Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Xí nghiệp 29 - Công ty xây dựng 319 - Bộ quốc phòng - pdf 19

Download miễn phí Chuyên đề Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Xí nghiệp 29 - Công ty xây dựng 319 - Bộ quốc phòng



MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU - 1 -
CHƯƠNG I - 3 -
TỔNG QUAN VỀ XÍ NGHIỆP 29 – CÔNG TY XÂY DỰNG 319. - 3 -
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của XN 29. - 3 -
1.1.1. Quá trình phát triển của XN 29. - 3 -
1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của XN. - 4 -
1.2. Đặc điểm kinh doanh & tổ chức hoạt động SXKD của XN 29. - 6 -
1.2.1. Đặc điểm kinh doanh. - 6 -
1.2.2. Đặc điểm quy trình công nghệ. - 8 -
1.2.3. Đặc điểm tổ chức hoạt động SXKD. - 8 -
1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của XN. - 10 -
1.4. Đặc điểm tổ chức hạch toán kế toán tại XN 29. - 13 -
1.4.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của XN. - 13 -
1.4.2. Đặc điểm vân dụng chế độ chính sách kế toán tại XN. - 14 -
CHƯƠNG II - 22 -
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT & TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI XN 29- CÔNG TY XÂY DỰNG 319. - 22 -
2.1. Đặc điểm CPSX và giá thành sản phẩm xây lắp: - 22 -
2.1.1.CPSX và các cách phân loại CPSX tại XN. - 22 -
2.1.1.1.CPSX trong DN xây lắp: - 22 -
2.1.1.2. Phân loại CPSX: - 25 -
2.1.2.Giá thành sản phẩm xây lắp tại XN 29. - 26 -
2.2. Đối tượng tập hợp CPSX và đối tượng tính giá thành: - 26 -
2.2.1. Đối tượng và phương pháp tập hợp CPSX. - 26 -
2.2.2. Đối tượng tính giá thành: - 27 -
2.3. Thực trạng kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại XN 29. - 27 -
2.3.1.Kế toán tập hợp chi phí NVL trực tiếp: - 27 -
2.3.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp: - 34 -
2.3.3. Kế toán chi phí sử dụng máy thi công: - 44 -
2.3.4. Kế toán CPSX chung: - 50 -
2.4.2. Tính giá thành công trình ở XN 29. - 61 -
CHƯƠNG III: - 65 -
Ý KIẾN ĐÓNG GÓP NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT &TÍNH GIÁ THÀNH CÔNG TRÌNH TẠI XN 29- CÔNG TY XÂY DỰNG 319. - 65 -
3.1. Những ưu điểm và hạn chế của kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm tại XN 29. - 67 -
3.1.1. Ưu điểm của kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại XN 29. - 67 -
3.1.2. Hạn chế của kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm: - 68 -
3.2. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp CPSX & tính giá thành tại XN 29 – CTXD 319. - 69 -
3.2.1. Kế toán chi phí NVL. - 69 -
3.2.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp. - 69 -
3.2.3. Kế toán chi phí máy thi công. - 70 -
3.2.4. Kế toán CPSX chung.-70-
3.2.5. Kế toán xác định giá trị sản phẩm dở dang. - 71 -
KẾT LUẬN.-72-
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO - 73 -
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

hành cũng như lượng giá trị các yếu tố chi phí đã dịch chuyển vào sản phẩm hoàn thành là yêu cầu rất cần thiết đối với các DN nói chung và DN xây lắp nói riêng.
Tính đúng, tính đủ giá thành sản phẩm là tiền đề để xác định kết quả hoạt động kinh doanh của DN, tránh tình trạng lãi giả, lỗ thật như một số năm trước đây. Khi nền kinh tế đang trong thời kế hoạch hoá tập trung, các DN hoạt động theo chỉ tiêu pháp lệnh, vật tư, tiền vốn do cấp trên cấp, giá thành là giá thành kế hoạch định sẵn. Vì vậy, công tác kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm chỉ mang tính hình thức. Chuyển sang nền kinh tế thị trường, các DN được chủ động hoạt động SXKD theo phương hướng riêng và phải tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của mình. Để có thể cạnh tranh được trên thị trường, công tác kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm xây lắp còn phải thực hiện đúng theo những quy luật khách quan.Như vậy, kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm xây lắp là phần không thể thiếu được đối với các DN xây lắp khi thực hiện chế độ kế toán, hơn nữa là nó có ý nghĩa to lớn và chi phối chất lượng công tác kế toán trong toàn DN.
Nhiệm vụ của kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm xây lắp.
  Do đặc thù của ngành XDCB và của sản phẩm xây dựng nên việc quản lý về đầu tư xây dựng rất khó khăn phức tạp, trong đó tiết kiệm CPSX, hạ giá thành sản phẩm là một trong những mối quan tâm hàng đầu, là nhiệm vụ hết sức quan trọng của DN. Hiện nay, trong lĩnh vực XDCB chủ yếu áp dụng cơ chế đấu thầu, giao nhận thầu xây dựng. Vì vậy, để trúng thầu, được nhận thầu thi công thì DN phải xây dựng được giá thầu hợp lý, dựa trên cơ sở đã định mức đơn giá XDCB do Nhà nước ban hành, trên cơ sở giá thị trường và khả năng của bản thân DN. Mặt khác, phải đảm bảo kinh doanh có lãi. Để thực hiện các yêu cầu đòi hỏi trên thì cần tăng cường công tác quản lý kinh tế nói chung, quản lý chi phí giá thành nói riêng, trong đó trọng tâm là công tác kế toán CPSX và tính giá thành đảm bảo phát huy tối đa tác dụng của công cụ kế toán đối với quản lý sản xuất.    
  Trước yêu cầu đó, nhiệm vụ chủ yếu đặt ra cho kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm xây lắp là:
-    Phản ánh đầy đủ, kịp thời toàn bộ CPSX thực tế phát sinh.
-    Kiểm tra tình hình thực hiện các định mức chi phí vật tư, chi phí nhân công, chi phí sử dụng máy thi công và các chi phí dự toán khác, phát hiện kịp thời các khoản chênh lệch so với định mức, các chi phí khác ngoài kế hoạch, các khoản thiệt hại, mất mát, hư hỏng…trong sản xuất để đề xuất những biện pháp ngăn chặn kịp thời.
-    Tính toán hợp lý giá thành công tác xây lắp, các sản phẩm lao vụ hoàn thành của DN.
-    Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch giá thành của DN theo từng công trình, HMCT từng loại sản phẩm lao vụ, vạch ra khả năng và các biện pháp hạ giá thành một cách hợp lý và có hiệu quả.
-    Xác định đúng đắn và bàn giao thanh toán kịp thời khối lượng công tác xây dựng đã hoàn thành. Định kỳ kiểm kê và đánh giá khối lượng thi công dở dang theo nguyên tắc quy định.
-    Đánh giá đúng đắn kết quả hoạt động SXKD ở từng công trình, HMCT, từng bộ phận thi công tổ đội sản xuất…trong từng thời kỳ nhất định, kịp thời lập báo cáo về CPSX, tính giá thành công trình xây lắp, cung cấp chính xác kịp thời các thông tin hữu dụng về CPSX và giá thành phục vụ cho yêu cầu quản lý của lãnh đạo DN.
Việc quản lý CPSX luôn là vấn đề hàng đầu mà các DN nói chung và các DN sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả hoạt động SXKD của DN. Do vậy mà các DN phải bằng mọi cách quản lý chặt chẽ các khoản chi phí, đặc biệt đối với các DN xây lắp, do những đặc điểm riêng của ngành mình mà công tác quản lý CPSX càng trở nên quan trọng hơn. Một trong những biện pháp hữu hiệu để các DN tăng cường công tác quản lý đó là phân loại CPSX dựa trên những tiêu thức nhất định.
2.1.1.2. Phân loại CPSX:
Có nhiều tiêu thức khác nhau để phân loại CPSX. Mỗi cách phân loại đều có ý nghĩa cho công tác quản lý nhưng chỉ phân loại CPSX theo mục đích công dụng của chi phí là thể hiện rõ nhất đặc điểm của chi phí sản xuất xây lắp. Tại XN 29 Công ty Xây dựng 319 chi phí sản xuất của XN được chia thành các khoản mục chi phí sau:
Chi phí NVL trực tiếp: là chi phí các loại vật liệu chính, vật liệu phụ do các đội tự mua về sử dụng cho thi công. Số vật liệu trên trực tiếp dùng cho công trình để tạo nên giá thành sản phẩm xây lắp.
Chi phí nhân công trực tiếp: là chi phí tiền lương cơ bản, các khoản phụ cấp, lương phụ cấp có tính chất ổn định của công nhân trực tiếp sản xuất, ngoài ra chi phí nhân công trực tiếp còn bao gồm chi phí nhân công thuê ngoài trực tiếp tham xây lắp để hoàn thành sản phẩm xây lắp theo đơn giá XDCB. Chi phí nhân công trực tiếp không bao gồm các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ tính trên tiền lương của công nhân xây lắp, tiền lương phải trả cho cán bộ tổ đội và nhân viên điều khiển máy thi công.
Chi phí sử dụng máy thi công: Là chi phí sử dụng máy để hoàn thành sản phẩm xây lắp gồm chi phí khấu hao máy thi công, chi phí sửa chữa thường xuyên máy móc thi công, động lực, tiền lương của công nhân điều khiển máy và các chi phí khác liên quan đến máy thi công.
CPSX chung: Chi phí trực tiếp khác, chi phí cho bộ máy quản lý tổ đội, các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất.
2.1.2. Giá thành sản phẩm xây lắp tại XN 29.
Sau khi đấu thầu xong hay có quyết định chỉ thị thầu hay nói cách khác sau khi hợp đồng kinh tế được ký kết. Căn cứ vào hồ sơ, bản vẽ thiết kế và dự toán thiết kế, phòng kế hoạch tiến hành chia công trình ra thành các HMCT và lập dự toán thi công cho từng HMCT và lập kế hoạch cung ứng NVL và các yếu tố đầu vào khác cho từng HMCT. Việc lập dự toán thi công cho từng HMCT này sẽ giúp cho việc quản lý chi phí được chính xác. Những chi phí phát sinh ngoài dự toán phải lập biên bản và được bên A ký chấp nhận.
Hàng quý XN sẽ tiến hành tính giá thành cho công trình, HMCT, sau đó tiến hành so sánh với dự toán thi công sẽ thấy được tình hình quản lý sử dụng chi phí là hợp lý, tiết kiệm hay lãng phí, từ đó tìm hiểu rõ nguyên nhân để có biện pháp xử lý nhằm nâng cao công tác quản lý chi phí.
2.2. Đối tượng tập hợp CPSX và đối tượng tính giá thành:
2.2.1. Đối tượng và phương pháp tập hợp CPSX.
Trong toàn bộ công tác kế toán CPSX và tính giá thành công tác xây lắp thì việc xác định đối tượng tập hợp CPSX là khâu đầu tiên và chiếm vị trí đặc biệt quan trọng.
Cũng như các đơn vị khác trong ngành xây dựng, xuất phát từ đặc điểm của ngành xây dựng và của sản phẩm XDCB, để đáp ứng yêu cầu quản lý, công tác kế toán ở XN xây dựng số 29 đối tượng tập hợp CPSX được xác định là từng công trình, HMCT.
Mỗi công trình từ khi khởi công xây dựng cho tới khi hoàn thành, bàn giao đều được mở những sổ chi tiết riêng để lập hợp CPSX phát sinh cho công trình, HMCT đó.
Cuối tháng căn cứ vào các s
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status