Tìm hiểu thực trạng đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán do công ty TNHH kiểm toán An Phú thực hiện - pdf 19

Download miễn phí Chuyên đề Tìm hiểu thực trạng đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán do công ty TNHH kiểm toán An Phú thực hiện



MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
Chương 1 3
Những đặc điểm chung của Công ty TNHH Kiểm toán An Phú với đánh giá trọng yếu và rủi ro 3
1.1. Lịch sử hình thành Công ty TNHH Kiểm toán An Phú 3
1.2.Cơ cấu, hệ thống bộ máy dịch vụ kiểm toán Công ty TNHH Kiểm toán An Phú 7
1.3. Đặc điểm bộ máy quản lý Công ty TNHH Kiểm toán An Phú 10
1.3.1. Ban giám đốc 10
1.3.2. Các phòng ban tại Công ty 14
1.4.Tổ chức bộ máy kiểm toán tại Công ty TNHH Kiểm toán An Phú 17
1.4.1. Mô hình trực tuyến – tham mưu 17
1.4.2. Nhiệm vụ của bộ máy kiểm toán 18
1.4.3. Đặc điểm quy trình kiểm toán được áp dụng tại Công ty: 18
Chương 2 21
Thực trạng đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán do Công ty TNHH Kiểm toán An Phú thực hiện 21
2.1. Mô hình đánh giá trọng yếu và rủi ro chung được áp dụng tại Công ty TNHH Kiểm toán An Phú 21
2.2. Mô hình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán khách hàng ABC 28
2.2.1. Đánh giá trọng yếu và rủi ro trong bước chuẩn bị kiểm toán 28
2.2.2. Đánh giá trọng yếu và rủi ro trong bước thực hiện kiểm toán 41
2.2.3. Đánh giá trọng yếu và rủi ro trong bước kết thúc kiểm toán 44
2.3. Mô hình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán khách hàng XYZ 45
2.3.1. Đánh giá trọng yếu và rủi ro trong bước chuẩn bị kiểm toán 45
2.2.2. Đánh giá trọng yếu và rủi ro trong bước thực hiện kiểm toán 56
2.2.3. Đánh giá trọng yếu và rủi ro trong bước kết thúc kiểm toán 60
2.3. Nhận xét chung về đánh giá tính trọng yếu và rủi ro kiểm toán của Công ty TNHH Kiểm toán An Phú. 60
Chương 3 63
Một vài kiến nghị hoàn thiện đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán của Công ty TNHH Kiểm toán An Phú 63
3.1. Tính tất yếu phải hoàn thiện đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán của Công ty TNHH Kiểm toán An Phú 63
3.2. Phương hướng hoàn thiện 64
3.3. Kiến nghị thực hiện giải pháp 66
3.3.1. Đối với Nhà Nước 66
3.3.2. Đối với đơn vị 70
3.3.3. Đối với kiểm toán viên 72
LỜI KẾT 74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 75
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

nh hay ước tính bất thường tại thời điểm kết thúc năm hay không?
Ÿ Tài khoản này có thể bị ảnh hưởng bởi áp lực bên trong hay ngoài đơn vị về kết quả kinh doanh hay không?
Ÿ Tài khoản này có thể bị ảnh hưởng bởi những nghi vấn về tính chính trực của Ban Giám đốc hay không?
Bước 7: Tổng hợp đánh giá trọng yếu và rủi ro trong toàn giai đoạn:
Sau khi xác định mức trọng yếu kế hoạch các KTV lập bảng tổng hợp mức trọng yếu kế hoạch chi tiết cho các tài khoản. Bảng tổng hợp này được soát xét bởi các KTV cấp cao khác nhóm thực hiện trong Công ty.
Thứ hai là, đánh giá trọng yếu và rủi ro trong bước thực hiện kiểm toán.
Đánh giá trọng yếu và rủi ro trong giai đoạn thực hiện kiểm toán gắn liền với kết quả của các thử nghiệm cơ bản. Các kết quả này chỉ ra rằng liệu có rủi ro phát hiện nào xuất hiện mà chưa được đánh giá trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán hay không? Trong trường hợp các sai sót phát hiện từ các thử nghiệm cơ bản là trọng yếu, KTV phải xem xét sửa đổi và cập nhật kế hoạch kiểm toán ban đầu. Công việc này có thể dẫn tới việc KTV phải mở rộng phạm vi của cuộc kiểm toán để phát hiện thêm các sai phạm có thể có.
KTV tổng hợp các sai phạm đưa ra bút toán điều chỉnh và đề nghị khách hàng điều chỉnh. Ý kiến kiểm toán về báo cáo tài chính của khách hàng sẽ tùy thuộc vào kết quả điều chỉnh của khách hàng và bảng tổng hợp các sai sót chưa điều chỉnh do KTV đề nghị.
Thứ ba là, đánh giá trọng yếu và rủi ro trong bước kết thúc kiểm toán.
Soát xét các sự kiện sau ngày khóa sổ để đánh giá những ảnh hưởng của các sự kiện này tới kết quả kiểm toán.
Đánh giá hiệu quả của hoạt động của hợp đồng;
Xem xét, đánh giá của khách hàng về nhân viên, chất lượng kiểm toán…
2.2. Mô hình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán khách hàng ABC
2.2.1. Đánh giá trọng yếu và rủi ro trong bước chuẩn bị kiểm toán
Khi Công ty thu nhận hợp đồng của khách hàng ABC, theo đúng trình tự sẽ thực hiện các bước công việc sau:
Bước 1: Đánh giá rủi ro kiểm toán tổng thể
Đầu tiên là hiểu biết của kiểm toán viên về công ty khách hàng. Qua tìm hiểu cho thấy khách hàng ABC là một công ty cổ phần sản xuất. kinh doanh mặt hàng chính là sữa từ năm 1976; đến năm 2004 thì chuyển đổi sang hình thức cổ phần và mở rộng lĩnh vực kinh doanh sang kinh doanh bất động sản. Tính theo doanh số và sản lượng, ABC là nhà sản suất sữa hàng đầu tại Việt Nam. Danh mục sản phẩm của ABC bao gồm: sản phẩm chủ lực là sữa nước và sữa bột; sản phẩm có giá trị cộng thêm như sữa đặc, yoghurt ăn và yoghurt uống, kem và phó mát. ABC cung cấp cho thị trường một những danh mục các sản phẩm, hương vị và qui cách bao bì có nhiều lựa chọn nhất.
Theo Euromonitor, ABC là nhà sản xuất sữa hàng đầu tại Việt Nam trong 3 năm kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2007. Từ khi bắt đầu đi vào hoạt động năm 1976, Công ty đã xây dựng hệ thống phân phối rộng nhất tại Việt Nam và đã làm đòn bẩy để giới thiệu các sản phẩm mới như nước ép, sữa đậu nành, nước uống đóng chai và café cho thị trường.
Phần lớn sản phẩm của Công ty cung cấp cho thị trường dưới thương hiệu “ABC”, thương hiệu này được bình chọn là một “Thương hiệu Nổi tiếng” và là một trong nhóm 100 thương hiệu phát triển nhất do Bộ Công Thương bình chọn năm 2006. ABC cũng được bình chọn trong nhóm “Top 10 Hàng Việt Nam chất lượng cao” từ năm 1995 đến năm 2007.
Hiện tại công ty tập trung các hoạt động kinh doanh vào thị trường đang tăng trưởng mạnh tại Việt Nam mà theo Euromonitor là tăng trưởng bình quân 7.85% từ năm 1997 đến 2007. Đa phần sản phẩm được sản xuất tại chín nhà máy với tổng công suất khoảng 570.406 tấn sữa mỗi năm. Công ty sở hữu một mạng lưới phân phối rộng lớn trên cả nước, đây là điều kiện thuận lợi để đưa sản phẩm đến số lượng lớn người tiêu dùng.
Sản phẩm Công ty chủ yếu được tiêu thụ tại thị trường Việt Nam và cũng xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài như Úc, Campuchia, Irắc, Philipines và Mỹ.
Từ những thông tin tìm hiểu được ở trên, KTV của An Phú đã nhận diện những rủi ro tiềm tàng trong hoạt động kinh doanh của khách hàng ABC bao gồm:
- Nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng 60% – 70% giá thành sản phẩm nên tình hình giá nguyên vật liệu tăng sẽ  ảnh hưởng đến sản xuất của Công ty. Trong khi đó, nguồn nguyên vật liệu chính của ABC được lấy từ hai nguồn chính: sữa bò tươi thu mua từ các hộ nông dân chăn nuôi bò sữa trong nước (chiếm 25%) và nguồn sữa bột ngoại nhập (chiếm 75%). Do đó, ABC có thể gặp rủi ro khi phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu về giá và chất lượng ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của ABC.
- Kèm theo rủi ro nguồn nguyên liệu, ABC còn có thể gặp rủi ro về tỷ giá mặc dù ABC có doanh thu xuất khẩu nhưng tỷ lệ doanh thu xuất khẩu không tương ứng với tỷ lệ nguyên liệu ABC nhập khẩu.
- Lĩnh vực hoạt động của ABC là ngành thực phẩm chịu sự quản lý và kiểm tra chặt chẽ về mặt chất lượng, nguồn nguyên liệu và vệ sinh thực phẩm. Vì vậy, công ty có thể gặp rủi ro về mặt pháp luật.
- Ngoài ra, ABC có thể gặp các rủi ro khác như rủi ro kinh tế, rủi ro cạnh tranh, và các rủi ro khác.
Bước 2: : Đánh giá rủi ro trên cơ sở đã hiểu biết về hoạt động kinh doanh của khách hàng:
Tiếp đó, các KTV của Công ty tìm hiểu về hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ khách hàng ABC thông qua kĩ thuật quan sát và phỏng vấn. Cụ thể, phụ trách nhóm kiểm toán tới trụ sở làm việc của khách hàng ABC và tìm hiểu những thông tin về môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán, kiểm toán nội bộ.
Về môi trường kiểm soát, trưởng nhóm kiểm toán phỏng vấn Ban giám đốc công ty ABC về những đặc thù quản lý; yêu cầu được xem những văn bản liên quan đến chính sách, chế độ và các quy định, cách thức quản lý tổ chức kiểm tra trong doanh nghiệp. Tiếp đó, KTV này tìm hiểu tới cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp và thấy rằng tại công ty ABC có các vấn đề cần chú ý sau:
- Công ty thiết lập cơ cấu tổ chức theo mô hình tập trung kiểm soát được hầu hết các hoạt động
- Thực hiện sự phân chia ba chức năng: xử lý nghiệp vụ, ghi chép sổ và bảo quản tài sản.
- Có sự độc lập tương đối giữa các bộ phận
- Chính sách nhân sự của công ty có nhiều ưu đãi, tạo điều kiện cho nhân viên hoàn thành tốt công việc.
- Kế hoạch sản xuất được lập đầy đủ.
Về hệ thống kế toán, qua quan sát và phỏng vấn phòng kế toán của công ty cho thấy, hoạt động của phòng kế toán đảm bảo sự phân tách chức năng, không có sự chồng chéo giữa các bộ phận.
Về các thủ tục kiểm soát, công ty đã thiết lập một hệ thống thủ tục kiểm soát nhằm hạn chế các gian lận và sai phạm. Trong quá trình phỏng vấn, trưởng nhóm kiểm toán ABC thấy rằng việc kiểm soát hàng nhập xuất kho chưa được thực hiện một cách liên tục, giấy tờ ghi chép không rõ ràng.
Về kiểm toán nội bộ, khách hàng ABC chưa có kiểm toán nội bộ.
Từ những tìm hiểu về khách hàng như trên, trưởng nhóm kiểm toán đã đưa ra n...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status