Một số giải pháp nhằm chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước thành công ty TNHH một thành viên - pdf 19

Download miễn phí Đề tài Một số giải pháp nhằm chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước thành công ty TNHH một thành viên



Đối với doanh nghiệp đang hoạt động có lãi thì lập hồ sơ và tiếp tục tiến hành các thủ tục thành lập và đăng ký lại theo quy định hiện hành. Đối với doanh nghiệp đăng ký kinh doanh hoạt động chưa có lãi hay bị lỗ, những có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân trước mắt cũng như lâu dài cần duy trì hình thức DNNN thì phải có đề án sắp xếp lại kèm theo bản thuyết trình các gp cụ thể về vốn, công nghệ và tổ chức quản lý để nâng dần hiệu quả kinh doanh, trên cở sở đó thành lập lại những DNNN thực sự cần thiết. Để tạo điều kiện cho DNNN sớm đi vào hoạt động ổn định, Thủ tướng Chính phủ quy định đến ngày 30/9/1994 kết thúc việc nhận hồ sơ các DNNN xin thành lập lại, các cơ quan thẩm định phải hoàn thành các thủ tục quyết định thành lập và đăng ký kinh doanh đến hết ngày 31/12/1994. Việc thành lập các Tổng Công ty Nhà nước theo Quyết định số 90/TTg (gọi tắt là Tổng Công ty 90) và đề nghị thành lập thêm Tổng Công ty theo Quyết định số 91/TTg (gọi tắt là Tổng Công ty 91) nhằm từng bước xoá bỏ cơ chế về chủ quản, DNNN của địa phương cũng có thể trở thành thành viên của Tổng Công ty. DNNN thuộc các Bộ quản lý cũng có thể chuyển về cho địa phương để sắp xếp theo phương án tổng thể trên địa bàn lãnh thổ.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

nk, khảo sát thiết kế, xây dựng, sản xuất kinh doanh dược phẩm, khai thác tài nguyên khoáng sản, khai thác chế biến gỗ và lâm sản, in ấn xuất bản…
2. Sắp xếp DNNN theo Quyết định số 90/TTg
Tiếp sau Nghị định số 388/HĐBT, để tiếp tục sắp xếp một bước DNNN ngày 7/3/1994 Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định 90/TTg cho phép tiếp tục làm thủ tục thành lập và đăng ký kinh doanh lại những DNNN chưa làm trong đợt sắp xếp theo Nghị định 388/HĐBT. Mục tiêu của Quyết định nhằm tiến hành kiểm tra rà soát, phân tích đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh của các DNNN chưa thành lập và đăng ký lại, áp dụng các biện pháp chấn chỉnh củng cố để DNNN có đủ điều kiện thành lập lại theo quy chế ban hành kèm theo Nghị định 388/HĐBT.
Đối với doanh nghiệp đang hoạt động có lãi thì lập hồ sơ và tiếp tục tiến hành các thủ tục thành lập và đăng ký lại theo quy định hiện hành. Đối với doanh nghiệp đăng ký kinh doanh hoạt động chưa có lãi hay bị lỗ, những có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân trước mắt cũng như lâu dài cần duy trì hình thức DNNN thì phải có đề án sắp xếp lại kèm theo bản thuyết trình các gp cụ thể về vốn, công nghệ và tổ chức quản lý để nâng dần hiệu quả kinh doanh, trên cở sở đó thành lập lại những DNNN thực sự cần thiết. Để tạo điều kiện cho DNNN sớm đi vào hoạt động ổn định, Thủ tướng Chính phủ quy định đến ngày 30/9/1994 kết thúc việc nhận hồ sơ các DNNN xin thành lập lại, các cơ quan thẩm định phải hoàn thành các thủ tục quyết định thành lập và đăng ký kinh doanh đến hết ngày 31/12/1994. Việc thành lập các Tổng Công ty Nhà nước theo Quyết định số 90/TTg (gọi tắt là Tổng Công ty 90) và đề nghị thành lập thêm Tổng Công ty theo Quyết định số 91/TTg (gọi tắt là Tổng Công ty 91) nhằm từng bước xoá bỏ cơ chế về chủ quản, DNNN của địa phương cũng có thể trở thành thành viên của Tổng Công ty. DNNN thuộc các Bộ quản lý cũng có thể chuyển về cho địa phương để sắp xếp theo phương án tổng thể trên địa bàn lãnh thổ.
3. Xây dựng phương án tổng thể sắp xếp DNNN theo Chỉ thị số 500/TTg ngày 25/8/1995
Sau khi các DNNN đã được xem xét thành lập lại theo Nghị định 388/HĐBT, các Tổng Công ty cũng đã được thành lập theo Quyết định 90/TTg và 91/TTg. Căn cứ vào quy hoạch phát triển ngành và lãnh thổ và để triển khai thực hiện Luật DNNN và các hướng dẫn thi hành Luật, các Bộ ngành ở Trung ương và các tỉnh, thành phố đã xây dựng phương án tổng thể sắp xếp DNNN của ngành, địa phương mình theo Chỉ thị 500/TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Thủ tướng Chính phủ trực tiếp phê duyệt phương án tổng thể sắp xếp DNNN của các Bộ ngành ở Trung ương và 2 thành phố lớn là Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời uỷ quyền Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ trưởng - Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương đổi mới doanh nghiệp xét duyệt phương án tổng thể của các địa phương còn lại.
Việc sắp xếp DNNN theo Chỉ thị 500/TTg của Thủ tướng Chính phủ được tiến hành trên cở sở xem xét tổng thể quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch lãnh thổ, thực hiện các mục tiêu của kế hoạch Nhà nước đặt ra và hướng các DNNN đi vào hoạt động theo Luật DNNN. Đồng thời kết hợp chặt chẽ với việc xoá bỏ dần chế độ Bộ chủ quản và cấp hành chính chủ quản, khắc phục một bước tình trạng có nhiều DNNN hoạt động cùng ngành nghề trên cùng một địa bàn nhưng lại do nhiều Bộ ngành ở Trung ương và địa phương quản lý, nhất là trong các ngành xây dựng và cơ khí.
Như vậy, có thể có DNNN thuộc địa phương sẽ chuyển vào các Tổng Công ty thuộc các Bộ (các công ty lương thực, công ty phát hành sách…), ngược lại có DNNN thuộc các Bộ có thể chuyển về cho địa phương hay Tổng Công ty thuộc các Bộ này chuyển cho Tổng Công ty thuộc các Bộ khác. Việc di chuyển các doanh nghiệp trên đây phải bảo đảm nguyên tắc nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, không làm ảnh hưởng sản xuất kinh doanh, việc làm và đời sống của người lao động.
Việc xây dựng và xét duyệt phương án tổng thể DNNN trên đây phải nhằm khắc phục tình trạng quá nhiều DNNN, quy mô nhỏ, manh mún, hiệu quả thấp thông qua:
+ Hợp nhất, sáp nhập các doanh nghiệp nhỏ có cùng ngành nghề tương tự thành các doanh nghiệp có quy mô lớn hơn, hoạt động có hiệu quả hơn.
+ Giải thể hay phá sản các DNNN thua lỗ kéo dài và mất khả năng thanh toán nợ đến hạn.
+ Xác định danh mục các DNNN hoạt động công ích và có các chính sách hỗ trợ tài chính.
Hầu hết các phương án tổng thể sắp xếp DNNN theo Chỉ thị 500/TTg không triệt để là do chưa có sự phối hợp xây dựng quy hoạch của các ngành kinh tế - kỹ thuật Trung ương với địa phương. Các ngành Trung ương mới chỉ quản lý, quy hoạch được các doanh nghiệp trực thuộc Bộ, mà chưa với tới các doanh nghiệp cùng ngành kinh tế - kỹ thuật do địa phương quản lý. Các Bộ chưa trao đổi bàn bạc với các địa phương về quy hoạch ngành để trên cở sở đó địa phương sắp xếp doanh nghiệp trên địa bàn.
Khi xây dựng phương án tổng thể các Bộ, ngành và địa phương cần rà soát lại tất cả các Tổng Công ty và doanh nghiệp độc lập thuộc mình quản lý để việc thành lập lại, thành lập mới các Tổng Công ty cho phù hợ với điều kiện thực tế, cũng như việc điều, chuyển các doanh nghiệp tham gia Tổng Công ty Nhà nước, từ Trung ương về địa phương và ngược lại đảm bảo phù hợp trong lĩnh vẹc quản lý nhất quán theo ngành, lãnh thổ.
Mặt khác theo yêu cầu của Chỉ thị 500/TTg là phải phân định rõ mục đích của DNNN hoạt động kinh doanh và DNNN hoạt động công ích.
4. Sắp xếp DNNN theo Chỉ thị số 20/1998/CT-TTg ngày 21/4/1998
Đứng trước thực trạng hoạt động kém hiệu quả của DNNN cũng như những thách thức mới của yêu cầu hội nhập nền kinh tế với các nước trong khu vực và quốc tế, cho nên việc phân loại DNNN để làm căn cứ cho việc tiếp tục sắp xếp, đổi mới DNNN là việc làm hết sức cần thiết. Ngày 21/4/1998 Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị số 20/1998/CT-TTg yêu cầu đẩy mạnh sắp xếp từng bước và toàn diện hệ thống DNNN gắn với cơ chế quản lý, chuyển đổi sở hữu, đa dạng hoá cách quản lý, làm lành mạnh tài chính doanh nghiệp, nhanh chóng loại bỏ những yếu kém nhằm nâng cao hiệu quả và năng lực của hệ thống DNNN. Căn cứ vào Chỉ thị 20 của Thủ tướng Chính phủ, DNNN được phân làm 3 nhóm với nội dung chủ yếu sau đây:
Nhóm I: Là những DNNN quan trọng trong lĩnh vực an ninh quốc phòng và những doanh nghiệp đóng vai trò nòng cốt trong công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước như trong các lĩnh vực phát triển công nghệ cao, cân đối hàng hoá, thiết bị quan trọng trong nền kinh tế… Những doanh nghiệp trong nhóm này cần duy trì 100% sở hữu Nhà nước. Nhà nước cần có những giải pháp hữu hiệu để những DNNN trong nhóm này thực sự là vai trò nòng cốt trong kinh tế Nhà nước, chủ đạo dẫn dắt các thành phần kinh tế khác phát triển.
Nhóm II: Gồm những DNNN cần chuyển đổi cơ cấu sở hữu, cách quản lý, không cần duy trì 100% vốn Nhà nước. Cần phân định r
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status