Tìm hiểu các tổ chức sản xuất trong nông nghiệp: Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh xuất khẩu - pdf 19

Download miễn phí Tiểu luận Tìm hiểu các tổ chức sản xuất trong nông nghiệp: Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh xuất khẩu



Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.
- Mục đích của doanh nghiệp:
Mục đích của doanh nghiệp là thể hiện khuynh hướng tồn tại và phát triển, doanh nghiệp có 3 mục đích cơ bản:
- Mục đích kinh tế: Thu lợi nhuận, đây là mục đích quan trọng hàng đầu của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.
- Mục đích xã hội: cung cấp hàng hóa và dịch vụ đáp ứng nhu cầu xã hội và bảo vệ môi trường bền vững.Đây là mục đích quan trọng hàng đầu của các doanh nghiệp hoạt động công ích cũng như các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và các doanh nghiệp, công ty khác trong sự phát triển kinh tế xã hội nói chung.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

sự tồn tại và phát triển của các tổ chức kinh tế cũng là sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Đặc biệt với Việt Nam là nền nông nghiệp vẫn giữ một vị trí quan trọng trong nền kinh tế. Nông nghiệp góp phần duy trì sự phát triển bền vững nền kinh tế và giữ vai trò vai trò quan trọng đối với chính sách an ninh lương thực quốc gia. Vì vậy đề tài:”Tìm hiểu các tổ chức sản xuất trong nông nghiệp:Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh xuất khẩu” giúp chúng ta tìm hiểu rõ hơn về vai trò, thực trạng của các tổ chức kinh tế này trong nền kinh tế của Việt Nam.
Phần II: NỘI DUNG
1.Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp
1.1. Khái niệm
Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể do các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân có nhu cầu lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của pháp luật để phát huy sức mạnh của tập thể của từng xã viên tham gia hợp tác xã, cùng giúp nhau thực hiện hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.
1.2. Đặc điểm cơ bản của Hợp tác xã
- Là tổ chức kinh tế tự chủ do những người lao động tự nguyện lập ra trên cơ sỏ lợi ích chung;
- Tư liệu sản xuất và các vốn khác thuộc sở hữu tập thể do xã viên đóng góp hay kêu gọi vốn đóng góp từ bên ngoài;
- Chủ nhiệm và ban quản trị hợp tác xã do Đại hội xã viên bầu ra
- Thu nhập của hợp tác xã phân phối theo lao động;
- Vốn cổ phần chia theo lợi nhuận do Đại hội xã viên quyết định.
Hợp tác xã vừa là tổ chức kinh tế, vừa có tính chất các hội. Hợp tác xã là tổ chức kinh tế bởi hợp tác xã là một đơn vị thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm phát triển sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, bảo đảm lợi ích cho người lao động, của tập thể và của xã hội. Hợp tác xã hoạt động có tính chất xã hội bởi hợp tác xã là nơi những người lao động trợ giúp lẫn nhau trong quá trình sản xuất, cũng như trong đời sống vật chất tinh thần.
Ngành nghề của hợp tác xã có thể chỉ thuộc một lĩnh vực, song cũng có thể ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong lĩnh vực nông nghiệp, hợp tác xã thường được gọi là hợp tác xã nông nghiệp, hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp…Trong lĩnh vực công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp hay xây dựng, hợp tác xã thường được gọi tên theo lĩnh vực kinh doanh hay theo tên riêng. Vd: Hợp tác xã Bát Tràng, Gia Lâm. Hà Nội vừa kinh doanh gốm sứ, vừa kinh doanh du lịch làng nghề…Từ đó cho thấy tính chất đa ngành nghề của các hợp tác xã trong sản xuất kinh doanh.
1.3. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hợp tác xã
- Tổ chức và hoạt động của hợp tác xã cần tuân thủ theo các nguyên tắc sau: Tự nguyện; dân chủ, bình đẳng và công khai; tự chủ chịu trách nhiệm và cùng có lợi; Hợp tác và phát triển cộng đồng.
- Tự nguyện: Mọi cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân có đủ điều kiện theo quy định của luật Hợp tác xã tán thành theo điều lệ hợp tác xã đều có quyền gia nhập hợp tác xã. Ngược lại xã viên có quyền ra khỏi hợp tác xã theo quy định điều lệ hợp tác xã.
- Dân chủ, bình đẳng và công khai: Xã viên có quyền tham gia, quản l‎í, kiểm tra, giám sát hợp tác xã và có quyền ngang nhau trong biểu quyết; Thực hiện công khai phương hướng sản xuất, kinh doanh , tài chính và phân phối và những vấn đề khác trong quy định điều lệ của hợp tác xã.
- Tự chủ, tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi:Hợp tác xã tự chủ và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh; Tự quyết định về phân phối thu nhập. Sau khi thực hiện xong nghĩa vụ nộp thuế và trang trải các khoản lỗ của hợp tác xã, lãi sẽ được trích một phần vào các quỹ của hợp tác xã, một phần chia theo vốn góp và công sức đóng góp của xã viên, phần còn lại chia cho xã viên theo mức độ sử dụng địch vụ của hợp tác xã.
- Hợp tác và phát triển cộng đồng: xã viên phải có ‎‎y thức phát huy tinh thần xây dựng tập thể và hợp tác với nhau trong hợp tác xã, trong cộng đồng xã hội; Hợp tác giữa các hợp tác xã trong nước và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
1.4. Định hướng phát triển hợp tác xã ở Việt Nam
Trước đổi mới, Hợp tác xã được coi là đơn vị cơ bản trong nông nghiệp, nông thôn. Đến năm 1980, kinh tế hợp tác chiếm 98% số hộ ở miền Bắc, 80% miền Trung và khoảng 5% Đồng bằng song Cửu Long. Trong giai đoạn này, hợp tác chủ yếu làm nhiệm vụ sản xuất nông nghiệp và được tổ chức theo mô hình kế hoạch hóa tập trung. Tuy nhiên, sang thập kỷ 80, hợp tác xã có nhiều yếu kém, năng suất đất đai suy giảm, không khuyến khích các thành viên tham gia sản xuất. Do đó từ năm 1988, hợp tác xã được chuyển đổi theo hướng: giao đất cho các hộ là thành viên tham gia của hợp tác xã. Kế tiếp là Luật hợp tác xã được xây dựng vào năm 1996, tiếp tục được sửa đổi vào những năm 2001 và năm 2003. Trọng tâm của định hướng đổi mới hợp tác xã là giúp các hộ, doanh nghiệp hợp tác lại để sản xuất và kinh doanh có hiệu quả. Coi hợp tác xã là tổ chức kinh tế hơn là các tổ chức xã hội. Hợp tác xã không giới hạn theo không gian mà sự liên kết ngành hàng để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Chuyển hình thức sở hữu công cộng thành sở hữu tập thể. Chức năng nhiệm vụ của hợp tác xã tùy theo điều kiện thị trường và kinh tế xã hội của địa phương, không nhất thiết chỉ là dịch vụ. Theo kết quả củ dự án khảo sát thu thập thông tin xây dựng cơ sở dữ liệu về HTX trên địa bàn toàn quốc cảu Bộ kế hoạch và đầu tư, tính đến hết năm 2008, Việt Nam có 14500 HTX và 7478019 xã viên. Sự biến động số lượng hợp tác xã qua các giai đoạn ở các vùng và trong cả nước tùy theo tình hình nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội và nhiệm vụ của từng thời kỳ.
Hợp tác xã đã chú trọng đa dạng hóa các hoạt động dịch vụ cho kinh tế hộ và phát triển một số loại hình kinh doanh. Kết quả điều tra năm 2006, trong số các HTX nông nghiệp đang hoạt động có 86% làm dịch vụ thủy nông. 53,1% làm dịch vụ bảo vệ thực vật, 50,3% làm dịch vụ điện, 48,6% làm dịch vụ bảo vệ đồng ruộng, 40,1% làm dịch vụ cung ứng vật tư, 34,9% làm dịch vụ khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư. Doanh thu thuần từ hoạt động dịch vụ sản xuất bình quân 1 HTXNN năm 2005 đạt 481.6 triệu đồng, gấp 2,1 lần so với năm 2000. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của nhiều HTX nông nghiệp hoạt động có lãi. Lợi nhuận thuần từ hoạt động dịch vụ sản xuất bình quân 1 HTXNN đạt 41,4 triệu đồng, tăng 39,4% so với năm 2000.
Đa số hợp tác xã nói chung và hợp tác xã nông nghiệp nói riêng đã trải qua nhiều bước thăng trầm. Cho đến hiện tại, hợp tác xã gặp phải những khó khăn chủ yếu như sau:
- Nhận thức về hợp tác xã kiểu mới và luật HTX của cán bộ HTX và nông dân chưa thấu đáo nên việc chuyển đổi HTX còn mang nặng tính hình thức.
- Vốn và cơ sở vật chất kỹ thuật của HTX còn yếu kém đã ảnh hưởng đến hoạt động của HTX.
- Trình độ cán bộ quản lí HTX còn nhiều bất cập so với cơ chế quản lí mới, nhất là đối với cán bộ q...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status