Đề án Giải pháp trong việc thu hút và quản lý nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài FPI tại Việt Nam - pdf 19

Download miễn phí Đề án Giải pháp trong việc thu hút và quản lý nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài FPI tại Việt Nam



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
I. Cơ sở lý luận chung 2
1. Đầu tư nước ngoài 2
1.1. Khái niệm đầu tư nước ngoài 2
1.2 Phân loại đầu tư nước ngoài 2
1.2.1. Đầu tư tư nhân 2
1.2.2. Hỗ trợ phát triển chính thức 2
2. Đầu tư gián tiếp nước ngoài 2
2.1. Khái niệm đầu tư gián tiếp nước ngoài 2
2.2. Đặc điểm của đầu tư gián tiếp nước ngoài 3
2.2.1. Tính thanh khoản cao 3
2.2.2. Tính bất ổn định 3
2.2.3. Tính dễ đảo ngược 4
2.2.4. Đặc điểm khác 4
2.3. Các tác động của FPI đến nền kinh tế 5
2.3.1. Tác động tích cực 5
2.3.2. Tác động tiêu cực 7
2.4. Phân loại đầu tư gián tiếp nước ngoài 9
2.4. Các hình thức đầu tư gián tiếp nước ngoài 9
2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn vốn FPI 11
2.6. So sánh FPI và FDI 12
2.6.1. Giống nhau 12
2.6.2. Khác nhau 12
II. Thực trạng đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam 14
1. Sự cần thiết thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam 14
2. Thực trạng thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài ở Việt Nam 15
3. Quy mô và tỷ trọng của dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài FPI tại Việt Nam trong giai đoạn 2001-2009 18
4. Đánh giá thực trạng thu hút và quản lý FPI tại Việt Nam 20
4.1. Kết quả 20
4.2. Hạn chế và nguyên nhân : 22
III. Giải pháp trong việc thu hút và quản lý nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài FPI tại Việt Nam 24
1. Tiềm năng thu hút vốn FPI ở Việt Nam 24
2. Định hướng thu hút FPI của Việt Nam trong thời gian tới 25
2. Những ưu thế và trở ngại trong việc thu hút FPI 26
2.1. Ưu thế 26
2.2. Trở Ngại 26
3. Giải pháp thu hút và quản lý FPI 27
3.1. Giải pháp chung 27
3.2. Giải pháp riêng 29
3.2.1. Các giải pháp nhằm thúc đẩy mạnh mẽ thu hút FPI và hạn chế tác động tiêu cực của nó: 29
3.2.2. Một số gợi ý chính sách: 30
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

i).
Nhu cầu và khả năng đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài.
Mức độ tự do hóa và cạnh tranh (chủ yếu là ưu đãi tài chính và sự thân thiện, sự thuận tiện của quản lý nhà nước đối với nhà đầu tư) của môi trường đầu tư trong nước.
Sự phát triển của hệ thống tiền tệ và các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh nói riêng, của các thể chế thị trường nói chung ở nước tiếp nhận đầu tư.
Ngoài ra dòng FPI cũng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ các yếu tố khác như:
Sự phát triển và độ mở cửa của thị trường chứng khoán, chất lượng của các cổ phiếu, trái phiếu do doanh nghiệp và Nhà nước phát hành, cũng như các chứng khoán có giá khác lưu thông trên thị trường tài chính.
Sự đa dạng và vận hành có hiệu quả của các định chế tài chính trung gian (trước hết là quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư tài chính các loại, các quỹ đầu tư đại chúng, quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ thành viên).
Sự phát triển và chất lượng của hệ thống thông tin và dịch vụ chứng khoán, trong đó có các tổ chức cung cấp dịch vụ tư vẫn và dịch vụ định mức hệ số tín nhiệm của doanh nghiệp và chứng khoán do doanh nghiệp phát hành.
Dòng FPI tỷ lệ thuận theo cấp số nhân cũng với sự gia tăng quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp, doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động hiệu quả ở trong nước, cùng với việc mở rộng tỷ lệ nắm giữ cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp.
2.6. So sánh FPI và FDI
Theo Luật đầu tư 2005, “đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hay bằng bất kỳ tài sản nào để tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định”.
Từ đó, ta có thể rút ra những điểm giống và khác nhau của FPI và FDI như sau:
2.6.1. Giống nhau
Cả FPI và FDI đều đơn thuần là hoạt động đầu tư vốn ra nước ngoài, luồng vốn được luân chuyển từ nước của người đầu tư sang nước sử dụng vốn đầu tư, và làm tăng lượng vốn và dự trữ ngoại tệ cho nước chủ nhà. FDI và FPI xuất hiện do nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
Bên cạnh đó, cả hai hình thức này đều nhằm mục đích tạo lợi nhuận cho nhà đầu tư. Để tạo ra lợi ích tốt nhất cho mình, nhà đầu tư có thể chọn cho mình cách thức đầu tư phù hợp nhất, hay kết hợp cả hai hình thức trên. Lợi nhuận của nhà đầu tư phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp và tỷ lệ thuận với số vốn đầu tư. Do đó, tình hình hoạt động của doanh nghiệp là mối quan tâm chung của cả hai hoạt động đầu tư này.
Do đều là hoạt động đầu tư quốc tế nên FDI và FPI chịu sự điều chỉnh của nhiều luật lệ khác nhau. Mặc dù các hoạt động này chịu ảnh hưởng lớn từ luật pháp nước tiếp nhận đầu tư, nhưng trên thực tế vẫn bị điều chỉnh bởi các điều ước, thông lệ quốc tế và luật của bên tham gia đầu tư. Do đó, để tạo một môi trường đầu tư lành mạnh, tránh những xung đột và tranh chấp không đáng có, trong quá trình hội nhập và phát triển, các nước nên có sự điều chỉnh luật lệ của mình gần và phù hợp với các điều ước, luật lệ quốc tế.
2.6.2. Khác nhau
Về đặc điểm, FPI và FDI có những điểm khác nhau như sau:
Với FDI, nhà đầu tư vừa là người bỏ vốn, vừa là người trực tiếp quản lý điều hành việc sử dụng vốn của mình và có quyền tham gia vào hoạt động của doanh nghiệp. Do đó nhà đầu tư đặc biệt quan tâm đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vì liên quan trực tiếp đến lợi nhuận của họ. Hay nói cách khác, quyền sở hữu và quyền sử dụng gắn liền với nhà đầu tư. Lợi ích thu được theo lợi nhuận công ty và được phân chia theo tỷ lệ vốn góp. Trái lại, FPI chỉ đơn thuần là hoạt động bỏ vốn, đầu tư vốn vào doanh nghiệp thông qua việc mua bán chứng khoán hay những tài sản có giá khác, nhà đầu tư không có quyền tham gia vào hoạt động của công ty. Lợi nhuận thu được từ việc chia cổ tức hay việc bán chứng khoán thu chênh lệch. Tuy nhiên, nếu nắm giữ một số cổ phần nhất định, FPI có thể chuyển thành FDI, nhà đầu tư có quyền ra quyết định với công ty họ đang bỏ vốn.
Đặc điểm nổi bật nhất của FPI là tính bất ổn định. Việc bán chứng khoán diễn ra đơn giản hơn nhiều so với việc hủy bỏ một dự án đầu tư trong đầu tư trực tiếp nước ngoài. Do đó, tốc độ luân chuyển vốn của FPI cao hơn nhiều so với FPI. Điều này có thể giúp các nền kinh tế mới nổi tăng tính linh hoạt, thúc đẩy quá trình phát triển của mình. Tuy nhiên, trong thời kỳ kinh tế suy thoái, lượng vốn ra và vào quá nhanh lại khiến cho nền kinh tế mất tính cân bằng, gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất. Ngược lại, FPI là nguồn bổ sung vốn dài hạn cho nước chủ nhà, không dễ bị rút đi trong thời gian ngắn vì gắn liền với hoạt động của dự án. Nước chủ nhà sẽ được tiếp nhận một nguồn vốn lớn bổ sung cho vốn đầu tư trong nước mà không phải lo trả nợ.
FDI không chỉ gắn liền với việc di chuyển vốn mà còn đi kèm với hoạt động chuyển giao công nghệ, chuyển giao kiến thức và kinh nghiệm, tạo thị trường mới cho cả bên đầu tư và bên tiếp nhận đầu tư. Vốn FDI không chỉ bao gồm vốn đầu tư ban đầu của chủ đầu tư dưới hình thức vốn pháp định mà còn bao gồm cả vốn vay doanh nghiệp để triển khai và mở rộng dự án cũng như vốn đầu tư trích từ lợi nhuận thu được trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Thông thường, FDI thường đi kèm với ba yếu tố: hoạt động thương mại (xuất, nhập khẩu), chuyển giao công nghệ và di cư lao động quốc tế. Trong khi đó, FPI chỉ đơn thuần là luân chuyển vốn từ nước đầu tư sang nước tiếp nhận đầu tư.
Cuối cùng, để thực hiện được FPI, cần có một hệ thống tài chính hoạt động hiệu quả. Trong khi đó, các nước kém phát triển lại có hệ thống tài chính yếu, nên FPI có xu hướng luân chuyển giữa các nước phát triển với nhau, hay giữa nước đang phát triển sang nước phát triển, hơn là luân chuyển sang các nước đang phát triển. Trái lại, FDI có xu hướng chuyển từ nước phát triển sang các nước đang phát triển nhằm tìm kiếm thị trường, nguồn nhân công rẻ và lợi nhuận cao.
II. Thực trạng đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam
1. Sự cần thiết thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam
Trên thế giới, nguồn vốn đầu tư nước ngoài ngày càng giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Nguồn vốn này bao gồm đầu tư trực tiếp (FDI) và đầu tư gián tiếp (FPI). Trong khi nguồn vốn FDI có vai trò trực tiếp thúc đẩy sản xuất, thì FII lại có tác động kích thích thị trường tài chính phát triển theo hướng nâng cao hiệu quả hoạt động, mở rộng quy mô và tăng tính minh bạch, tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong nước dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn mới; nâng cao vai trò quản lý nhà nước và chất lượng quản trị doanh nghiệp, có tác động thúc đẩy mạnh mẽ các mối quan hệ kinh tế.
Đối với Việt Nam, thu hút nguồn vốn FPI mang một ý nghĩa rất quan trọng. Để thực hiện thành công sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, Việt Nam cần một lượng v
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status