Ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế toàn cầu đến Việt Nam - pdf 19

Tải miễn phí tiểu luận Ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế toàn cầu đến Việt Nam

LỜI NÓI ĐẦU

Khủng hoảng tinh tế thế giới hiện nay là một vấn đề nan giải với tất cả các quốc gia, gây đau đầu cho các chuyên gia kinh tế. Họ đang trên con đường tìm hiểu nguyên nhân bản chất của cuộc khủng hoảng này để đi đến giải pháp tối ưu phục hồi nền kinh tế toàn cầu. Nhưng sự thật thì cái mốc “ tiêu điều” của nền kinh tế thực sự đã bắt đầu chưa? Liệu nền kinh tế đến thời điểm nào thì được phục hồi khi hậu quả khủng hoảng để lại cho Mĩ, liên minh Châu Âu (EU) và cả thế giới nói chung còn quá nặng nề. Việt Nam trong thời kì xây dựng đất nước cũng đã nếm trải dư chấn của những khủng hoảng và đại khủng hoảng trong quá khứ.Nhưng đứng trước cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới hiện tại sau khi nước ta vừa mới gia nhập tổ chức kinh tế thế giới WTO thì Việt Nam đã và đang chịu những tác động như thế nào?Ý kiến của những chuyên gia kinh tế Việt Nam về vấn đề này có hợp lí và mang sức ảnh hưởng lớn tới quyết định của chính phủ? Mục đích nghiên cứu của tiểu luận này là nhằm tìm hiểu về tình hình Việt Nam trước cơn cuồng phong của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, những cái được và mất của chúng ta từ cuộc khủng hoảng. Đồng thời, bài học mà Việt Nam rút ra từ cuộc khủng hoảng kinh tế quốc tế này là gì để hướng đến một giải pháp khôi phục kinh tế tối ưu nhất.
Lý do em làm tiểu luận này là để nâng cao kiến thức về môn học, tăng cường hiểu biết về kinh tế thế giới. Đồng thời chia sẻ những thông tin kiến thức mà em tìm hiểu được.
Em xin chân thành Thank cô Ngọc Lan đã cho em những bài giảng đầy bổ ích và các bạn đã chia sẻ thông tin kiến thức để em hoàn thành bài tiểu luận này. Do kiến thức còn hạn hẹp nên không tránh khỏi những sơ sài và những chỗ còn sai sót. Em kính mong cô thông cảm và góp ý để em có những bài tiểu luận sau tốt hơn.







CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
1. Khủng hoảng kinh tế là gì ?

Khủng hoảng kinh tế: Là sự suy giảm các hoạt động kinh tế kéo dài và trầm trọng hơn cả suy thoái trong chu kì kinh tế.
Theo học thuyết kinh tế chính trị của Mác – Lênin: Khủng hoảngkinh tế chỉ khoảng thời gian biến chuyển rất nhanh sang giai đoạn suy thoái kinh tế, là căn bệnh kinh niên của chủ nghĩa tư bản theo chu kì 8 đến 12 năm lại tái phát. Chu kì kinh tế gồm bốn giai đoạn: khủng hoảng, tiêu điều, phục hồi và hưng thịnh.
Bao gồm các xu hướng:
• Xu hướng suy giảm tỷ suất lợi nhuận: Tích tụ tư bản gắn liền xu hướng chung của mức độ tập trung tư bản. Điều này tự nó làm giảm tỷ suất lợi nhuận rồi kìm hãm chủ nghĩa tư bản và có thể đưa đến khủng hoảng.
• Tiêu thụ dưới mức: Nếu giai cấp tư sản thắng thế trong cuộc đấu tranh giai cấp với mục đích cắt giảm tiền lương và bóc lột thêm lao động, nhờ đó tăng tỷ suất giá trị thặng dư, khi đó nền kinh tế tư bản đối mặt với vấn đề thường xuyên là nhu cầu tiêu dùng không tương xứng với quy mô sản xuất và tổng cầu không tương xứng với tổng cung.
• Sức ép lợi nhuận từ lao động: Tích tụ tư bản có thể đẩy nhu cầu thuê mướn tăng lên và làm tăng tiền lương. Nếu tiền lương tăng cao sẽ ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận và khi đạt đến một mức độ nhất định sẽ gây ra suy thoái kinh tế.
Thời gian khủng hoảng làm những xung đột giữa các giai tầng trong xã hội thêm căng thẳng, đồng thời nó tái khởi động một quá trình tích tụ tư bản mới. Có thể khẳng định rằng : Khủng hoảng là giai đoạn cơ bản của chu kì kinh tế tư bản chủ nghĩa như Các Mác khẳng định : “cản trở của nền sản xuất tư bản chính là tư bản”.


Link download bản doc:
r31tRosbet97334
nhớ thank nhé
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status