Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn của ngân hàng thương mại - pdf 19

Download miễn phí Luận văn Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn của ngân hàng thương mại



Công tác huy động vốn của Sở giao dịch I vẫn duy trì kết quả tốt, năm 2005 đạt được 20.650 tỷ đồng, tăng 28.8% so với năm 2004, trong khi tỷ lệ này tính chung cho toàn hệ thống Vietcombank đạt 15.8%. Trên địa bàn Hà Nội, mức tăng trưởng tổng vốn huy động của các Tổ chức tín dụng (TCTD) bằng 19.2% so với năm 2004. Tính đến năm 2005, thị phần huy động vốn của Sở giao dịch I đạt 9.125% trên địa bàn Hà Nội.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

iá báo cáo 15.875 VND/USD)
2.1.2.1.1. Về huy động vốn
Công tác huy động vốn của Sở giao dịch I vẫn duy trì kết quả tốt, năm 2005 đạt được 20.650 tỷ đồng, tăng 28.8% so với năm 2004, trong khi tỷ lệ này tính chung cho toàn hệ thống Vietcombank đạt 15.8%. Trên địa bàn Hà Nội, mức tăng trưởng tổng vốn huy động của các Tổ chức tín dụng (TCTD) bằng 19.2% so với năm 2004. Tính đến năm 2005, thị phần huy động vốn của Sở giao dịch I đạt 9.125% trên địa bàn Hà Nội.
BẢNG 1. NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG CÁC NĂM
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Số vốn
Tăng trưởng
2003
2004
2005
 04/03
 05/04
Tổng nguồn huy động
13302.5
16025
20650
20.47%
28.86%
1. Theo nguồn huy động
- Từ khu vực dân cư
9817.5
11337.5
14577
15.48%
28.57%
- Từ khu vực doanh nghiệp
3485
4687.5
6073
34.51%
29.56%
2. Theo đồng tiền
- Tiền gửi VND
5565
7087.5
10175
27.36%
43.56%
- Tiền gửi ngoại tệ (quy đổi sang VND)
7737.5
8937.5
10475
15.51%
17.20%
3. Theo kỳ hạn
- Tiền gửi không kỳ hạn
 -
-
1740

-
- Tiền gửi có kỳ hạn
 -

18910
-

Huy động từ khu vực dân cư và các tổ chức kinh tế chiếm 90% tổng nguồn vốn, còn lại là từ các TCTD nước ngoài và Kho bạc Nhà nước. Huy động vốn ngoại tệ chiếm tỷ lệ cao hơn so với đồng Việt Nam (chiếm 51%), một phần do tác động tích cực của quyết định tăng lãi suất đầu tư đầu năm của Sở giao dịch I theo lãi suất điều chỉnh của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ làm chênh lệch lãi suất giữa VND và USD ngày càng bị thu hẹp, một phần là do tâm lý người dân lo ngại lạm phát gia tăng, khi chỉ số tăng giá tiêu dùng hiện nay đang ở mức cao. Từ năm 2004 đến cuối năm 2005, FED liên tục tăng lãi suất 13 lần từ 1,25% lên tới 4,25%/năm trong khi chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Việt Nam năm 2005 tăng 8,4%.
Mức huy động vốn của Sở giao dịch phân theo loại tiền huy động năm 2005 như sau:
- Huy động USD đạt 660 triệu USD, tăng 17,2% so với năm 2004
- Huy động VND đạt 10.175 tỷ đồng, tăng 43,3% so với năm 2004
Về cơ cấu nguồn vốn, do nguồn tiền gửi tiết kiệm luôn chiếm tỷ trọng lớn nên nguồn vốn huy động bị ảnh hưởng bởi điều kiện lãi suất trên thị trường, nhất là với chiều hướng lãi suất gia tăng trong cả năm 2005. Bên cạnh đó, nguồn tiền gửi thanh toán vẫn duy trì tăng trưởng ổn định, đạt 4350 tỷ đồng vào cuối năm 2005. Các đợt huy động kỳ phiếu của Ngân hàng cũng đạt được kết quả khả quan, góp phần tăng cao nguồn vốn huy động.
2.1.2.1.2. Về sử dụng vốn
Công tác quản lý và sử dụng vốn của Sở giao dịch I được thực hiện theo phương châm an toàn và hiệu quả nhằm vừa đảm bảo khả năng sinh lời vừa đảm bảo khả năng thanh khoản cho đồng vốn của ngân hàng.
Tổng mức sử dụng vốn sinh lời chiếm 98,6% tổng nguồn vốn huy động của Sở giao dịch I, trong đó đầu tư tín dụng chiếm 43%, phần còn lại thực hiện điều chuyển vốn nội bộ, tăng năng lực nguồn vốn cho hệ thống Ngân hàng Ngoại thương. Nguồn vốn lớn đã đáp ứng tốt nhu cầu vốn lưu động và vốn cho các dự án sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng cơ bản. Công tác sử dụng vốn có hiệu quả của Sở giao dịch đã góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thủ đô. Kết quả như sau:
BẢNG 2. SỐ LIỆU VỀ SỬ DỤNG VỐN NĂM 2005
Đơn vị: Tỷ VND
Chỉ tiêu
Năm 2005
% so với năm 2004
Tổng sử dụng vốn
20.650,4025
128,77
A. Đồng Việt Nam
10.174,2525
143,33
- Tổng dư nợ cho vay
4.276,33
107,62
Trong đó:
+ Dư nợ vốn ngắn hạn
3.005,385
95,56
+ Dư nợ vốn Trung và dài hạn
1.064,1225
135,62
+ Nợ quá hạn
206,825
-
- Tiền gửi tại VCBTW
5.112,4075
199,56
- Các khoản khác
785,515
139,12
B. Ngoại tệ (quy VND)
10.476,15
117,23
- Tổng dư nợ cho vay
4.518,74
110,21
Trong đó:
+ Dư nợ vốn ngắn hạn
3.297,7925
107,48
+ Dư nợ vốn trung và dài hạn
1.186,4975
117,23
+ Nợ quá hạn
34,45
-
- Tiền gửi tại VCBTW
5.841,8025
135,86
- TSCD, TSLD và khác
115,6075
21,50
2.1.2.1.3. Các hoạt động kinh doanh chủ yếu
A. Tín dụng
Năm 2005 hoạt động tín dụng của Sở giao dịch I tiếp tục được mở rộng với phương châm kiểm soát rủi ro chặt chẽ hơn. Đến cuối năm 2005, dư nợ tín dụng đạt 8795 tỷ đồng, tăng 8,95% so với năm 2004. Mức tăng trưởng của toàn hệ thống Vietcombank là 15,7%. Trong khi đó, dư nợ cho vay của các TCTD trên địa bàn Hà Nội tăng 20,6% so với cuối năm 2004; thị phần cho vay của Sở giao dịch I chiếm 8,35% trên địa bàn Hà Nội.
Trong năm 2005, Sở giao dịch I bắt đầu thực hiện triển khai thí điểm mô hình quản lý tín dụng mới áp dụng cho khách hàng là doanh nghiệp, phân tách rõ chức năng, nhiệm vụ giữa công tác Quan hệ khách hàng và công tác Quản trị rủi ro, từ đó giúp nâng cao chất lượng tín dụng của Sở giao dịch I, kiểm soát tốt hơn rủi ro cho ngân hàng và tăng cường quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng theo tiêu chuẩn quốc tế. Do vậy, trong giai đoạn này, mục tiêu tăng trưởng dư nợ tín dụng tạm thời chưa phải là mục tiêu hàng đầu của Sở giao dịch I.
Về cơ cấu tín dụng, cho vay USD chiếm tỷ trọng cao hơn so với cho vay VND. Đây là xu hướng từ năm 2003 khi có chính sách cho vay ngoại tệ hỗ trợ xuất khẩu của thành phố Hà Nội. Cụ thể:
- Dư nợ cho vay bằng ngoại tệ năm 2005 đạt 4517,5 tỷ đồng (quy VND), chiếm 51,38% tổng dư nợ.
- Dư nợ cho vay bằng VND năm 2005 đạt 4277,5 tỷ đồng, chiếm 48,62% tổng dư nợ.
Để mở rộng quan hệ khách hàng và đẩy mạnh công tác tín dụng, đội ngũ cán bộ Sở giao dịch I đã chủ động tìm kiếm khách hàng tiềm năng, các dự án, các phương án sản xuất kinh doanh khả thi, tạo điều kiện hỗ trợ kịp thời nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Sở giao dịch luôn quan tâm duy trì và củng cố đội ngũ khách hàng truyền thống. Phong cách giao dịch của cán bộ tín dụng và chất lượng các sản phẩm tín dụng của Sở giao dịch đã tạo niềm tin và uy tín đối với các khách hàng, tạo điều kiện cùng khách hàng kinh doanh hiệu quả.
B. Công tác thanh toán xuất nhập khẩu.
Năm 2005, hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta gặp nhiều khó khăn: môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, các quy định rào cản về xuất khẩu ngày càng chặt chẽ, giá một số vật tư và dịch vụ đầu vào tăng làm hạn chế sức cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường quốc tế… Tuy nhiên, với nhiều cơ chế, chính sách thuận lợi của Chính phủ, tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2005 đạt 69,11 tỷ USD, tăng 18,2% so với năm 2004. Tại Sở giao dịch, doanh số thanh toán xuất nhập khẩu cũng tăng mạnh.
Kim ngạch thanh toán XNK qua Sở giao dịch năm 2005 đạt 1206.925 triệu USD, tăng 15,9% so với năm 2004.
Kim ngạch thanh toán nhập khẩu đạt 822,25 triệu USD, tăng 9,2% so với 2004. Trong đó:
- Thanh toán L/C: 633,425 triệu USD, tăng 14,7% so với 2004
- Nhờ thu và chuyển tiền: 188,325 triệu USD, giảm 5,9% so với 2004.
Kim ngạch thanh toán xuất khẩu đạt 384,675 triệu USD, tăng 52,7% so với 2004
Bảo lãnh:
- Phát hành bảo lãnh: 100 tỷ đồng
- Giải toả bảo lãnh: 130 tỷ đồng
- Dư nợ bảo lãnh: 362,5 tỷ đồng
Năm 2005 không phát sinh rủi ro trong thanh toán xuất nhập khẩu và bảo lãnh. Có được kết quả như trên là do uy tín, chất lượng thanh toán quốc tế luôn là vấn đề được đặt lên hàng đầu trong công tác thanh toán XNK tại...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status