Một số biện pháp marketing nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của Công ty Dệt Kim Hà Nội - pdf 19

Download miễn phí Luận văn Một số biện pháp marketing nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của Công ty Dệt Kim Hà Nội



Công ty Dệt Kim Hà Nội là một công ty sản xuất thuộc ngành sản xuất công nghiệp nhẹ mà Sở Công nghiệp Hà Nội trực tiếp quản lý.
Mặt hàng sản xuất của công ty là dệt các bít tất dùng cho người lớn và trẻ em như: bít tất Jacquard, xùi, rib, thêu dùng cho computer và bít tất giấy phụ nữ. Mặt hàng của công ty đa dạng về mẫu mã phong phú về mầu sắc, kiểu dáng và đặc biệt là chất lượng cao đáp ứng tiêu dùng trong và ngoài nước.
Năng lực sản xuất hiện nay của Công ty là 7 triệu đôi bít tất/ năm. Sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền thiết bị hiện đại và tương đối đồng bộ được nhập khẩu từ Tiệp Khắc, Hàn Quốc, Nhật, Italia .
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

được cải tiến, hoàn thiện.
+ Phát hiện cơ hội bán hàng và khai thác triệt để cơ hội đó.
- Tạo dựng uy tín của sản phẩm:
Uy tín của sản phẩm là tổng hợp các chỉ tiêu phản ánh về mặt chất lượng của sản phẩm (chất lượng, khả năng tiêu thụ, sở thích, độ thỏa dụng, di ứng với sự biến động của thị trường ...).
Để tạo dựng uy tín sản phẩm chủ yếu tập trung vào các yếu tố sau:
+ Chất lượng sản phẩm.
+ Nhãn hiệu sản phẩm.
+ Bao bì đóng gói.
- Phát triển sản phẩm mới:
Phát triển sản phẩm là yêu cầu sống còn của hoạt động sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp. Muốn có sản phẩm mới tích cực nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật phục vụ cuộc sống của con người.
* Phát triển sản phẩm mới cần qua các bước sau:
Bước 1: Xác định sản phẩm mới:
+ Nghiên cứu thăm dò nhu cầu thị trường về sản phẩm của doanh nghiệp đang có.
+ Nghiên cứu và phân tích những ưu điểm, nhược điểm những sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.
+ Nghiên cứu những công nghệ mới, công nghệ tiên tiến để ứng dụng vào sản xuất sản phẩm mới (nghiên cứu khả thi, nghiên cứu chi tiết ...).
+ Phân tích, đánh giá, so sánh chi phí và doanh thu khi phát triển sản phẩm mới với việc duy trì sản xuất sản phẩm cũ (có tính đến chi phí cơ hội).
Những dấu hiệu cần nhanh chóng sản xuất sản phẩm mới:
- Doanh số có chiều hướng giảm mà không phải từ các nguyên nhân kinh tế khác.
- Sản phẩm đã được phổ biến rộng khắp.
- Nhu cầu tiêu dùng đã đến mức bão hòa (không tăng).
Sau khi đã xác định phương án mặt hàng (sản phẩm mới) xong cần thẩm định lại toàn bộ:
- Dung lượng thị trường và khả năng xuất hiện ở thị trường mới.
- Khả năng cạnh tranh và sự phản ứng của các nhà doanh nghiệp.
- Khả năng đầu tư kỹ thuật, công nghệ của doanh nghiệp.
- Hệ thống kênh phân phối, chương trình tuyên truyền quảng cáo.
- Xác định hiệu quả kinh doanh, thời gian thu hồi vốn.
Bước 2: Tiến hành sản xuất sản phẩm mới bao gồm:
- Chế thử.
- Vận hành, sử dụng nhằm khám phá khiếm khuyết.
- Khắc phục nhược điểm của sản phẩm mới.
- Sản xuất đại trà.
- Làm thích ứng với thị trường, với yêu cầu của khách hàng.
Bước 3: Tung sản phẩm ra thị trường:
+ Tổ chức giới thiệu sản phẩm mới bao gồm quảng cáo, tuyên truyền, trưng bày triển lãm, hội chợ ...
+ Chào bán với những chính sách khuyến mãi khác nhau tuỳ theo đối tượng.
Chú ý:
Lựa chọn thời điểm để đưa sản phẩm mới ra thị trường.
Triển khai thành nhiều giai đoạn (thăm dò, củng cố và khẳng định).
Bước 4: Thu thập ý kiến khách hàng về sản phẩm mới nhằm tìm ra những nguyên nhân thành công và thất bại.
5. Chính sách hỗ trợ thực hiện chiến lược tiêu thụ sản phẩm:
Bao gồm chính sách về giá cả, chính sách phân phối hàng hóa vào các kênh tiêu thụ, chính sách xúc tiến ... đã được trình bày ở phần I.
III. Mối quan hệ của marketing với tiêu thụ sản phẩm ở doanh nghiệp sản xuất.
Tiêu thụ sản phẩm là hoạt động nhằm thực hiện hình thái giá trị của sản phẩm được sáng tạo ra trong lao động sản xuất, nhằm chuyển hóa lao động cá biệt được vật hóa sang lao động xã hội được thừa nhận thông qua giá trị.
Do vậy tiêu thụ sản phẩm là hoạt động quan trọng không thể thiếu được trong sản xuất kinh doanh, nó là một khâu, một mắt xích của quá trình sản xuất mở rộng.
Tiêu thụ sản phẩm giúp cho hoạt động kinh doanh được diễn ra không những thường xuyên liên tục mà còn đạt hiệu quả trong kinh doanh, chỉ có thông qua tiêu thụ người ta mới có thể đánh giá được sản xuất kinh doanh có đạt hiệu quả đến đâu, đồng thời thấy rõ sự thừa nhận của xã hội với lao động cá biệt, tức là đã thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng.
Trong nền kinh tế thị trường vận hành theo những quy luật kinh tế như quy luật giá trị quy luật cung cầu, cạnh tranh ... những quy luật này luôn gắn liền với hoạt động trao đổi hàng hóa dịch vụ, đã không ngừng huy động những nguồn lực vào việc sáng tạo ra của cải và giá trị mới làm giầu cho cá nhân và xã hội. Chính vì vậy mà hàng hóa được sản xuất ra lớn hơn cầu về hàng hóa và có xu hướng bão hòa trên thị trường, dẫn đến tiêu thụ sản phẩm của cá doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Để tiếp tục thực hiện tốt hoạt động kinh doanh người ta tìm mọi cách để chiều lòng khách hàng bằng cách thỏa mãn mọi nhu cầu của khách hàng. Cách thức, biện pháp và khoa học nghiên cứu nhằm thỏa mãn mọi nhu cầu của khách hàng để thúc đẩy hoạt động tiêu thụ hết sản phẩm hàng hóa được doanh nghiệp sản xuất đó là hoạt động marketing.
Ngày nay, các công ty không thể sống còn đơn giản chỉ bằng việc làm tốt công việc của mình. Họ phải làm một công việc hoàn hảo nếu như họ muốn chiến thắng trong các thị trường được đặc trưng bởi sự tăng trưởng chậm và sự cạnh tranh gay gắt ở trong nước và ngoài nước. Người tiêu dùng và các người mua kinh doanh đứng trước một số lớn các nhà cung cấp và đang tìm kiếm để thoả mãn các nhu cầu của mình, do đó họ tìm sự hoàn hảo về chất lượng, giá trị và chi phí khi họ lựa chọn các nhà cung cấp cho mình. Các nghiên cứu gần đây đã chứng minh rằng chìa khóa của việc hoàn thành được lợi nhuận cho công ty là việc biết và thỏa mãn các khách hàng có mục tiêu với những sản phẩm siêu đẳng có tính cạnh tranh cao. Và marketing là chức năng của công ty bao gồm việc xác định các mục tiêu về khách hàng và tốt nhất để thỏa mãn các nhu cầu và mong muốn của họ một cách có tính cạnh tranh và có khả năng sinh lợi nhuận.
Marketing có nguồn gốc từ con người là một sinh vật với những nhu cầu đòi hỏi và những mong muốn. Các nhu cầu và các mong muốn tạo ra một trạng thái thiếu tiện nghi và nó sẽ được giải quyết thông qua các sản phẩm thu được để thỏa mãn các nhu cầu và mong muốn này. Marketing là chức năng quản lý công ty về tổ chức và tiền lương toàn bộ các hoạt động kinh doanh từ việc phát hiện ra nhu cầu và biến sức mua của người tiêu dùng thành nhu cầu thực sự về một mặt hàng cụ thể để đến việc đưa hàng hóa đó đến người tiêu thụ cuối cùng nhằm đảm bảo cho công ty thu được lợi nhuận cao nhất.
Qua việc phân tích ở trên đây cho thấy marketing là hoạt động nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, làm cho hoạt động tiêu thụ vừa là một khoa học, vừa là nghệ thuật vừa là bí quyết thành công trên thương trường. Marketing ngày nay không thể thiếu được; người nào, doanh nghiệp nào nắm được, làm chủ được marketing sẽ gặt hái được những thành công rực rỡ. Đương nhiên hoạt động tiêu thụ sản phẩm không phải là marketing, bởi marketing chỉ xuất hiện khi nào, ở đâu có nền kinh tế thị trường, ở đâu mà cung lớn hơn cầu về hàng hóa. Hoạt động marketing chỉ là một trong biện pháp quan trọng để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm chứ không phải là tất cả. Tuy nhiên tiêu thụ và marketing có quan hệ mật thiết với nhau, tiêu thụ phải nhờ có marketing mới phát triển được tức là marketing làm tiền đề cho hoạt động tiêu thụ, ngược lại marketing gắn liền với tiêu t...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status