Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Trị đến năm 2020 - pdf 19

Download miễn phí Luận văn Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Trị đến năm 2020



Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng giảm tỷ trọng trồng trọt, tăng tỷ trọng chăn nuôi và dịch vụ. Tập trung chuyển đổi cây trồng, mùa vụ, tăng hệ số gieo trồng, tăng hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Tăng cường đầu tư thâm canh, sử dụng giống mới, kỹ thuật công nghệ tiên tiến; đưa những cây trồng mới có giá trị kinh tế cao vào sản xuất. Đồng thời tiếp tục khai thác đất chưa sử dụng ở những nơi còn tiềm năng để đưa vào sản xuất nông nghiệp. Chú trọng áp dụng công nghệ sinh học, công nghệ sạch vào sản xuất nông nghiệp. Hình thành vùng sản suất tập trung, tạo tiền đề cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ghiệp chế biến thực phẩm và đồ uống.
3) KCN Hải Lăng (huyện Hải Lăng). Hình thành trên cơ sở quy hoạch, đầu tư mở rộng cụm công nghiệp làng nghề Diên Sanh hiện nay lên quy mô khoảng 150 ha. Tập trung phát triển các ngành sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông sản, đồ uống, sửa chữa máy nông nghiệp và phương tiện giao thông, tiểu thủ công nghiệp, may mặc, dệt may, giầy da...
4) KCN Bắc Hồ Xá (huyện Vĩnh Linh). Quy mô diện tích đất quy hoạch xây dựng khu công nghiệp khoảng 140-150 ha. Định hướng phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu như: chế biến nông - lâm sản, sửa chữa máy móc, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, hàng lưu niệm...
5) KCN Đường 9 (phía Tây Đông Hà). Quy mô diện tích đất quy hoạch xây dựng khu công nghiệp từ 80-100 ha. Định hướng phát triển chủ yếu là sản xuất vật liệu xây dựng; chế biến nông lâm sản, lương thực, thực phẩm; may mặc, gia công mỹ nghệ; cơ khí lắp rắp và sửa chữa; sản xuất hàng tiêu dùng...
3.2. Các cụm công nghiệp.
Tập trung đầu tư xây dựng hoàn thiện kết cấu hạ tầng và thu hút đầu tư lấp đầy các cụm công nghiệp đã có, nghiên cứu quy hoạch và từng bước xây dựng các cụm công nghiệp mới nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư trên địa bàn.
Đến năm 2015 mỗi huyện, thị xã quy hoạch xây dựng ít nhất một cụm công nghiệp với quy mô từ 10-30 ha; tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và phấn đấu thu hút đầu tư lấp đầy các cụm công nghiệp như: Diên Sanh (Hải Lăng), Ái Tử (Triệu Phong), Tân Thành, Tây Bắc Lao Bảo (Hướng Hoá), Đông Lễ (Đông Hà), Bắc Hồ Xá (huyện Vĩnh Linh), Tân Định (Cam Lộ).
Sau năm 2015 tiếp tục đầu tư xây dựng hoàn thiện kết cấu hạ tầng các cụm công nghiệp đã có; đồng thời nghiên cứu quy hoạch và từng bước xây dựng kết cấu hạ tầng một số cụm công nghiệp như: Khe Sanh, Hướng Tân (Hướng Hoá), Nam Cửa Việt (Triệu Phong), Tây Nam thị xã Quảng Trị (TX.Quảng Trị), Cửa Tùng, Bến Quan (Vĩnh Linh), thị trấn Gio Linh (Gio Linh), Hải Thượng, Hải Trường, Mỹ Thuỷ (Hải Lăng), Krông - Klang (Đakrông), Tân Trang (Cam Lộ); một số cụm công nghiệp, dịch vụ, làng nghề khác trên đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 9, Quốc lộ 1A và trong các khu kinh tế, khu thương mại nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển công nghiệp.
II. PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI, DỊCH VỤ, DU LỊCH
Phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch của tỉnh bám sát định hướng phát triển hành lang kinh tế Đông - Tây, tạo đòn bẩy thúc đẩy phát triển nhanh nền kinh tế - xã hội và phục vụ tốt hơn đời sống dân cư. Tốc độ tăng trưởng về giá trị gia tăng ngành thương mại dịch vụ thời kỳ 2011 - 2015 đạt bình quân 10 - 11%/năm, thời kỳ 2016 - 2020 đạt bình quân 12 - 13%/năm. Đa dạng hoá các thành phần kinh tế nhằm tập trung, thu hút vốn đầu tư phát triển thương mại, du lịch, dịch vụ; hình thành các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ có quy mô hoạt động lớn và khả năng cạnh tranh cao với nước ngoài trước sức ép mở cửa thị trường theo cam kết WTO.
1. Thương mại: Phát triển thương mại theo cơ chế thị trường, đa dạng hóa các loại hình hoạt động kinh doanh trên cơ sở bình đẳng, hiệu quả và cạnh tranh lành mạnh; tạo thị trường tiêu thụ ổn định cho hàng hóa nông sản, đặc sản của địa phương, mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu. Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh thương mại trên cơ sở nâng cao chất lượng phục vụ theo hướng chuyên nghiệp, văn minh, hiện đại.
- Kinh doanh nội địa:
Khai thác tốt thị trường nội địa, tổ chức hợp lý các hoạt động kinh doanh thương mại nội tỉnh trong sự gắn kết với thị trường trong vùng và cả nước; phấn đấu tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2011 - 2015 khoảng 21% và giai đoạn 2016 - 2020 khoảng trên 22%.
- Phát triển thành phố Đông Hà, khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo trở thành trung tâm thương mại, đầu mối trao đổi, giao dịch hàng hoá, dịch vụ lớn của cả vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ với các nước, các vùng lãnh thổ trên tuyến hành lang kinh tế Đông Tây (Lào - Thái Lan - Mianmar), các nước trong tiểu vùng sông Mêkông mở rộng.
- Quy hoạch và xây dựng kết cấu hạ tầng; chuẩn bị đáp ứng các điều kiện, tiêu chí cần thiết để thành lập Khu kinh tế cửa khẩu La Lay vào năm 2015 theo Quy hoạch hệ thống khu kinh tế cửa khẩu của cả nước hay sớm hơn.
- Tổ chức các trung tâm đầu mối đảm nhận chức năng phân phối hàng hoá bán buôn cho các vùng trong tỉnh như: thị xã Quảng Trị, thị trấn Hồ Xá, thị trấn Cửa Việt, thị trấn Cửa Tùng, thị trấn Bến Quan, các thị trấn huyện lỵ khác. Từng bước hình thành các trung tâm trao đổi, mua bán hàng hoá trên các trục đường giao thông quan trọng như: Đường Hồ Chí Minh, tuyến đường bộ ven biển...
- Quan tâm phát triển thị trường miền núi, miền biển, nông thôn vùng sâu vùng xa, đảm bảo cung ứng đủ hàng hoá phục vụ sản xuất nông nghiệp và nhu cầu các mặt hàng thiết yếu của dân cư; tổ chức tốt thu mua nguồn hàng nông sản, phát triển hình thức hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho nông dân.
- Chú trọng đầu tư phát triển hệ thống chợ đầu mối, chợ nông thôn, chợ chuyên doanh hàng hoá theo quy hoạch phát triển hệ thống chợ trên địa bàn tỉnh đã được phê duyệt. Phát triển mạnh mạng lưới chợ trung tâm các huyện, thị xã, chợ đầu mối của vùng. Phát triển hợp lý mạng lưới chợ nông thôn, các điểm thu mua, trao đổi hàng hóa ở khu vực miền núi và vùng ven biển; xây dựng một số cửa hàng thương mại kiêm kho ở các trung tâm cụm xã, kết hợp cung ứng các mặt hàng thiết yếu và thu mua nông sản hàng hóa; khuyến khích đầu tư phát triển các trạm, điểm thu mua nông sản, tạo thành một mạng lưới thương mại dịch vụ phủ khắp địa bàn tỉnh.
- Phát triển hệ thống cửa hàng xăng dầu theo hướng hiện đại, văn minh và kinh doanh hàng hoá, dịch vụ tổng hợp, phục vụ hành khách và sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng phương tiện vận tải; trước hết là chú trọng phát triển trên tuyến hành lang kinh tế Đông Tây. Quy hoạch xây dựng các điểm dừng nghỉ kết hợp với trưng bày bán các sản phẩm địa phương trên hành lang kinh tế Đông Tây.
- Phát triển mạnh mạng lưới kho tàng, bến bãi, các dịch vụ logistic nhằm đáp ứng tốt nhu cầu phục vụ hàng quá cảnh, tạm nhập tái xuất, gia công tái chế, đóng gói sản phẩm, linh kiện, công- ten- nơ trên tuyến hành lang kinh tế Đông Tây và trên Quốc lộ 1A.
- Quy hoạch, xây dựng mạng lưới trung tâm phân phối, trung tâm thương mại, hệ thống siêu thị bán buôn, bán lẻ văn minh, hiện đại trên tuyến hành lang kinh tế Đông Tây và các trung tâm lớn như Đông Hà, Quảng Trị, Khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo. Phát triển các hội chợ thương mại để quảng bá cho hoạt động thương mại, đầu tư và du lịch trên địa bàn.
- Tăng cường quản lý nhà nước về hoạt động thương mại theo kịp với sự phát triển của thị trường; quản lý thị trường và xử lý các cân đối cung - cầu những mặt hàng chiến lược quan trọng trong những thời điểm có tính cấp bách (thiên tai, lạm phát, chiến tranh). Tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, tạo điều ki
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status