Phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn - pdf 19

Download miễn phí Đề tài Phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn



VN là một trong những nước đông dân, dân số với quy mô dân số đứng thứ hai Đông Nam Á và thứ 13 thế giới một đất nước có cơ cấu dân số trẻ với số người trong độ tuổi 16-34 tuổi chiếm 60% trong tổng số 35.9 triệu người lao động: nguồn bổ sung hàng năm là 3% tức khoảng 1.24 triệu người và con số này ngày càng tăng lên và cần tạo thêm chỗ làm việc mới cho số người lao động tăng lên.
Quy mô nguồn nhân lực qua đào tạo của VN và sử dụng nguồn nhân lực này: VN tuy có nguồn lao động dồi dào nhưng lực lượng qua đào tạo lại thiếu, đó là mâu thuẫn về quy mô của nguồn nhân lực nước ta, chúng ta vừa thừa vừa thiếu nguồn nhân lực.
Hiện nay cán bộ công chức thuộc các bộ ngành ở các cơ quan trung ương có 129763 người, trong đó có 74% công chức có trình độ đại học trở lên
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

i; đảm bảo giao thông thông suốt 4 mùa tới hầu hết các xã và cơ bản có đường ô tô tới các thôn, bản; xây dựng cảng cá, khu neo đậu tàu thuyền và hạ tầng nghề cá; cấp điện sinh hoạt cho hầu hết dân cư, các cơ sở công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn; đảm bảo cơ bản điều kiện học tập chữa bệnh, sinh hoạt văn hoá, thể dục thể thao ở hầu hết các vùng nông thôn tiến gần tới mức các đô thị trung bình. 
- Nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư nông thôn; thực hiện có hiệu quả, bền vững công cuộc xoá đói, giảm nghèo; nâng cao trình độ giác ngộ và vị thế chính trị của giai cấp nông dân, tạo điều kiện để nông dân tham gia đóng góp và hưởng lợi nhiều hơn trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.  - Nâng cao năng lực phòng chống, giảm nhẹ thiên tai, hoàn chỉnh hệ thống đê sông, đê biển và rừng phòng hộ ven biển, hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, thuỷ lợi, cụm dân cư đáp ứng yêu cầu phòng chống bão, lũ, ngăn mặn và chống nước biển dâng; tạo điều kiện sống an toàn cho nhân dân đồng bằng sông Cửu Long, miền Trung và các vùng thường xuyên bị bão, lũ, thiên tai; chủ động triển khai một bước các biện pháp thích ứng và đối phó với biến đổi khí hậu toàn cầu. Ngăn chặn, xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường, từng bước nâng cao chất lượng môi trường nông thôn.
  Mục tiêu đến năm 2010 
Tạo chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn và nâng cao đời sống nhân dân trên cơ sở đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn, nhất là ở các vùng còn nhiều khó khăn; tăng cường nghiên cứu và chuyển giao khoa học - công nghệ tiên tiến, tạo bước đột phá trong đào tạo nhân lực; tăng cường công tác xoá đói, giảm nghèo, đặc biệt ở các huyện còn trên 50% hộ nghèo, tập trung giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc, giữ vững ổn định chính trị - xã hội ở nông thôn. Triển khai một bước chương trình xây dựng nông thôn mới. Tốc độ tăng trưởng nông, lâm, thuỷ sản 3 - 3,5%/năm. Tốc độ tăng trưởng công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn không thấp hơn mức bình quân của cả nước. Lao động nông nghiệp còn dưới 50% lao động xã hội. Giảm tỉ lệ hộ cùng kiệt theo chuẩn mới, cơ bản không còn hộ dân ở nhà tạm, tăng tỉ lệ che phủ rừng và tỉ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước sạch.
Trong những năm qua, ngành nông nghiệp đã đạt được những thành tựu vượt bậc, có những bước tiến nhanh về số lượng, chất lượng và cả cả cách sản xuất; nông thôn ngày càng phát triển hơn về nhiều mặt; đời sống nông dân ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên, nông nghiệp vẫn là sản xuất nhỏ lẻ, rải rác, manh mún, chủ yếu là phương pháp truyền thống, chưa ứng dụng được nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, vì vậy giá trị thu nhập trên một diện tích tương đối thấp, giá trị chất lượng nông sản chưa cao, sản phẩm nông nghiệp chưa mang tính hàng hoá, chủ yếu là tiêu thụ nội tỉnh, vệ sinh trong sản xuất và an tòan thực phẩm vẫn còn là mối đe dọa nghiêm trọng, dịch bệnh liên tiếp xảy ra, … Nông thôn vẫn còn nhiều khó khăn, tỷ lệ đói cùng kiệt cao, điều kiện sống lạc hậu, số lượng người thất nghiệp nhiều, phần lớn lực lượng lao động nông nghiệp phải rời quê hương kiếm sống với nhiều nghề ở những nơi đô thị hay công nghiệp phát triển. Vị thế nông dân trong thời đại hội nhập và tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa chưa thể hiện rõ, sản xuất còn thụ động, tiếp cận thông tin chậm, chưa nắm được thị trường và luôn chạy theo sau thị trường. Ở Việt Nam, nông nghiệp, nông thôn, nông dân chiếm tỷ lệ lớn và đóng vai trò chủ yếu, nhưng giá trị thu được từ nông nghiệp quá thấp. Cùng với những thành tựu đã đạt được và những việc chưa làm được, vấn đề tam nông (nông nghiệp, nông dân, nông thôn) trở thành vấn đề quan trọng trong tiến trình phát triển của Việt Nam. Chúng ta nên chủ trương theo hướng nào ? Để giải quyết được câu hỏi này cần xác định rõ mục tiêu, đề ra định hướng và có giải pháp phù hợp với thực trạng và điều kiện cụ thể của Việt Nam. Quan điểm của Đảng tập trung vào một số vấn đề có tính đột phá sau: Mục tiêu Tăng giá trị thu nhập cho lao động trong ngành nông nghiệp. Phát triển ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, có tính cạnh tranh cao, hiệu quả, an toàn và bền vững. Thực hiện tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn ngày càng nhanh hơn. Định hướng phát triển Tăng cường địa vị cơ sở của nông nghiệp, thực hiện phát triển nông nghiệp theo con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa với những nội dung và bước đi phù hợp, xây dựng cơ chế hiệu quả, lâu dài lấy công nghiệp thúc đẩy nông nghiệp, lấy thành thị lôi kéo nông thôn, nhất thể hóa phát triển kinh tế, xã hội thành thị và nông thôn. Tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, kiện toàn hệ thống thị trường nông thôn và dịch vụ nông nghiệp. Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, đặc biệt là tăng đầu tư cho nông nghiệp, làm cho sản phẩm lương thực và nông sản chủ yếu giữ được tăng trưởng ổn định, thu nhập của nông dân được nâng cao bền vững. Phát triển tổ chức hợp tác xã nông dân chuyên ngành, ủng hộ kinh doanh ngành nghề hóa nông nghiệp và phát triển các doanh nghiệp đầu đàn. Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo quy mô lớn, theo hướng công nghiệp; khuyến khích, cải tiến cách sản xuất hộ gia đình theo hướng chuyên canh, thâm canh nhằm tăng giá trị sản xuất nông nghiệp thông qua việc ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật về giống, thức ăn, phân bón, chuồng trại, chăm sóc nuôi dưỡng,… Tăng cường phòng chống thiên tai và khống chế dịch bệnh động vật, nâng cao mức độ an toàn chất lượng sản phẩm nông sản, đảm bảo vệ sinh môi trường. Giải pháp thực hiện Quy hoạch việc sử dụng đất đai: Khi công nghiệp phát triển và đô thị mở rộng thì diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp dần vì vậy cần rà soát quy hoạch không gian và chi tiết việc sử dụng đất đai. Để đảm bảo an ninh lương thực cần xác định bằng được không gian cơ bản dành cho sản xuất nông nghiệp nhằm sử dụng đất nông nghiệp theo hướng lâu dài, an toàn, bền vững và có hiệu quả cao. Mặc dù quy hoạch là quy hoạch động nhưng cần xác định lộ trình và hướng chuyển đổi đất phù hợp. Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất và thúc đẩy hình thành các vùng chuyên canh tập trung Thực hiện cơ chế liên kết “Nhà nước-nhà khoa học-nhà nông-nhà doanh nghiệp”, trong đó, Nhà nước hỗ trợ các điều kiện để các nhà khoa học liên kết với nông dân, triển khai đào tạo, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ cho nông dân sản xuất tạo vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. có cơ chế khuyến khích nông dân thực hiện cơ giới hoá thích hợp trong khâu sản xuất nông nghiệp, đổi mới công nghệ và mở rộng quy mô sản xuất tại các cơ sở tiểu thủ công nghiệp. Đẩy mạnh thông tin phổ biến kiến thức khoa học-công nghệ cho nông dân. Thúc đẩy hình thành vùng ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status