Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta - pdf 19

Download miễn phí Đề tài Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta



MỤC LỤC
Mở đầu. 3
Chương 1: Công nghiệp hoá, hiện đại hoá những vấn đề về quan điểm. 5
I- Quan điểm về công nghiệp hoá, hiện đại hoá. 5
II- Thực chất, nội dung của công nghiệp hoá, hiện đại hoá. 6
Chương 2: Công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam. 9
I- Những khó khăn 10
II- Những thuận lợi. 11
III- Thực trạng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta. 11
IV- các giải pháp, phương hướng để tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta. 14
Kết luận. 22
Tài liệu tham khảo. 24
 
 
 
 
 
 
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

,5 - 3 lần so với năm 2000 tức là khoảng 800 - 1.000 USD. Muốn vậy dự kiến phải có tốc độ bình quân GDP tăng hàng năm khoảng 13%, dựa trên cơ sở phát triển mạnh công nghiệp, công nghệ, kết cấu hạ tầng, kinh tế đối ngoại và dịch vụ, công nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Giai đoạn này phải phấn đấu đạt tới sử dụng 50% sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp công nghiệp tiên tiến và hiện đại.
Giai đoạn hoàn thành cơ bản quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân từ 2011 - 2020.
Mục tiêu cơ bản của giai đoạn hoàn thành quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân là đưa đất nước ta trở thành đất nước dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh, vượt trình độ trung bình của các nước phát triển trên thế giới.
Để thực hiện mục tiêu này cần đạt mức bình quân GDP tính theo đầu người tăng 2 lần so với năm 2010, tức khoảng 2000 USD. Muốn vậy phải có tốt độ tăng GDP hàng năm khoảng 15% dựa trên cơ sở phát triển bền vững các ngành công nghiệp, công nghệ, kết cấu hạ tầng, kinh tế đối ngoại, dịch vụ công nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Giai đoạn này phấn đấu đạt tới sử dụng 80% sức lao động cùng với công nghệ phương tiện và phương pháp công nghiệp tiên tiến và hiện đại.
Chương II
Công nghiệp hoá hiện đại hoá ở Việt Nam
I- NHững khó khăn
1. NHững khó khăn khách quan:
Sự sụp đổ chế độ XHCN của Liên Xô và các nước Đông Âu khiến cho chúng ta mất thị trường lớn và sự giúp đỡ không nhỏ từ các nước này. Hơn nữa, trên thế giới các nước đều đứng trước những cơ hội để phát triển, nhưng do ưu thế về vốn, công nghệ, thị trường ... thuộc về các nước tư bản chủ nghĩa phát triển và các công ty xuyên quốc gia cho nên các nước đang phát triển và chậm phát triển đang đứng trước những thách thức to lớn, chênh lệch giàu cùng kiệt giữa các nước còn mở rộng. Cuộc cạnh tranh kinh tế, thương mại, khoa học, công nghệ diễn ra gay gắt trên phạm vi toàn thế giới. Đặc biệt các thế lực đế quốc và thù địch, những kẻ chống chủ nghĩa xã hội và độc lập dân tộc luôn chĩa mũi nhọn vào nước ta, tập trung phá hoại nền tảng tư tưởng và tổ chức, lòng tin của nhân dân thông qua các diễn biến hoà bình, xuyên tạc lịch sử, gieo rắc hoài nghi phủ nhận thành tựu cách mạng ...
2. Những khó khăn chủ quan:
Trước hết hiện nay nước ta vẫn là một trong những nước cùng kiệt nhất trên thế giới, trình độ phát triển kinh tế, năng suất lao động, hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp, cơ sở vật chất kĩ thuật còn nhiều mặt lạc hậu, nhu cầu vốn đầu tư phát triển rất lớn và cấp bách nhưng một bộ phận cán bộ và nhân dân còn tiêu xài lãng phí, tiêu dùng quá mức mình làm ra, chưa tiết kiệm để dồn vốn cho phát triển. Nhà nước còn thiếu chính sách để huy động vốn có hiệu quả nguồn vốn trong nhân dân. Như năm 1995, đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn trong nước (kể cả nguồn vốn khấu hao cơ bản) chỉ chiếm 16,7% GDP, trong đó phần vốn ngân sách chỉ chiếm 4,2% GDP, còn rất thấp so với yêu cầu phát triển kinh tế để tiếp thu có hiệu quả nguồn vốn bên ngoài. Hơn nữa nước ta có xuất phát điểm thấp, là một nước nông nghiệp có trình độ thấp kém, hậu quả của chiến tranh và những thói quen còn tồn tại ở chế độ quan liêu, bao cấp, kế hoạch hoá tập chung. Cơ chế thị trường ở nước ta còn sơ khai, vai trò quản lí nhà nước đối với nền kinh tế xã hội còn yếu. Hệ thống quản lý kinh tế còn đang trong quá trình chuyển đổi luật pháp, cơ chế, chính sách chưa đồng bộ, nhất quán để thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Tài chính, ngân hàng, giá cả, các công tác kế hoạch hoá, quy hoạch xây dựng quản lý đất đai, thủ tục hành chính ... còn chưa thay đổi, đổi mới còn chậm. Trong xã hội nạn tham nhũng, buôn lậu, lãng phí ... vẫn nghiêm trọng kéo dài. Chúng ta không sử dụng nguồn vốn trong nước cũng như nước ngoài một cách hợp lý, triệt để và tiết kiệm. Ngoài ra, nguồn nhân lực nước ta tuy dồi dào nhưng trình độ còn thấp, chủ yếu là lao động thủ công, tầng lớp trí thức, phó tiến sĩ, tiến sĩ, giáo sư, phó giáo sư có tuổi đời bình quân cao mà tầng lớp thừa kế, trẻ tuổi, năng động còn ít.
II- NHững thuận lợi:
1. Những thuận lợi khách quan:
Sau thời kì chiến tranh lạnh, ngày nay thế giới đang ở vào xu thế hoà hoãn. Hoà bình hợp tác hữu nghị là những điều kiện để chúng ta hợp tác với nước ngoài một cách bình đẳng. Có điều kiện để tiếp cận với những khoa học hiện đại của cả những nươc tư bản củ nghĩa tạo tiền đề cho công nghiệp hoá.
Do tính chất của thời đại vẫn không thay đổi, loài người vẫn đang ở trong thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa xã hội luôn là một xã hội cao đẹp mà mọi đất nước mọi dân tộc đều muốn vươn tới. Trên cơ sở cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ mà nội dung cơ bản là những tiến bộ vượt bậc của công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới ... tiếp tục phát triển với trình độ ngày càng cao, làm tăng nhanh tính chất xã hội của học lượng sản xuất, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế thế giới, quốc tế hoá nền sản xuất và đời sống xã hội. Hơn nữa cộng đồng thế giới đứng trước nhiều vấn đề có tính toàn cầu (bảo vệ môi trường, hạn chế sự bùng nổ dân số, phòng ngừa và đẩy lùi bệnh tật hiểm nghèo) không một quốc gia riêng lẻ nào tự giải quyết mà cần có sự hợp tác đa phương và sử lý thông qua Liên hợp quốc và các tổ chức chuyên môn của Liên hợp các tổ chức quốc tế và khu vực.
Mặt khác, nước ta lại nằm trong khu vực Châu á - Thái Bình Dương, là khu vực đang phát triển và sẽ tiếp tục phát triển với tốc độ cao. Trong khu vực diễn ra xu thế tự do hoá thương mại và quá trình liên kết, hợp tác kinh tế cạnh tranh trên nhiều tầng nếu: đại khu vực, khu vực, tiểu khu vực, tam giác, tứ giác ... trên thế giới, cuộc chiến tranh lạnh giữa các nước đã kết thúc, nguy cơ chiến tranh thế giới huỷ diệt bị đẩy lùi và hoà bình, ổn định và hợp tác để phát triển ngày càng trở thành đòi hỏi bức xúc của các dân tộc và quốc gia trên thế giới. Các nước dành ưu tiên cho phát triển kinh tế, coi phát triển kinh tế có ý nghĩa quyết định đối với việc tăng cường sức mạnh tổng hợp.
2. Những thuận lợi chủ quan.
Công cuộc đổi mới đang diễn ra ở nước ta sau 12 năm đã đạt được những thành tựu to lớn, tạo tiền đề cần thiết cho phát triển kinh tế xã hội. Lạm phát ở những năm 1986 - 1989 là 3 con số, bội chi ngân sách lớn 1987 là 5,5% GDP và 1988 là 8,3% GDP; năm 1988 so với năm 1989 thu nhập quốc dân tăng 2,7% nông nghiệp giảm 2,3%. Cho đến những năm gần đây lạm phát giảm xuống còn 2 con số, thiếu hụt ngân sách giảm từ 6,5% GDP xuống 4% và 1,2% (1991), cán cân thương mại chuyển từ thiếu tình tràng hụt trên 9% GDP vào giữa những năm 80 sang mức thặng dư khoảng 2% GDP (1991) GDP thực tế tăng 7% (1989), 4,5% (1990), 4% (1991), 8,2% (1992). Đặc biệt nền ki...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status