Đẩy mạnh hoạt động PR cho sản phẩm kỹ thuật số tại Việt Nam - pdf 19

Download miễn phí Đẩy mạnh hoạt động PR cho sản phẩm kỹ thuật số tại Việt Nam



MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PR
1.1. Khái niệm PR
1.1.1. Nguồn gốc PR
1.1.2. Khái niệm PR
1.2. Chức năng của PR
1.3. Vai trò của PR
1.4. Nguyên tắc PR
1.5. Các công cụ của PR
1.5.1. Truyền thông
1.5.2. Ấn Phẩm
1.5.3. Phim giới thiệu
1.5.4. Bài phát biểu
1.5.5. Tài trợ
1.5.6. Tổ chức sự kiện
1.5.7. Một số công cụ khác
1.6. Quy trình PR
1.6.1. Nghiên cứu thị trường
1.6.2. Xác định mục tiêu
1.6.3. Xác định nhóm công chúng mục tiêu
1.6.4. Lập kế hoạch PR
1.6.5. Lựa chọn công cụ PR phù hợp
1.6.6. Hoạch định ngân sách
1.6.7 .Đánh giá kết quả
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PR CHO CÁC SẢN PHẨM KỸ THUẬT SỐ TẠI VIỆT NAM
2.1. Thực trạng phát triển của thị trường sản phẩm kỹ thuật số tại Việt Nam trong những năm gần đây.
2.1.1. Vài nét về thị trường sản phẩm kỹ thuật số Việt Nam hiện nay
2.1.2. Đánh giá thị trường kỹ thuật số Việt Nam
2.2 Thực trạng hoạt động PR đối với các sản phẩm kỹ thuật số tại Việt Nam trong những năm gần đây
2.2.1. Vài nét về PR tại Việt Nam từ năm 1996 đến nay
2.2.2. Thực trạng các hoạt động PR đối với các sản phẩm kỹ thuật số tại Việt Nam
2.2.3. Đánh giá chung về thực trạng PR cho các sản phẩm kỹ thuật số tại Việt Nam
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG PR CHO CÁC SẢN PHẨM KỸ THUẬT SỐ TẠI VIỆT NAM
3.1. Bài học kinh nghiệm trong hoạt động PR các sản phẩm kỹ thuật số từ một số quốc gia trên thế giới
3.1.1. Hoạt động PR cho các sản phẩm kỹ thuật số tại Nhật
3.1.2. Hoạt động PR cho sản phẩm kỹ thuật số tại Trung Quốc
3.1.3. Hoạt động PR sản phẩm kỹ thuật số tại Mỹ
3.1.4. Bài học cho Việt Nam
3.2. Giải pháp đẩy mạnh PR cho các sản phẩm kỹ thuật số tại Việt Nam
3.2.1. Lựa chọn công cụ PR thích hợp
3.2.2. Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động PR cho các sản phẩm kỹ thuật số ở Việt Nam
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤC LỤC 1: MỘT SỐ NGUỒN THÔNG TIN ĐỂ TÌM HIỂU VỀ CÁC SẢN PHẨM KỸ THUẬT SỐ
PHỤ LỤC 2: MỘT SỐ CÔNG TY PR TẠI VIỆT NAM
PHỤ LỤC 3: PHIẾU ĐIỀU TRA PHỤC VỤ KHểA LUẬN
PHỤ LỤC 4: KẾT QUẢ PHIẾU ĐIỀU TRA
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

t trong những nghề “hot” nhất tại Việt Nam.
Tuy nhiên, nghề PR đòi hỏi rất nhiều kỹ năng, ngoài những yêu cầu về óc sáng tạo, sự bền bỉ, khả năng giao tiếp và kiến thức rộng, những kỹ năng nắm bắt, cập nhật, thẩm định và phân tích thông tin là không thể thiếu được. Do phần lớn là không được đào tạo cơ bản, các nhân viên PR gặp khá nhiều khó khăn vất vả và phải mất một vài năm để làm quen với công việc. Điều này gây lãng phí nguồn lực của doanh nghiệp và cũng là một trong những nguyên nhân của tình trạng các hoạt động PR chất lượng chưa cao, chưa chuyên nghiệp hiện nay như đã nói ở trên.
Trước đây, các cơ sở, tổ chức đã tổ chức các khoá ngắn hạn, đạo tạo trực tiếp các kỹ năng của PR. Tại Hà Nội, một số trung tâm giáo dục như THAME hay Victoria có cấp chứng chỉ đào tạo PR. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Nghiên Cứu Châu Á bắt đầu dạy khoá học PR theo trình độ quốc tế chủ yếu bằng kinh nghiệm thực tiễn của giảng viên từ các viện nghiên cứu, nhà báo, chuyên gia trong các lĩnh vực giao tế, lễ tân ... Họ giảng dạy một số nội dung như: quan hệ với báo chí, chính quyền, tổ chức họp báo, quảng cáo, phát biểu trước công chúng…
Khoa Thương Mại du lịch trường ĐH Kinh Tế TP Hồ Chí Minh cũng có mở các khoá ngắn hạn. Học viên được học qua các kiến thức căn bản về tổ chức sự kiện, viết thông cáo báo chí, quan hệ ...
ĐH Quốc tế RMIT cũng thường xuyên đạo tạo PR theo đơn đặt hàng của các doanh nghiệp.
Từ năm 2006, ngành PR được chính thức đào tạo chính quy bậc đại học ở Việt Nam, tại Học viện Báo chí và tuyên truyền. Chương trình chuyên ngành này sẽ có những môn học như: chiến lược quan hệ công chúng, tổ chức sự kiện, thông tin nội bộ và cộng đồng, so sánh truyền thông, tạo dựng và quảng bá hình ảnh...
Như vậy, mặc dù nhân viên PR hiện nay chưa có trình độ chuyên nghiệp cao như các quốc gia có ngành PR phát triển, nhưng nguồn nhân lực trẻ dồi dào cho thấy một tương lai phát triển chuyên nghiệp hơn, chất lượng hơn cho ngành PR Việt Nam.
e/ Về môi trường chính trị xã hội
Hiện nay các doanh nghiệp trong và ngoài nước hoạt động tại thị trường Việt Nam ngày càng được hưởng một môi trường kinh doanh lành mạnh và thông thoáng, do có sự quan tâm rất lớn từ nhà nước Việt Nam. Số lượng các công ty, các doanh nghiệp gia tăng nhanh trong những năm gần đây, khi quy chế kinh doanh đơn giản hơn, rõ ràng hơn. Ngoài ra, Nhà nước, bộ Thương Mại ngày nay rất quan tâm đến vẫn đề xây dựng thương hiệu tại thị trường Việt Nam. Vì vậy, sự phát triển của ngành PR là rất rộng mở dưới sự ủng hộ của nhà nước và sự thúc đẩy của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Hơn nữa, tại Việt Nam, trong xã hội mà tiếng nói của mỗi cá nhân ngày càng được coi trọng, con người có quyền và thích được bày tỏ quan điểm, thì những hoạt động giao tiếp với các tầng lớp công chúng cũng ngày càng đa dạng. Hoạt động PR theo đó cũng có một môi trường thuận lợi để phát triển, đồng thời điều đó cũng đặt ra yêu cầu cho hoạt động PR phải đúng đắn, chuyên nghiệp nếu không muốn bị công chúng phê phán, tẩy chay.
Trong vài năm gần đây, cùng với sự phát triển của ngành PR, số lượng các công ty PR và công ty tổ chức sự kiện chuyên nghiệp và các phòng ban PR nội bộ doanh nghiệp được thành lập gia tăng đáng kể. Sự phát triển đó đòi hỏi phải có sự quản lý bằng văn bản pháp luật để bảo vệ quyền lợi của những công ty này, đồng thời điều chỉnh hoạt động PR để không vi phạm luật pháp Việt Nam, không đi ngược lại thuần phong mỹ tục của dân tộc và không cản trở sự phát triển của nhau.
Hiện nay chưa có một văn bản pháp lý chính thức nào quy định về hoạt động PR nhưng đã có một số văn bản quy định có liên quan đến các công cụ của PR và một vài hoạt động thuộc PR. Do vậy hiện nay, có thể coi hoạt động PR chịu sự điều chỉnh của những quy định này.
Điều 30 Hiến Pháp năm 1992 đã quy định: Sách, báo cũng là một loại hình văn hoá phẩm đặc biệt, do vậy khi thực hiện các kế hoạch PR thông qua những kênh này cũng phải lưu ý nội dung và hình thức – không được chứa đựng tư tưởng phản động, đồi truỵ, trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Thông tư 65/BC ngày 06/10/1995 của Bộ Văn Hoá Thông Tin hướng dẫn thi hành Nghị định 133/HĐBT về họp báo và một số văn bản quy định về việc cung cấp thông tin lên mạng Internet.
Pháp lệnh về Quảng cáo được Uỷ ban thường vụ Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá X thông qua ngày 16-11-2001, điều chỉnh hoạt động quảng cáo, điều 9 có quy định những phương tiện quảng cáo bao gồm khá nhiều công cụ của PR như: báo chí gồm báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử; mạng thông tin máy tính; xuất bản phẩm gồm cả phim, ảnh, băng hình, đĩa hình, băng âm thanh, đĩa âm thanh; chương trình hoạt động văn hoá thể thao; hội chợ triển lãm; bảng, biển, pa-no, băng rôn, màn hình đặt nơi công cộng… Như vậy, có thể thấy khá nhiều công cụ của PR được điều chỉnh bởi pháp lệnh này. Tuy nhiên, sử dụng văn bản pháp lệnh về quảng cáo để điều chỉnh hoạt động PR càng làm cho nhiều người tưởng lầm PR là quảng cáo, cần có một hành lang pháp lý cho hoạt động PR trước sự phát triển nhanh chóng của ngành này.
Cách đây không lâu đã xảy ra vụ khủng hoảng sản phẩm Knorr của công ty Unilever. Chỉ vì sơ suất trong khâu kiểm duyệt mẫu bao bì, mẫu mã mà toàn bộ chiến dịch tiếp thị sản phẩm Knorr “tự nhiên hơn bột ngọt” bị phá sản. Tiếp đó là vụ khủng hoảng của một loạt những thương hiệu khác như: nước tương Chin-su, sữa Nestle, game “Võ lâm truyền kỳ”… Có một nguyên nhân đáng lo ngại: sự tham gia của các công ty PR trong việc khai thác sai lầm của đối thủ. Như đã có trình bày ở trên, các công ty PR không chỉ đánh bóng quá mức sự thật mà còn là công cụ tung tin đồn thất thiệt, nói xấu… để ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của đối thủ. Do ngành PR còn khá mới, nhiều công ty PR đã lợi dụng khe hở pháp luật để kiếm lợi mà đi ngược lại những nguyên tắc cơ bản của PR. Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt đó, kiến nghị lớn nhất của những doanh nghiệp làm PR chân chính là cần có một hành lang pháp lý cho hoạt động này. Chính phủ đã có văn bản luật quy định về hoạt động quảng cáo, đã có luật kinh doanh bảo hiểm để phạt những cá nhân có hành vi lừa đảo khách hàng hay cạnh tranh bất chính, thì cũng đến lúc cần có bộ luật tương tự cho hoạt động PR.
f/ Về thị phần
Có khá nhiều công ty nước ngoài nhìn thấy trước tiềm năng phát triển của ngành PR Việt Nam nên đã đầu tư vào nước ta từ lâu. Tuy nhiên các công ty nước ngoài cho đến nay không thu được nhiều thành công đáng kể, thị trường PR Việt Nam vẫn dành cho các công ty PR nội. Công ty PR nước ngoài đầu tiên đặt trụ sở tại Việt Nam là John Baily & Associates của Australia nay đã phải đóng cửa. Một vài công ty khác như Leo Activation và Ogilvy PR đã phải sớm rời khỏi thị trường Việt Nam vì không cạnh tranh nổi với các công ty trong nước. Lúc đầu, những công ty này ch...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status