Đầu tư phát triển ngành công nghiệp điện tử Hà Nội: Thực trạng và giải pháp - pdf 19

Download miễn phí Luận văn Đầu tư phát triển ngành công nghiệp điện tử Hà Nội: Thực trạng và giải pháp



MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG 3
I- Cơ Sở lý luận chung về đầu tư 3
1- Khái niệm đầu tư và đầu tư phát triển 3
2- Đặc điểm của hoạt động đầu tư phát triển 4
II- Đầu tư phát triển ngành Công nghiệp điện tử 5
1- Khái quát về ngành CNĐT 5
1.1- Khái niệm công nghiệp điện tử 5
1.2- Đặc điểm của ngành CNĐT 5
1.3- Phân loại sản phẩm công nghiệp điện tử 5
2- Đặc thù của hoạt động đầu tư phát triển ngành CNĐT 6
3- Sự cần thiết phải đầu tư phát triển ngành CNĐT 7
4- Nội dung đầu tư phát triển ngành CNĐT 9
4.1- Đầu tư vào máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ, cơ sở hạ tầng 9
4.2- Đầu tư phát triển nguồn nhân lực 11
4.3- Đầu tư cho công tác tiếp thị, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường 13
4.4- Đầu tư cho thương hiệu, bản quyền, R&D 14
5- Nguồn vốn đầu tư phát triển ngành CNĐT 15
5.1- Nguồn vốn đầu tư trong nước 15
5.2- Nguồn vốn đầu tư nước ngoài 16
III- Kinh nghiệm một số nước trên thế giới và khu vực về phát triển CNĐT 17
1- Khái quát về quá trình phát triển CNĐT trên thế giới 17
2- Chính sách phát triển CNĐT của một số nước 17
3- Một số bài học kinh nghiệm cho việc phát triển ngành CNĐT ở Việt Nam và Hà Nội 20
4-Tác động của sự phát triển kinh tế thế giới, xu thế hội nhập và hợp tác quốc tế và hợp tác quốc tế tới sự phát triển ngành CNĐT Hà Nội 22
CHƯƠNG II THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH CNĐT HÀ NỘI 26
I- Quá trình hình thành và phát triển của ngành CNĐT Việt Nam 26
II- Quá trình hình thành và phát triển của ngành CNĐT Hà Nội 29
1- Tình hình phát triển chung của ngành CNĐT Hà Nội 29
2- Quy mô và phân bố các doanh nghiệp công nghiệp điện tử trên địa bàn 30
2.1- Các doanh nghiệp có quy mô lớn 30
2.2- Các doanh nghiệp quy mô vừa 31
2.3- Các doanh nghiệp nhỏ 31
4- Thị trường tiêu thụ và doanh thu 32
5- Một số doanh nghiệp CNĐT điển hình của Hà Nội 32
III- Thực trạng về tình hình đầu tư 33
1- Thực trạng về tình hình đầu tư trong nước 33
1.1- Quy mô vốn đầu tư 33
1.2- Cơ cấu vốn đầu tư vào ngành CNĐT 36
1.2.1- Cơ cấu vốn theo nguồn vốn đầu tư 36
1.2.2- Cơ cấu vốn đầu tư theo lĩnh vực sản xuất 38
1.2.3- Cơ cấu vốn đầu tư theo loại hình doanh nghiệp 39
1.2.4- Cơ cấu vốn đầu tư theo hạng mục công trình 40
2 - Đầu tư nước ngoài vào ngành CNĐT 41
2.1- Quy mô vốn đầu tư 41
2.2- Cơ cấu vốn đầu tư nước ngoài 43
2.2.1- Cơ cấu vốn đầu tư theo quốc gia 43
2.2.2- Cơ cấu vốn đầu tư theo hình thức đầu tư 44
3- Nội dung đầu tư phát triển ngành CNĐT 47
3.1- Đầu tư vào khoa học công nghệ 47
3.2- Đầu tư vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật 51
3.3- Đầu tư phát triển nguồn nhân lực 54
3.4- Đầu tư cho hoạt động marketing 57
III- Kết quả và hiệu quả đầu tư của ngành CNĐT Hà Nội 58
1- Kết quả hoạt động đầu tư 58
1.1-Kết quả sản xuất kinh doanh 58
1.2- Giá trị xuất khẩu 60
1.3- Năng suất lao động 61
2- Hiệu quả hoạt động đầu tư 62
iV- Một số Đánh giá về ngành CNĐT Hà Nội 64
1- Đánh giá mức độ đầu tư vào ngành CNĐT 64
2- Đánh giá về công nghệ và công tác ngiên cứu triển khai 64
3- Đánh giá về nguồn nhân lực và công tác đào tạo nguồn nhân lực 64
4- Đánh giá về hạ tầng kỹ thuật 65
5- Đánh giá về khung khổ pháp lý và công tác quản lý nhà nước đối với ngành CNĐT 65
6- Đánh giá về khả năng cạnh tranh và hội nhập 66
7- Đánh giá về hợp tác quốc tế 66
8- Đánh giá chung 66
CHƯƠNG III GIẢI PHÁP ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH CNĐT HÀ NỘI 68
I- Một số quan điểm, định hướng và chương trình trọng điểm đầu tư phát triển ngành CNĐT trong thời gian tới 68
1- Một số quan điểm phát triển ngành CNĐT Hà Nội 68
2- Định hướng phát triển ngành CNĐT Hà Nội đến 2010 68
3- Các chương trình đầu tư trọng điểm của Hà Nội trong thời gian tới 69
II- Nhu cầu về vốn đầu tư 71
1- Nhu cầu vốn đầu tư theo từng giai đoạn 71
2- Nhu cầu vốn đầu tư theo cơ cấu các nguồn vốn 72
3-Nhu cầu vốn đầu tư theo cơ cấu sản phẩm, lĩnh vực thuộc CNĐT trong đầu tư phát triển CNĐT 72
III- Một số giải pháp đầu tư phát triển ngành CNĐT Hà Nội 74
1 - Giải pháp về cơ chế chính sách, quản lý nhà nước 74
1.1- Nhóm giải pháp về quản lý 74
1.2- Nhóm giải pháp về tài chính và thuế 74
1.3- Nhóm giải pháp cơ chế chính sách đặc thù của Thủ Đô liên quan đến phát triển ngành CNĐT 76
2- Giải pháp đầu tư phát triển khoa học công nghệ 78
2.1- Giải pháp đầu tư, tạo bước đột phá 78
2.2- Giải pháp về chuyển giao, tiếp nhận công nghệ và tri thức 79
2.3- Giải pháp đầu tư phát triển và tạo môi trường cạnh tranh về công nghệ 80
2.4- Giải pháp tăng cường đầu tư cho công tác nghiên cứu triển khai 81
3- Giải pháp đầu tư mở rộng thị trường 82
3.1- Giải pháp đáp ứng thị trường trong nước 82
3.2- Giải pháp đầu tư phát triển thị trường nước ngoài 83
3.3- Chính sách đối với từng thị trường 86
3.4- Giải pháp đảm bảo khả năng cạnh tranh trong điều kiện hội nhập 87
4-Một số giải pháp về vốn đầu tư 89
4.1- Các giải pháp thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài 89
4.2- Giải pháp thu hút nguồn vốn đầu tư trong nước 91
4.3- Các hình thức liên doanh sản xuất, từng bước đầu tư ra nước ngoài 95
5- Giải pháp đầu tư phát triển nguồn nhân lực 95
5.1- Chính sách thu hút nhân lực 95
5.2- Đầu tư vào đào tạo nhân lực 96
5.3- Các hình thức đào tạo 97
5.4- Các giải pháp tổ chức thực hiện 97
6- Các giải pháp khác 98
6.1- Giải pháp hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật 98
6.2- Các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp 99
6.3- Giải pháp hợp tác với các địa phương khác trong và ngoài nước 99
IV- Một số kiến nghị và đề xuất 100
1- Một số kiến nghị và đề xuất với Trung ương 100
2- Một số kiến nghị và đề xuất với Thành phố Hà Nội 100
KẾT LUẬN 102
PHỤ LỤC 103
TÀI LIỆU THAM KHẢO 107
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

rong thời gian tới, cần đặc biệt quan tâm thúc đẩy các nhân tố khuyến khích và có đối sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài hiệu quả. Cần có những ưu đãi mạnh hơn nữa về giá thuê đất, về hỗ trợ lao động…thì mới có thể thu hút ngày càng nhiều đầu tư trực tiếp nước ngoài.
3- Nội dung đầu tư phát triển ngành CNĐT
3.1 Đầu tư vào khoa học công nghệ
Khoa học công nghệ là nhân tố có vai trò quan trọng đối với các ngành công nghiệp nói chung và nó càng trở nên đặc biệt quan trọng đối với ngành CNĐT nói riêng. Các sản phẩm của ngành CNĐT có hàm lượng chất xám cao, có cấu sản phẩm luôn luôn thay đổi, chu kỳ sống của sản phẩm ngày càng rút ngắn do tốc độ phát triển của khoa học công nghệ.
Nhận thức được tầm quan trọng của khoa học công nghệ nên trong thời gian qua mà nhất là 3 năm trở lại đây, ngành CNĐT Hà Nội rất chú trọng đến việc đầu tư phát triển khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao. Chỉ tính riêng trong 2 năm 2001 và 2002, toàn ngành đã có 13 dự án đầu tư cho lĩnh vực nay với số vốn lên tới 323.5 triệu USD. Phần lớn các dự án này đều do Công ty điện tử Hà Nội và các liên doanh của công ty đầu tư.
Bảng 13: Chi phí đầu tư cho khoa học công nghệ năm 2001-2002
STT
Tên dự án
Chi phí (triệu USD)
1
Đầu tư cho dây chuyền lắp ráp máy vi tính, monito
2
2
Đầu tư cho thiết bị TV- Card ( Bộ thu tín hiệu truyền hình số cho máy thu hình)
1.5
3
Đầu tư công nghệ thế hệ 3 cho
Mobile phone
200
4
Đầu tư để sản xuất Mobile phone
10
5
Đầu tư công nghệ thiết kế chip ASIC
10
6
Đầu tư sản xuất các đồ điện gia dụng tiên tiến
2
7
Đầu tư công nghệ làm Set of Box
0.8
8
Đầu tư thiết bị STB – Thiết bị chuyển đổi tín hiệu tín hiệu số sang thông thường
1
9
Đầu tư công nghệ viễn thông không giây và truyền tin tốc độ cao
20
10
Đầu tư thiết bị sản xuất bộ mạch cho máy vi tính
20
11
Đầu tư công nghệ khuôn mẫu cho khuôn nhựa
0.7
12
Đầu tư công nghệ sản xuất đèn hình tinh thể lỏng
40
13
Đầu tư cho dây chuyền công nghệ SMT
15.5
Tổng
323.5
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội
Có thể nói, trong 2 năm vốn đầu tư vào khoa học công nghệ của ngành là khá cao, chiếm 12.5% vốn đầu tư phát triển của ngành. Hoạt động đầu tư này đã có định hướng rõ rệt là đầu tư vào công nghệ cao, đi trước đón đầu. Đây là một hướng đi rất đúng của ngành CNĐT Hà Nội. Tuy nhiên, các công nghệ này phải sau 1 vài năm mới thực sự phát huy tác dụng đối với sự phát triển của ngành.
Hiện nay, theo Sở Công nghiệp Hà Nội thì năng lực và trình độ công nghệ sản xuất của ngành CNĐT Hà Nội vẫn còn lạc hậu so với các nước trong khu vực. Cụ thể như sau:
-Nhóm điện tử gia dụng:
Các sản phẩm chính mà các doanh nghiệp Hà Nội có thể sản xuất (dưới dạng lắp ráp) là máy thu hình ( ti vi), và máy thu thanh ( radio). Toàn ngành có khoảng 65 dây chuyền lắp ráp với tổng công suất là 1.5 triệu Radio và 3 triệu ti vi trong một năm trong đó khoảng 70-80% là ti vi màu, riêng công ty có vốn đầu tư nước ngoài chiếm gần 70% công suát sản xuất ti vi. Ngoài ra một số doanh nghiệp đã bắt đầu sản xuất dàn âm thanh hifi và dây chuyền lắp ráp đầu video.
Nhóm điện tử chuyên dụng:
Năng lực sản xuất các sản phẩm chuyên dụng ở còn rất hạn chế, chỉ đáp ứng 5-10% nhu cầu trong nước. Các sản phẩm chính mà Hà Nội sản xuất là các loại cân tự động, cân băng tải, cân đóng bao, hệ thống kiểm tra hành lý xuất nhập cảnh, một số thiết bị y tế như điện não tâm đồ, điện tâm đồ máy siêu âm…Thiết bị điện tử chuyên dụng được thiết kế và chế tạo đơn chiếc hay loại nhỏ. Các cơ sở sản xuất có quy mô nhỏ, trình độ thủ công. Hiện nay đã có vài công ty nước ngoài quan tâm đến lĩnh vực này nhưng mới chỉ dừng lại ở mức thăm dò thị trường.
Nhóm thiết bị tin học:
Sản phẩm thiết bị tin học cũng chỉ được sản xuất dưới dạng lắp ráp máy vi tính. Một số công ty liên doanh đã đầu tư vào các dây chuyền hiện đại lắp ráp máy vi tính (Như dây chuyền GENPACIFIC công suất 50000 cái / năm). Các đơn vị kinh doanh tin học cũng tổ chức lắp ráp dạng mô dun từng loại vài trăm chiếc. Một vài các cơ sở gia công sản xuất các phụ kiện máy tính (bộ nguồn, monitor) nhưng quy mô còn rất nhỏ.
Trong lĩnh vực phần mềm, Hà Nội chưa có công nghệ sản xuất phần mềm để sản xuất hàng thương phẩm ở quy mô công nghiệp.
Nhóm linh phụ kiện:
Các sản phẩm linh phụ kiện điện tử chính đã sản xuất được ở Hà Nội là đèn hình ti vi (công suất 2 triệu chiếc / năm), đế mạch in (công suất: 8.5 triệu chiếc/ năm), tụ điện các loại, cuộn cao áp, cuộn cảm, cuộn lái tia, các chi tiết nhựa, các chi tiết cơ khí cho lắp ráp đèn hình, các loại ăng ten. Ngoài ra còn có lắp ráp ra công để tái xuất khẩu linh kiện điện tử và kinh kiện máy vi tính.
Nhìn chung, công nghệ sản xuất của ngành điện tử Hà Nội vẫn còn ở trình độ đơn giản, loại hình lắp ráp đang chiếm ưu thế. Giá trị gia tăng của các sản phẩm điện tử Hà Nội chỉ khoảng 5-10%. Phần lớn hoạt động chế tác được thực hiện trên cơ sở hợp đồng mua bán bản quyền của đối tác nước ngoài bao gồm thiết kế nguyên bản sản phẩm, các trang bị và tổ chức dây chuyền sản xuất. Hiện nay, Việt Nam chưa phát triển dây chuyền thiết kế gốc và chế tác mang tính thương mại, chưa có nhãn mác thương mại đáng kể cho các mặt hàng điện tử gia dụng lẫn điện tử công nghiệp, chưa có công nghệ sản xuất linh kiện lẫn vật liệu. Ngay cả ở các công ty liên doanh hay doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài dây chuyền sản xuất vẫn chưa thực hiện đại.
Có sự khác biệt rất lớn về quy mô vốn, trình độ công nghệ giữa các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, nhất là các doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, quy mô lớn, trình độ công nghệ cao so với các doanh nghiêp trong nước (Vốn đầu tư của công ty đèn hình Orion-Hanel gấp 5 lần vốn đầu tư của công ty điện tử Hà Nội ).
Mặc dù trong giai đoạn 1996-2000 các doanh nghiêp ngành CNĐT Thành Phố đã dành từ 55-61% vốn đầu tư hàng năm để tiến hành đầu tư đổi mới công nghệ, trang thiết bị nhưng theo các chuyên gia, ngành CNĐT Hà Nội (kể cả các doanh nghiêp có vốn đầu tư nước ngoài) mới có trình độ công nghệ ngang tầm các nước đang phát triển những năm 1980. Thiết bị và trình độ công nghệ của các doanh nghiêp điện tử trong nước nhất là các doanh nghiêp ngoài quốc doanh kém xa các doanh nghiêp có vốn đầu tư nước ngoài về nhiều mặt, có thể nói là đang ở trình độ rất thấp so với khu vực và thế giới. Sản phẩm của các doanh nghiêp này chủ yếu tiêu thụ ở thị trường trong nước nhưng khả năng cạnh tranh cũng rất thấp. Một số sản phẩm đã được xuất khẩu nhưng chủ yếu là vào thị trường của công ty mẹ nước ngoài của cá công ty liên doanh. Đặc biệt Hanel có xuất khẩu được một số sản phẩm tới một số nước đang phát triển.
Nếu so sánh với trình độ, năng lưc công nghệ của Hà Nội với Thành Phố Hồ Chí Minh thì có thể thấy rằng về trình độ thì không thua kém là bao nhưng năng lực và quy mô nhà xưởng chỉ b...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status