Đề xuất một số biện pháp khắc phục ngoại vi tiêu cực của việc xả thải ở thành phố Hồ Chí Minh - pdf 19

Download miễn phí Đề tài Đề xuất một số biện pháp khắc phục ngoại vi tiêu cực của việc xả thải ở thành phố Hồ Chí Minh



MỤC LỤC
CHƯƠNG MỘT: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
I. Khái niệm yếu tố ngoại vi Trang 3
II. Phân loại yếu tố ngoại vi Trang 3
III. Sự tác động của yếu tố ngoại vi tiêu cực Trang 3
IV. Định lý Ronal Coase và sự thất bại của thị trường tư nhân Trang 4
V. Hệ thống biện pháp khắc phục sự tác động ngoại vi Trang 4
CHƯƠNG HAI: THỰC TRẠNG CỦA VIỆC XẢ THẢI Ở CÁC KHU CÔNG NGHIỆP Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
I. Thực trạng của việc xả thải ở các khu công nghiệp ở TP HCM: Trang 8
II. Những tác hại của chất thải: Trang 12
CHƯƠNG BA: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC NGOẠI VI TIÊU CỰC CỦA VIỆC XẢ THẢI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
I. Biện pháp kinh tế Trang 16
II. Biện pháp về hành chính và pháp luật: Trang 16
III. Các biện pháp khác Trang 18
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

có tác động xấu đến đối tượng chịu tác động. Ví dụ: Người hút thuốc tạo ra yếu tố ngoại vi tiêu cực đối với những người xung quanh.
Ngoài ra còn có các loại yếu tố ngoại vi liên quan đến việc phân bổ nguồn lực chung. Người ta gọi đó là yếu tố ngoại vi tiêu cực tác động lẫn nhau, trong đó hoạt động của mỗi người có tác động xấu đến người khác. Ví dụ: những người cùng đánh cá chung trong một cái ao.
III. Sự tác động của yếu tố ngoại vi tiêu cực:
Hoạt động sản xuất tại các khu công nghiệp đã gây ra một ngoại ứng tiêu cực như gây ô nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng tới môi trường sống và gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người dân.
Để phân tích tác động tiêu cực của ngoại ứng tiêu cực, ta có thể lấy một ví dụ như sau: Giả sử khu công nghiệp A sản xuất ra mặt hàng B. Trong thị trường cạnh tranh đường cầu về sản phẩm B được minh họa như hình sau là đường D. Đường cung của sản phẩm B là đường S. Khi đó giá của sản phẩm B là PE tại giao điểm giữa đường cung và đường cầu. Khi đó sản lượng tối ưu là tại QE. Tuy nhiên việc sản xuất của các nhà máy cũng tạo ra một ngoại ứng tiêu cực là gây ô nhiễm môi trường. Giả sử việc ô nhiễm sẽ thay đổi phụ thuộc vào sản lượng B được sản xuất ra. Dự kiến chi phí để khắc phục ô nhiễm là MEC
PA
Q
QE’
QE
P
MSC
MEC
D
E
A
B
E’
PE’
PE
O
S=MC
Khi đó, chi phí xã hội biên (MSC) của việc sản xuất B bao gồm:
Chi phí biên sản xuất sản phẩm B: MC
Chi phí biên ngoại ứng của việc sản xuất sản phẩm B: MEC
MSC= MC + MEC
Như vậy trong trường hợp này sản lượng hiệu quả phải là QE’ tại giao điểm giữa đường cầu và đường chi phí xã hội biên.
So sánh với sản lượng B được sản xuất ra trong thị trường cạnh tranh thì rõ ràng mức sản lượng được sản xuất ra là cao hơn mức sản lượng hiệu quả.
Khi đó, nền kinh tế không đạt được hiệu quả, phần sản lượng vượt quá : QE-QE’ sẽ gây nên một tổn thất kinh tế vì ở đó chi phí xã hội để sản xuất 1 đơn vị sản phẩm B lớn hơn lợi ích tiêu dung do 1 sản phầm B mang lại. Tổn thất kinh tế này được biểu thị bằng diện tích EE’B.
IV. Định lý Ronal Coase và sự thất bại của thị trường tư nhân
Khi quyền sở hữu được xác định một cách rõ ràng (bất kể thuộc về ai) thì kết quả thương lượng giữa các chủ thể và đối tượng sẽ thành công, cả hai bên đều có lợi. Nền kinh tế ( bao gồm chủ thể và đối tượng) sẽ đạt trạng thái hiệu quả.
Xuất phát từ quyền sở hữu tài sản được thừa nhận hay có các quy định của chính phủ, chỉ có các cá nhân, tập thể sở hữu tài sản mới có quyền hạn duy nhất đối với tài sản của họ. Do đó, họ sẽ kiểm soát và duy trì tính hiệu quả của việc khai thác, sử dụng tài sản dưới sự hướng dẫn tác động của thị trường. Sự tác động của các yếu tố ngoại vi bị ngăn chặn hoàn toàn, (bị hạn chế) hay được kích thích đến mức tối đa. Nói cách khác, trong những trường hợp đó, yếu tố ngoại vi có thể tự nội hóa , và đạt được hiệu quả kinh tế.
Tuy nhiên,việc nội hóa tác động ngoại vi sẽ thất bại trong những trường hợp sau:
- Yếu tố ngoại vi tác động đến việc cung cấp và hưởng thụ một loại hàng hóa công thuần túy mà việc loại trừ một người nào đó sẽ là không thực hiện dược hay rất tốn kém
- Những yếu tố ngoại vi xuất phát từ hệ thống các quyền về tài sản.
Và khi đó, chính phủ cần có những biện pháp can thiệp. Sự can thiệp này sẽ tiết kiệm được chi phí giao dịch của các cá nhân, tổ chức của nền kinh tế, xử lý một cách có hiệu quả các mâu thuẫn về quyền lợi giữa các cá nhân, tổ chức khi có sự tác động của yếu tố ngoại vi.
V. Hệ thống các biện pháp
1. Hệ thống các biện pháp kinh tế
a.Phạt tiền: Là biện pháp kinh tế được chính phủ áp dụng đối với các chủ thể gây ra tác động ngoại vi tiêu cực. Có 2 chế độ phạt tiền được áp dụng:
Chế độ phạt tiền cố định là chế độ phạt tiền mà chính phủ áp dụng khoản tiền phạt cố định trên một đơn vị sản lượng. Khoản tiền phạt này bằng chênh lệch giữa chi phí xã hội và chi phí tư nhân biên và đúng bằng chi phí ngoại ứng tại mỗi đơn vị sản lượng. Chế độ phạt tiền này thường được chính phủ áp dụng với trường hợp tác động ngoại vi tiêu cực không được gọi là nghiêm trọng và mức độ tiêu cực thường tỷ lệ thuận với sản lượng, còn chi phí biên ngoại ứng được coi là như nhau với mỗi đơn vị. Cụ thể:
- Phạt tiền trên đơn vị sản phẩm
f = (MSC - MC) tại QE’ = MEC tại QE’
(PE’ - PA) Cách 2
Cách 1
-Tổng tiền phạt: F = f.QE’ = dt(PAPEE’A)
Chế độ phạt tiền có ảnh hưởng đến người tiêu dùng, người sản xuất:
Khoản tiền phạt mà người tiêu dùng chịu:
Ftd = PE’ - PE và Ftd = ftd.QE’ = dt(PEPE’E’C)
Khoản tiền phạt mà người sản xuất chịu:
Cách 1: fsx = PE - PA và Fsx = fsx.QE’ = dt(PAPECA)
Cách 2: fsx = f - ftd và Fsx = F - Ftd = dt(PAPE’E’A) - dt(PEPE’E’C) = dt(PAPECA)
b. Chế độ phạt tiền phi tuyến:
Là chế độ phạt tiền mà chính phủ áp dụng khoản tiền phạt dựa vào mức độ nghiêm trọng hay tính chất của tác động tiêu cực. Có 2 khoản tiền phạt:
Khoản tiền phạt rất thấp (hay bằng không) nếu mức độ tác động tiêu cực dưới mức cho phép.
Khoản tiền phạt rất cao nếu mức độ tác động tiêu cực trên mức cho phép.
c.Trợ cấp:
Đối với trường hợp các yếu tố ngoại vi có tác động tiêu cực nhưng để hạn chế sự tác động đó chính phủ cũng có thể dùng chính sách trợ cấp (thường thông qua thuế hay giá thu mua). Bằng việc trợ cấp đúng bằng sự chênh lệch giữa lợi ích biên xã hội và lợi ích biên cá nhân, chính phủ đã điều chỉnh mức độ hạn chế tác động tiêu cực đến mức hiệu quả.
2. Hệ thống biện pháp về hành chính và pháp luật:
a.Biện pháp hành chính:
Biện pháp hành chính đòi hỏi chính phủ phải xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn quốc gia, ban hành các văn bản pháp luật, các quy định cụ thể buộc các cá nhân phải tuân thủ triệt để và sẽ xử lý hành chánh theo quy định khi có sự vi phạm. Thường có 2 loại:
Hệ thống pháp quy về nguyên nhân: bao gồm tất cả các quy định, các tiêu chuẩn bắt buộc các cá nhân phải tuân thủ để hạn chế các nguyên nhân gây ra tác động tiêu cực.
Hệ thống pháp quy về hậu quả: bao gồm tất cả các quy định, các tiêu chuẩn buộc các cá nhân phải tuân thủ để hạn chế các hậu quả các tác động tiêu cực.
b. Biện pháp về luật pháp:
Biện pháp về pháp luật thường giải quyết mâu thuẫn giữa chủ thể gây ra tác động và đối tượng bị tác động một cách trực diện bằng một hệ thống pháp luật tỏ ra có ưu thế. Cơ sở để giải quyết các mâu thuẫn về mặt pháp luật đòi hỏi chính phủ phải công nhận và thiết lập về quyền tài sản của các cá nhân cũng như của cộng đồng.
Chương hai: THỰC TRẠNG CỦA VIỆC XẢ THẢI Ở CÁC KHU CÔNG NGHIỆP Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH:
I. Thực trạng của việc xả thải:
Trong quá trình công nghiệp hóa , hiện đại hóa đất nước các ngành công nghiệp sản xuất luôn đóng vai trò quan trọng trong nê
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status