguyên nhân từ thị trường .19
3. Các chỉ tiêu đánh gía rủi ro trong hoạt động ngân hàng .20
3.1. Các chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng .20
3.2. Các chỉ tiêu đánh giá rủi ro thanh khoản .20
3.3. Các chỉ tiêu đánh giá rủi ro lãi suất .20
III. Rủi ro tín dụng và sự cần thiết phòng ngừa rủi ro tín dụng .21
1. Rủi ro tín dụng .21
1.1. Khái niệm .21
1.2. Phân loại rủi ro tín dụng .22
2. Dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng .22
2.1 Những dấu hiệu phát sinh từ khách hàng .22
2.2 Những dấu hiệu phát sinh từ chính sách tín dụng của ngân hàng 25
3. ảnh hưởng và tác động của rủi ro tín dụng với hoạt động kinh doanh của ngân hàng .26
4. Các chỉ tiêu đánh gía rủi ro tín dụng .27
5. Nhân tố gây ra rủi ro tín dụng 29
5.1. Những nguyên nhân xuất phát từ ngân hàng .30
5.2. Những nguyên nhân xuất phát từ khách hàng .31
5.3. Những nguyên nhân khác 32
6. Nguyên lý phòng ngừa rủi ro tín dụng .32
Chương II. Thực trạng rủi ro tín dụng và hoạt động phòng ngừa rủi ro tín dụng tại NHNN&PTNT Thanh hoá . 34
I. Lịch sử hình thành và phát triển . 34
II. Tổ chức bộ máy . 34
III.Tình hình hoạt động kinh doanh . 37
1.Kết quả hoạt động kinh doanh .37 2.Thực trạng hoạt động cho vay .39
IV.Thực trạng công tác thẩm định tại ngân hàng .41
1.Thẩm định khách hàng .41
2.Thẩm định tình hình kinh doanh .42
3.Thẩm định dự án đóng tàu HOANG SON STAR 44
4.Thẩm định dự án vay vốn lưu động .47
5.Tổng hợp nhu cầu vay vốn của khách hàng 50
6.Thẩm định tài sản đảm bảo tiền vay 51
 
7.Kết luận và đề xuất .52
Chương III. Giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại NH .55
I. Định hướng phát triển của NH . 55
1. Mục tiêu kinh doanh năm 2007 .55
2. Dự kiến triển khai hoạt động phòng ngừa rủi ro tín dụng tại NH 56
II. Giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại NH .57
Kết luận .63
Danh mục tài liệu tham khảo .64
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

iện các khoản nợ do khách hàng không có khả năng hoàn trả hay khách hàng không muốn trả nợ hay do việc tiêu thụ hàng, thu hồi công nợ chậm hơn dự kiến.
Mức độ vay thường xuyên gia tăng, yêu cầu các khoản vay vượt quá nhu cầu dự kiến.
Tài sản đảm bảo không đủ tiêu chuẩn, giá trị tài sản bị giảm sút so với định giá khi cho vay. Có dấu hiệu tài sản đã cho người khác thuê, bán hay trao đổi hay đã biến mất, không còn tồn tại.
Có dấu hiệu cho thấy khách hàng trông chờ vào các nguồn thu nhập bất thường khác không phải từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính hay từ hoạt động được đề xuất trong phương án vay vốn để đáp ứng các nghĩa vụ tài chính.
Có dấu hiệu tìm kiếm sự tài trợ nguồn vốn lưu động từ nhiều nguồn khác đặc biệt từ các đối thủ cạnh tranh của ngân hàng.
Có dấu hiệu sử dụng nhiều khoản tài trợ ngắn hạn cho các hoạt động đầu tư dài hạn.
Chấp nhận các nguồn vốn vay với giá cao với mọi điều kiện.
2.1.2 Dấu hiệu liên quan đến phương pháp quản lý, tình hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng.
Có chênh lệch lớn giữa doanh thu và dòng tiền thanh toán so với mức dự kiến khi khách hàng đề nghị cấp tín dụng.
Những thay đổi bất lợi trong cơ cấu vốn, tỷ lệ thanh khoản hay mức độ hoạt động của khách hàng.
Xuất hiện bất đồng và mâu thuẫn trong quản trị điều hành, tranh chấp trong quá trình quản lý.
Xuất hiện ngày càng nhiều các khoản chi phí bất hợp lý như sự gia tăng đột biến trong chi phí quảng cáo, tiếp khách; tập trung quá mức chi phí để gây ấn tượng như thiết bị văn phòng hiện đại, phương tiện giao thông đắt tiền.
Thay đổi thường xuyên tổ chức của ban điều hành.
Xuất hiện dấu hiệu hội chứng hợp đồng lớn (sẵn sàng bỏ các hợp đồng có giá trị nhỏ và vừa nhưng có khả năng thu được tỷ suất lợi nhuận cao để tìm kiếm các hợp đồng có giá trị lớn với bạn hàng có tên tuổi dù lợi nhuận thu về có khả năng đạt thấp hơn, sẵn sàng cắt giảm lợi nhuận để đạt được các hợp đồng lớn, theo đuổi chiến lược mượn thương hiệu.
Xuất hiện hội chứng sản phẩm đẹp : theo đuổi sản phẩm không thích hợp về mặt thời gian và năng lực hiện tại mà không chú ý đến các yếu tố khác.
Có dấu hiệu phát hiện ra quá trình kiểm soát , thẩm định dự án sai dẫn đến việc đầu tư dự án không hiệu quả.
Do áp lực nội bộ dẫn tới tung ra thị trường các sản phẩm dịch vụ quá sớm khi chưa hội đủ các điều kiện chín muồi hay đặt ra hạn mức thời gian kinh doanh, doanh số không thực tế, tạo mong đợi trên thị trường không đúng lúc.
Khó khăn trong phát triển sản phẩm, dịch vụ mới do thay đổi những chính sách của nhà nước như chính sách thuế, xuất nhập khẩu…hay do thiên tai, hoả hoạn ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của khách hàng.
Đối với khách hàng là tư nhân, cá thể có dấu hiệu người vay bị bệnh kéo dài hay chết.
2.2 Dấu hiệu từ những chính sách tín dụng của ngân hàng.
Đánh giá và phân loại không chính xác về mức độ rủi ro của khách hàng, đánh giá qúa cao năng lực của khách hàng.
Cấp tín dụng dựa theo cam kết không chắc chắn và thiếu tính bảo đảm của khách hàng về việc duy trì một khoản tiền gửi lớn hay các lợi ích do khách hàng đem lại từ khoản tín dụng được cấp.
Tốc độ tăng trưởng tín dụng quá nhanh, vượt quá khả năng và năng lực kiểm soát cũng như nguồn vốn của ngân hàng.
Cho vay dựa trên các sự kiện bất thường có thể xảy ra, chẳng hạn như sát nhập, thay đổi địa vị pháp lý từ chi nhánh lên công ty con hạch toán độc lập.
Soạn thảo các điều kiện ràng buộc trong hợp đồng tín dụng mập mờ, không rõ ràng, không xác định rõ lịch hoàn trả đối với từng khoản vay, cố ý thoả hiệp các nguyên tắc tín dụng với khách hàng mặc dù biết có tiềm ẩn rủi ro.
Chính sách tín dụng quá cứng nhắc hay lỏng lẻo để khe hở cho khách hàng lợi dụng.
Cung cấp tín dụng với khối lượng lớn cho khách hàng không thuộc phân đoạn thị trường tối ưu của ngân hàng.
Hồ sơ tín dụng không đầy đủ, thiếu sự tuân thủ hay tuân thủ không đầy đủ các quy định hiện hành về phê duyệt tín dụng.
Có khuynh hướng cạnh tranh thái quá, hạ thấp lãi suất cho vay, phí dịch vụ hay thực hịên chiến lược giữ chân khách hàng bằng các khoản tín dụng mới để họ không có quan hệ với các tổ chức tín dụng khác mặc dù biết rõ các khoản tín dụng này tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao.
3. ảnh hưởng, tác động của rủi ro tín dụng tới hoạt động kinh doanh ngân hàng.
Hoạt động tín dụng là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro nhưng lại chiếm 70-80% lợi nhuận của ngân hàng. Do đó những rủi ro trong hoạt động này gây ra những thiệt hại đáng kể cho ngân hàng, nó là môt nguyên nhân quan trọng kéo theo những rủi ro khác xảy ra hàng loạt theo phản ứng dây chuyền như rủi ro thanh khoản, rủi ro vỡ nợ….
Hãy tưởng tượng, một khoản nợ cũ được ngân hàng dự tính thu hồi để đầu tư vào một dự án hay đơn giản hơn là để thanh toán cho một khách hàng đến rút tiền (Vì ta biết rằng về nguyên tắc không được từ chối yêu cầu rút tiền của khách hàng). Do không thu hồi được , nên không thể thanh toán cho khách hàng, sự chậm trễ này có thể gây hoang mang cho một khách hàng và kéo theo tất cả khách hàng của ngân hàng. Họ đồng loạt đi rút tiền, ngân hàng thiếu tiền mặt phải đi vay nóng với lãi suất cao… dẫn đến rủi ro thanh khoản xảy ra đầu tiên, kéo theo rủi ro về lợi nhuận, phá sản…
Vậy có thể thấy hậu quả thường thấy khi gặp rủi ro tín dụng là phát sinh nợ quá hạn. Có thể nói rằng không một ngân hàng thương mại nào mà trong bảng tổng kết tài sản hàng năm lại không có nợ quá hạn, nhưng tỉ lệ này thường chỉ nên chiếm một tỉ lệ rất nhỏ mà thôi. Có thể nói tỷ lệ nợ quá hạn ở các ngân hàng được giữ ở mức độ an toàn tối thiểu có thể xử lý được và thường là dưới 5%. Từ nợ quá hạn có thể kéo theo nợ xấu, nợ khó đòi hay nợ không thể đòi được. Một ngân hàng có những khoản nợ không thể thu hồi bắt buộc phải khoanh nợ hay yêu cầu được phép xoá khoản nợ đó đi. Điều đó làm cho nguồn vốn của ngân hàng giảm đi cùng với lợi nhuận giảm.
Có thể thấy một số hậu quả do nợ quá hạn gây ra cho hoạt động của ngân hàng.
Thứ nhất, làm giảm khả năng thanh toán của ngân hàng do không thu hồi được những khoản nợ đã cho vay.
Thứ hai, khả năng sinh lời của ngân hàng giảm.
Thứ ba, tính thanh khoản giảm sút, do thiếu tiền mặt dẫn đến thanh khoản khó khăn.
Thứ tư, các dịch vụ ít giá trị do thiếu vốn để đầu tư.
Thứ năm, làm cho hình ảnh ngân hàng bị xấu đi.
Thứ bẩy, giảm khả năng mở rộng của ngân hàng.
Thanh khoản khó khăn dẫn đến ngân hàng phải vay nóng từ bên ngoài với lãi suất cao tạo ra sự phụ thuộc không nên có vào các nguồn tín dụng bên ngoài. Điều này làm giảm sút nguồn vốn của ngân hàng, giảm khả năng cung cấp các dịch vụ do khách hàng yêu cầu. Khả năng sinh lời thấp do ngoài việc chi trả tiền lãi cho khách hàng còn phải chi trả một khoản lãi lớn cho các khoản vay nóng. Do đó gi...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status