Quy trình kiểm toán Tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Deloitte Việt Nam thực hiện - pdf 19

Download miễn phí luận văn



MỤC LỤC
CHƯƠNG I: ĐẶC ĐIỂM KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH CỦA CÔNG TY KHÁCH HÀNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH DELOITTE VIỆT NAM THỰC HIỆN 3
1.1. Đặc điểm kế toán Tài sản cố định của Công ty khách hàng ảnh hưởng đến kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Deloitte Việt Nam thực hiện 3
1.1.1. Đặc điểm tổng quát về Tài sản cố định 3
1.1.2. Đặc điểm kế toán Tài sản cố định 5
1.1.3. Các kiểm soát nội bộ đối với tài sản cố định của khách hàng 8
1.2. Mục tiêu và các rủi ro liên quan đến kiểm toán Tài sản cố định trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Deloitte Việt Nam thực hiện 11
1.2.1. Mục tiêu kiểm toán tài sản cố định 11
1.2.2. Rủi ro thường gặp khi kiểm toán Tài sản cố định 12
1.3. Quy trình kiểm toán Tài sản cố định trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Deloitte Việt Nam thực hiện 16
1.3.1. Khái quát chung quy trình kiểm toán TSCĐ 16
1.3.1.1. Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 16
1.3.1.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán 23
1.3.1.3. Giai đoạn kết thúc kiểm toán 33
1.3.2. Chương trình kiểm toán TSCĐ do Công ty TNHH Deloitte Việt Nam thực hiện 35
1.3.2.1. Kiểm tra chi tiết số dư TSCĐ 35
1.3.2.2. Kiểm tra khấu hao lũy kế TSCĐ và chi phí khấu hao TSCĐ 37
1.3.2.3. Kiểm tra việc phân loại và trình bày 39
1.3.2.4. Kiểm tra nguồn vốn khấu hao cơ bản hiện có (Tài khoản ngoài bảng) 39
1.3.2.5. Kiểm tra TSCĐ thuê tài chính 39
1.3.2.6. Kiểm tra nghiệp vụ với các bên liên quan 40
1.3.2.7. Kiểm tra việc đánh giá lại giá trị TSCĐ 40
1.3.2.8. Cung cấp các ý kiến tư vấn 41
1.3.2.9. Kiểm tra các nghiệp vụ ghi nhận bằng ngoại tệ 42
1.3.2.10. Kiểm tra các nghiệp vụ phát sinh bất thường 42
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH DELOITTE VIỆT NAM THỰC HIỆN 43
2.1. Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán tổng quát và lập kế hoạch kiểm toán chi tiết Tài sản cố định 43
2.1.1. Tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của khách hàng 43
2.1.2. Tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ, tổ chức kế toán 51
2.1.3. Tìm hiểu về dòng luân chuyển của nghiệp vụ làm phát sinh TSCĐ 53
2.1.4. Đánh giá mức trọng yếu 71
2.1.5 Lâp kế hoạch kiểm tra chi tiết 73
2.2. Thực hiện kiểm toán 76
2.2.1. Kiểm toán TSCĐ hữu hình 76
2.2.2. Kiểm toán khoản mục TSCĐ vô hình và các Tài sản khác 95
2.2.3. Kết thúc kiểm toán 102
CHƯƠNG III: NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH DELOITTE VIỆT NAM THỰC HIỆN 105
3.1. Nhận xét về thực trạng quy trình kiểm toán Tài sản cố định trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Deloitte Việt Nam thực hiện 105
3.1.1. Ưu điểm 105
3.1.2. Những tồn tại trong quy trình kiểm toán TSCĐ 106
3.1.2.1. Sử dụng thủ tục phân tích 107
3.1.2.2. Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ và thực hiện thử nghiệm kiểm soát 107
3.1.2.3. Đánh giá mức trọng yếu 108
3.1.2.4. Sử dụng ý kiến chuyên gia 108
3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Deloitte Việt Nam 109
3.2.1. Hoàn thiện thủ tục phân tích 109
3.2.2. Hoàn thiện đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ 111
3.2.3. Hoàn thiện đánh giá mức trọng yếu 111
3.2.4. Phát triển sử dụng ý kiến chuyên gia 112
KẾT LUẬN 113
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 114


LỜI MỞ ĐẦU
Trong hoàn cảnh hội nhập kinh tế mạnh mẽ, với sự phát triển không ngừng của các doanh nghiệp về số lượng, hình thức và quy mô hoạt động, đã và đang đặt ra nhu cầu bức thiết về tính minh bạch và lành mạnh của các thông tin tài chính phản ánh tình hình hoạt động của các doanh nghiệp. Xuất phát từ nhu cầu này, ngành kiểm toán đang ngày càng phát triển giúp nâng cao hiệu quả, hiệu năng hoạt động của các doanh nghiệp đồng thời cung cấp các thông tin trung thực khách quan nhất về tình hình tài chính doanh nghiệp cho các đối tượng quan tâm để ra quyết định. Với tư cách là một trong các công ty kiểm toán đầu tiên và lớn nhất tại Việt Nam và quốc tế, Deloitte Việt Nam đang nỗ lực không ngừng để đổi mới phương pháp kiểm toán, cải thiện chất lượng kiểm toán với mong muốn cung cấp các dịch vụ kiểm toán và tư vấn tốt nhất cho các khách hàng với mức phí cạnh tranh nhất.
Với sự phát triển của khoa học công nghệ hiện nay, tài sản cố định ngày càng trở thành bộ phận quan trọng góp phần tạo khả năng tăng trưởng bền vững, tăng năng suất lao động từ đó giảm chi phí và hạ giá thành các sản phẩm dịch vụ. Các nghiệp vụ tài sản cố định phát sinh không nhiều nhưng thường có giá trị lớn, do vậy ảnh hưởng trọng yếu đối với Báo cáo tài chính. Đặc biệt với các doanh nghiệp đang trong giai đoạn xây dựng cơ bản dở dang, khoản mục này càng phức tạp và tiểm ẩn nhiều rủi ro. Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của khoản mục TSCĐ, em đã lựa chọn đề tài: “Quy trình kiểm toán Tài sản cố định trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Deloitte Việt Nam thực hiện” làm đề tài nghiên cứu chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề bao gồm các nội dung sau:
Chương 1: Đặc điểm kế toán Tài sản cố định của công ty khách hàng ảnh hưởng đến kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Deloitte Việt Nam thực hiện
Chương 2: Thực trạng quy trình kiểm toán Tài sản cố định trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Deloitte Việt Nam thực hiện
Chương 3: Nhận xét và một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán Tài sản cố định trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Deloitte Việt Nam thực hiện


CHƯƠNG I: ĐẶC ĐIỂM KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH CỦA CÔNG TY KHÁCH HÀNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH DELOITTE VIỆT NAM THỰC HIỆN

1.1 Đặc điểm kế toán Tài sản cố định của Công ty khách hàng ảnh hưởng đến kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Deloitte Việt Nam thực hiện
1.1.1 Đặc điểm tổng quát về Tài sản cố định
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác đòi hỏi DN phải huy động, phân phối và sử dụng một khối lượng tài sản nhất định. TSCĐ trong các DN là những tài sản có giá trị lớn và dự tính đem lại lợi ích kinh tế lâu dài cho DN. Theo Thông tư số 203/2009/TT-BTC ngày 20/10/2009 -Hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ ban hành thay thế Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ tài chính thì Tư liệu lao động là những tài sản hữu hình có kết cấu độc lập, hay là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào thì cả hệ thống không thể hoạt động được, nếu thỏa mãn đồng thời cả ba tiêu chuẩn dưới đây thì được coi là TSCĐ:
a. Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó
b. Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên
c. Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) trở lên.
Trường hợp một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau, trong đó mỗi bộ phận cấu thành có thời gian sử dụng khác nhau và nếu thiếu một bộ phận nào đó mà cả hệ thống vẫn thực hiện được chức năng hoạt động chính của nó nhưng do yêu cầu quản lý, sử dụng tài sản cố định đòi hỏi phải quản lý riêng từng bộ phận tài sản thì mỗi bộ phận tài sản đó nếu cùng thoả mãn đồng thời ba tiêu chuẩn của tài sản cố định được coi là một tài sản cố định hữu hình độc lập.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý và hạch toán TSCĐ thì việc phân loại TSCĐ phải được tiến hành theo nhiều tiêu thức khác nhau trong đó phổ biến nhất là phân loại theo tính chất và đặc trưng kĩ thuật của tài sản. Theo đó TSCĐ được phân chia thành TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình và TSCĐ thuê tài chính.
 Tài sản cố định hữu hình
Là những tài sản có hình thái vật chất , thỏa mãn tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải...
 Tài sản cố định vô hình
Là những tài sản không có hình thái vật chất, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư thoả mãn các tiêu chuẩn của TSCĐ vô hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh, như một số chi phí liên quan trực tiếp tới đất sử dụng; chi phí về quyền phát hành, bằng phát minh, bằng sáng chế, bản quyền tác giả...
Các chi phí phát sinh trong quá trình triển khai sẽ được ghi nhận là TSCĐVH nếu thỏa mãn đồng thời 7 điều kiện sau:
a. Tính khả thi về mặt kĩ thuật đảm bảo cho việc hoàn thành và đưa TSCĐ vào sử dụng theo dự tính hay để bán.
b. Doanh nghiệp dự tính hoàn thành TSCĐVH để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh hay để bán.
c. Doanh nghiệp có khả năng sử dụng hay bán TSCĐVH đó.
d. Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai do tài sản đó mang lại;
e. Có đầy đủ các nguồn lực về kĩ thuật, tài chính và các nguồn lực khác để hoàn tất các giai đoạn triển khai, bán hay sử dụng TSCĐVH đó
f. Có khả năng xác định một cách chắc chắn toàn bộ chi phí trong giai đoạn triển khai để tạo ra TSCĐVH đó.
g. Uớc tính có đủ tiêu chuẩn về thời gian sử dụng và giá trị theo quy định cho TSCĐVH.
Các chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo nhân viên, chi phí quảng cáo phát sinh trước khi thành lập doanh nghiệp, chi phí cho giai đoạn nghiên cứu, chi phí chuyển dịch địa điểm, lợi thế thương mại không phải là TSCĐVH mà sẽ được phân bổ dần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong thời gian tối đa không quá 3 năm kể từ khi doanh nghiệp bắt đầu đi vào hoạt động.
 Tài sản cố định thuê tài chính
Là những TSCĐ mà DN thuê của công ty cho thuê tài chính. Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê hay tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng thuê tài chính. Tổng số tiền thuê của một loại tài sản quy định tại hợp đồng thuê tài chính ít nhất phải tương đương với giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng.
Mọi TSCĐ đi thuê nếu không thỏa mãn các quy định về thuê tài chính đều là TSCĐ thuê hoạt động.
 Đầu tư tài chính dài hạn
Đầu tư tài chính dài hạn là tiền vốn của doanh nghiệp đầu tư vào kinh doanh bên ngoài hoạt động của doanh nghiệp nhằm mục đích hưởng lãi hay chia sẻ lợi ích với doanh nghiệp khác. Đầu tư tài chính có thể là: đầu tư cổ phiếu, trái phiếu các loại, vốn góp liên doanh, tài sản, đất đai cho thuê ngoài, tiền vốn cho vay...
 Tài sản cố định dở dang
Là những TSCĐ hữu hình hay vô hình đang trong quá trình hình thành, hiện tại chưa sử dụng và được xếp vào mục chi phí xây dựng cơ bản dở dang.
Ngoài ra, các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn mà doanh nghiệp thực hiện cũng được xếp vào TSCĐ.
Ngoài cách phân loại như trên, có thể phân loại TSCĐ theo nhiều cách khác nữa như: phân loại theo công dụng kinh tế của TS, phân loại theo tính chất sở hữu, Phân loại theo nguồn hình thành TS…
Trong các doanh nghiệp có quy mô lớn hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, năng lượng, xây dựng, vận tải mà Deloitte Việt Nam kiểm toán như Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Tập đoàn Hòa Phát, Tổng công ty Điện lực Hà Nội, Tổng công ty Vận tải Hà Nội, Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam, Tổng công ty Hàng không Việt Nam, Tổng công ty Thép Việt Nam, Tổng công ty Vinaconex, Tổng công ty rượu bia nước giải khát Việt Nam… TSCĐ thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản (trên 50%); cơ cấu, chủng loại đa dạng; công tác quản lý, hạch toán phức tạp. Ví dụ như tại Tổng công ty Điện lực Dầu khí thuộc tập đoàn Dầu khí, TSCĐ chiếm gần 60% giá trị tổng TS bao gồm TSCĐ hữu hình (nhà cửa, vật kiến trúc; máy móc, thiết bị; phương tiện vận tải; thiết bị văn phòng) và TSCĐ vô hình (quyền sử dụng đất, phần mềm máy tính). Với những đối tượng khách hàng này đòi hỏi KTV không chỉ có trình độ chuyên môn và năng lực thích hợp mà còn cả kinh nghiệm kiểm toán trong lĩnh vực hoạt động của khách hàng. Trong cuộc kiểm toán, TSCĐ được xem là một khoản mục trọng yếu cần được chú ý quan tâm từ việc thiết kế, thực hiện các thủ tục kiểm tra đến đánh giá kết quả để thu được những bằng chứng tin cậy khẳng định tính trung thực, hợp lý của số dư các tài khoản liên quan.
Với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ hơn, hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ: dịch vụ khách sạn, dịch vụ ăn uống, dịch vụ tài chính Deloitte Việt Nam kiểm toán như các ngân hàng (ngân hàng TMCP VIB, ngân hàng TMCP Đại dương, ngân hàng Indovina bank…); các khách sạn (khách sạn Hà Nội, khách sạn Metropole Hà Nội, khách sạn Victoria, khách sạn Fortuna); các nhà hàng (chuỗi nhà hàng lẩu nấm Ashima..) thường các TSCĐ có giá trị nhỏ hơn; cơ cấu, chủng loại không nhiều, không phức tạp dễ theo dõi và quản lý hơn nên công tác kiểm toán với khoản mục này cũng không quá phức tạp. Đặc biệt, với một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin như Tổng công ty cổ phần FPT, Công ty Thông tin di động Mobile Phone, Công ty Intel Việt Nam, Công ty Microsoft Việt nam, Công ty SLD Telecom, Công ty Nortel Việt Nam… TSCĐ bao gồm nhiều máy móc thiết bị hiện đại hay các phần mềm máy tính công nghệ cao cần cân nhắc nhu cầu sử dụng chuyên gia và lưu ý thiết kế các thủ tục kiểm toán thích hợp để thu thập các bằng chứng kiểm toán.




download
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status