Tìm hiểu về hoạt động mậu dịch quốc tế - pdf 19

Download miễn phí Đề tài Tìm hiểu về hoạt động mậu dịch quốc tế



MỤC LỤC
Danh sách thành viên nhóm 11 2
I. Các quan điểm về mậu dịch quốc tế đối với các nước đang phát triển:.3
1/ Các nước đang phát triển: 3
2/ Quan điểm đánh giá hoạt động thương mại: 5
3/ Liên hệ Việt Nam: 7
II. Các chỉ tiêu kinh tế đánh giá hoạt động mậu dịch : . 10
1/ Tỷ lệ mậu dịch: 10
2/ Cán cân thanh toán: 12
3/ Cán cân thương mại: 13
4/ Cơ cấu hàng xuất nhập khẩu 14
III. Xu hướng biến động của các chỉ số mậu dịch. So sánh các chỉ số; ý nghĩa kinh tế. 17
1) Xu hướng biến động của các chỉ số mậu dịch: 17
IV. Tài liệu tham khảo :
V. Nhận xét của Giảng viên:
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ranh thương mại của Việt Nam từ năm 1986 đến 2005, mặt hàng xuất khẩu chủ yếu vẫn là những sản phẩm khai khoáng, thâm dụng lao động, sử dụng lao động nhân công giá rẻ và những mặt hàng có nguồn gốc từ ngành nông nghiệp. Bên cạnh đó, chúng ta lại nhập khẩu chủ yếu những hàng hóa phục vụ cho sản xuất trong nước như máy móc, nguyên nhiên vật liệu.
Cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu (%)
Hàng hóa
1986-1990
1991-1995
1996-2000
2001-2005
1.Hàng CN nặng và khoáng sản
16.0
30.4
31.4
31.1
2.Hàng CN nhẹ và tiểu thủ CN
29.8
21.4
34.8
40.4
3.Hàng nông sản và NS chế biến
35.7
31.5
22.7
15.3
4.Hàng lâm sản
6.0
4.0
1.8
1.1
5.Hàng thủy sản
12.2
12.8
9.2
10.1
Cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu (%)
Hàng hóa
1986-1990
1991-1995
1996-2000
2001-2005
1.Tư liệu sản xuất
87.3
85.0
91.1
93.6
-Máy móc thiết bị
33.3
25.4
29.8
28.5
-Nguyên nhiên vật liệu
51.1
59.6
61.3
64.9
2.Vật phẩm tiêu dùng
12.7
15.0
8.9
6.4
Xem xét cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam qua các năm có thể nhận thấy định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta: trong tổng trị giá xuất khẩu sản phẩm nông lâm nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất vào giai đoạn đầu 1986-1990 là 35.7% sau đó giảm lien tục và dừng ở mức 15.3% thời kì 2000-2005, công nghiệp khai thác tăng 16.0% ở giai đoạn 1986-1990 đến 33.1% ở 2000-2005, công nghiệp chế biến giai đoạn cuối là 40.4% tăng 1,5 lần thời kì đầu. Điều đáng chú ý là tốc độ tăng trung bình hàng năm từ 1986-2005 đứng đầu là nhóm công nghiệp khai thác (29.4%), tiếp đến là sản xuất nông nghiệp chế biến (22,2%), hàng thủy sản (19.1%) và hàng nông sản (15.1%) cuối cùng là hàng lâm sản (11.9%). Theo dự báo của các chuyên gia, giai đoạn 2006-2010, nhóm sản phẩm công nghiệp và thủ công mỹ nghệ dự kiến sẽ là nhóm hàng có tốc độ tăng trưởng cao nhất với trung bình 36,3%/năm, chiếm 50,6% tổng kim ngạch xuất khẩu trong cả giai đoạn. Năm 2006 tỷ trọng của nhóm này là 45,9% và dự báo tăng lên 54,1% vào năm 2010 với kim ngạch trên 39 tỷ USD.
Nhận thấy tầm quan trọng của xuất nhập khẩu đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay đã đưa ra nhiều biện pháp để giải quyết 4 vấn đề lớn nhằm chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu. Đó là về cơ cấu hàng xuất khẩu, chính sách xuất khẩu, xúc tiến thương mại và chính sách tỷ giá. Cụ thể:
Thứ nhất, Việt Nam cần tập trung định hướng các hoạt động xuất nhập khẩu phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững.
Về mặt xuất khẩu, cần hạn chế khai thác ồ ạt các nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng như các hoạt động chế biến gây tác hại nặng lên môi trường. Bên cạnh đó, cần khuyến khích và tạo điều kiện cho các mặt hàng xuất khẩu thân thiện với môi trường. Ví dụ, dựa trên thế mạnh nông nghiệp truyền thống, có thể định hướng/hỗ trợ cho các hoạt động sản xuất thực phẩm hữu cơ (organic foods) để xuất khẩu vào các thị trường đầy tiềm năng như Nhật Bản. Sản xuất thực phẩm hữu cơ vừa thân thiện với môi trường vừa có giá trị xuất khẩu cao hơn.
Về mặt nhập khẩu, cần tránh các công nghệ cũ đang bị các nước khác loại bỏ và tìm cách bán tháo. Bên cạnh đó, cần khuyến khích nhập khẩu các công nghệ phục vụ cho quá trình phát triển các ngành công nghiệp phù hợp với phát triển bền vững, chẳng hạn như điện gió và năng lượng mặt trời.
Thứ hai, cần tìm cách mở ra những thị trường mới để tránh tình trạng quá phụ thuộc vào Mỹ, EU, Nhật Bản. Thị trường châu Phi, Trung Đông, châu Đại Dương và ngay cả thị trường châu Á đều được đánh giá là sẽ phục hồi rất nhanh và trong các nỗ lực mở rộng giao thương thông qua con đường ký kết các hiệp định thương mại tự do song phương, Việt Nam cần chú tâm (a) chọn lựa những đối tác vừa có thể đưa lại lợi ích thương mại và vừa phục vụ mục tiêu chiến lược ngoại giao như Mỹ, Ấn Độ, Nga… (b) đòi hỏi đối tác xóa bỏ những rào cản đối với các mặt hàng mà mình đang có lợi thế so sánh và để đáp lại thì có thể nhượng bộ mạnh tay hơn đối với các mặt hàng đã bị hàng nhập khẩu các nước khác chiếm lĩnh. Ví dụ, đối với một số mặt hàng đang bị nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm lĩnh thị phần thì có thể linh hoạt dành những ưu đãi thuế quan đối với các mặt hàng này trong lúc thương lượng một hiệp định với Ấn Độ. Nếu được như vậy thì nhập khẩu từ Ấn Độ sẽ cạnh tranh với nhập khẩu Trung Quốc trên thị trường Việt Nam thay vì cạnh tranh với các mặt hàng nội địa khác mà Việt Nam đang cố gắng phát triển.
Thứ ba, Việt Nam cần sử dụng các biện pháp tự vệ, chống bán phá giá, và chống bán trợ giá để bảo vệ quyền lợi chính đáng của các nhà sản xuất trong nước khi tình thế đòi hỏi phải như thế. Theo đó, Chính phủ cần tạo điều kiện thông tin tốt về ba biện pháp này để các nhà sản xuất trong nước nắm rõ luật lệ nhằm tạo ra những áp lực cần thiết khi họ phải gánh chịu những hậu quả nặng nề của nhập khẩu ồ ạt.
Không nên sợ sẽ bị trả đũa, miễn là áp dụng các biện pháp này phù hợp với luật lệ. Thực tế cho thấy là các nước đang phát triển ngày càng mạnh dạn hơn trong việc sử dụng chúng. Dùng luật lệ để bảo vệ quyền lợi của mình là một việc cần làm nếu như muốn trở nên vững vàng hơn trong các quan hệ thương mại quốc tế.
II. Các chỉ tiêu kinh tế đánh giá hoạt động mậu dịch :
1/ Tỷ lệ mậu dịch:
Tỷ lệ mậu dịch (The terms of trade) của một quốc gia là tỷ số giữa giá cả hàng xuất khẩu và giá cả hàng nhập khẩu.
Trong thế giới hai quốc gia, xuất khẩu của quốc gia này sẽ là nhập khẩu của quốc gia kia, tỷ lệ mậu dịch của quốc gia thứ hai sẽ bằng số nghịch đảo tỷ lệ mậu dịch của quốc gia thứ nhất.
Trong một thế giới có rất nhiều sản phẩm trao đổi ( hơn hai sản phẩm trở lên), tỷ lệ mậu dịch của một quốc gia được đo bằng tỷ lệ của chỉ số giá cả hàng xuất khẩu PX và chỉ số giá cả hàng nhập khẩu PM. Chỉ số giá cả hàng hóa xuất khẩu và chỉ số giá cả hàng nhâp khẩu được xác định như sau :
+ Chỉ số giá cả hàng xuất khẩu:
Với, Px là chỉ số giá cả hàng xuất khẩu.
Xi là tỷ lệ của sản phẩm thứ i trong tổng giá trị xuất khẩu.
Pi là giá cả sản phẩm thứ i.
+Chỉ số giá cả hàng nhập khẩu:
Với, Px là chỉ số giá cả hàng xuất khẩu.
Mi là tỷ lệ của sản phẩm thứ i trong tổng giá trị nhập khẩu.
Pi là giá cả sản phẩm thứ i.
Tỷ lệ mậu dịch thường được tính bằng phần trăm.
Các loại tỷ lệ mậu dịch:
Tỷ lệ mậu dịch hàng hóa (N) : tỷ số giữa giá cả xuất khẩu Px với chỉ số giá cả nhập khẩu Phần mềm của một nước :
Ví dụ, nếu ta chọn năm 1960 là năm cơ sở (base year) có N=100% và thấy rằng đến cuối năm 1993, Px của một quốc gia giảm còn 90% trong khi Phần mềm tăng lên 5% (thành 105%).Như vậy, tỷ lệ mậu dịch của nước này là :
Điều này có nghĩa là từ năm 1960 đến năm 1993 chỉ số giá cả xuất khẩu của nước đó giảm hơn 14% so với chỉ số giá cả xuất khẩu.
Tỷ lệ mậu dịch thu nhập I :
Với, QX là chỉ số khối lượng xuất khẩu. Vì vậy tỷ lệ mậu dịch nhập khẩu I đo khả năng nhập khẩu dựa vào xuất khẩu.
Trong ví dụ trên, n
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status