Báo cáo Cơ cấu tổ chức bộ máy, nghiên cứu của viện khoa học lao động và xã hội - pdf 19

Download miễn phí Báo cáo Cơ cấu tổ chức bộ máy, nghiên cứu của viện khoa học lao động và xã hội



MỤC LỤC
 
Phần 1: Viện khoa học lao động và xã hội.
I. Sự hình thành và phát triển của Viện.
II. Chức năng, nhiệm vụ của Viện.
1. Chức năng của Viện.
2. Nhiệm vụ của Viện.
III. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Viện.
IV. Các đề tài nghiên cứu của Viện trong những năm qua.
V. Trang thiết bị phục vụ cho làm việc và nghiên cứu của Viện.
VI. Đánh giá chung về công tác hoạt động của Viện trong những năm qua.
1. Những thành tựu đã đạt được.
2. Tồn tại và khuyết điểm.
VII. Phương hướng công tác trong những năm tới.
Phần 2: Trung tâm nghiên cứu khoa học lao động nữ và giới.
I. Sự hình thành và phát triển của trung tâm.
II. Trang thiết bị phục vụ cho làm việc và nghiên cứu của trung tâm.
III. Các sản phẩm và phương hướng nghiên cứu trong những năm tới.
1. Các sản phẩm nghiên cứu của trung tâm trong thời gian qua.
2. Phương hướng nghiên cứu của trung tâm trong thời gian tới.
IV. Lực lượng cán bộ của trung tâm.
Phần 3: Định hướng đề tài.
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

độc hại nhằm bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Dự án về thông tin thị trường lao động đã đưa ra được các phương pháp nhằm thu thập thông tin về cung và cầu lao động theo đó các dịa phương có thể tự xây dựng hệ thống dữ liệu, đánh giá tình hình nhằm góp phần cho việc triển khai chương trình việc làm quốc gia. Được sự tài trợ về tài chính và kỹ thuật của các tổ chức quốc tế, Viện đã thực hiện nhiều dự án cóhiệu quả: dự án điều tra về sinh viên tốt nghiệp đại học đã góp phần cho việc nghiên cứu thị trường lao động cuả những người có trình độ kỹ thuật, đóng góp quan trọng cho nghiên cứu về tài chính, giáo dục và xã hội hoá giáo dục. Dự án nghiên cứu về chính sách xã hội đối với các đối tượng yếu thế nhằm góp phần cho việc đề ra các chính sách để những người có hoàn cảnh khó khăn có điều kiện hoà nhập vào cộng đồng…
Viện đã xây dựng luận cứ để phê duyệt văn kiện xây dựng bộ luật lao động. Với sự hỗ trợ của ILO, Bộ đã ây dựng thành công Bộ luật lao động, đã được quốc hội thông qua và chính thức có hiệu lực từ tháng 1 năm 1995. Một trong những đóng góp khác của các đề tài cấp bộ đó là góp phần rà soát, sửa đổi các chính sách hiện hành và vận dụng vào trong thực tiễn cuộc sống.
Mở rộng hợp tác nghiên cứu là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất để co được những thành tựu của Viện, có được những tư liệu và kiến thức kiến thức quản lý lao động của nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường. Mở đầu của hợp tác với các tổ chức ILO, Viện đã phối hợp với tổ chức quản lý lao động châu Á (ARPLA) tổ chức hội thảo về quản lý lao động. Tiếp đến Viện đã nhận đợc sự hỗ trợ và hợp tác của hàng loạt các tổ chức quốc tế như: ILO, trường kinh tế Stockholm, Viện FES cộng hoà liên bang Đức, ngân hàng thế giới, Viện lao động Nhật Bản, UNICEF…
Năm 1995 viện đã chính thức được công nhận là thành viên chính thức của “ Mạng lưới các tổ chức nghiên cứu về lao động” của các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương thuộc ILO. Từ khi là thành viên của tổ chức này hàng năm cán bộ của Viện đã được tham gia các hội thảo quốc tế ở các nước, Viện được cung cấp định kỳ về thông tin lao động của các nước trong khu vực và hơn nữa Viện dã mở ra được hợp tác song phương với các Viện nghiên cứu thành viên.
Hợp tác với các cơ quan trong nước cũng được Viện đặc biệt chú trọng vì Viện đã thực hiện một loạt các công trình nghiên cứu liên ngành, hơn nữa để thực hiện dự án có quy mô lớn thì Viện không thể hoàn thành với chất lượng cao nếu không có sự tham gia của các Viện nghiên cứu như:Viện kinh tế học, viện xã hội học, viện quản lý kinh tế trung ương, trường ĐH Kinh tế quốc dân…
II. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA VIỆN KHOA HỌC LAO ĐỘNG VÀ XÃ HỘI.
Chức năng của Viện khoa học lao động và xã hội.
Chức năng của Viện được thực hiện theo quyết định 262 ngày 13.4.94 của Bộ trưởng về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của Viện khoa học lao động và các vấn đề xã hội.
Chức năng của Viện đó là: nghiên cứu cơ bản, ứng dụng các vấn đề về lĩnh vực lao động và thương binh xã hội, đào tạo đại học và sau đại học cho các chuyên ngành về lao động xã hội.
Nhiệm vụ của Viện khoa học lao động và xã hội.
Theo quyết định số 1445/2002/QĐ - BLĐTBXH ngày 18.11.02 của Bộ trưởng Bộ Lao động thương binh & Xã hội thì nhiệm vụ của Viện bao gồm 6 nội dung chính. Đó là:
Nghiên cứu khoa học về lĩnh vực Lao động - Thương binh & Xã hội bao gồm:
Dự báo xu hướng phát triển và định hướng chiến lược về lĩnh vực LĐ - TB & XH, tham gia xây dựng chiến lược thuộc lĩnh vưc LĐ - TB & XH.
Phát triển nguồn nhân lực: di dân, di chuyển lao động; đào tạo nghề nhăm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động, tạo việc làm và đáp ứng thị trường lao động.
Việc làm, thất nghiệp, chyển dịch cơ cấu lao động, thị trường lao động, tác động của toàn cầu hoá...
Tiền lương, tiền công và thu nhập, tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật công nhân, định mức lao động, năng suất lao động xã hội.
Tiêu chuẩn, quy phạm an toàn, vệ sinh môi trường và diều kiện lao động.
Lao động nữ: các khía cạnh xã hội và các vấn đề giới của lao động nữ và các lao động đặc thù.
Ưu đãi người có công: xoá đói giảm nghèo, BHXH,bảo trợ xã hội, tệ nạn xã hội.
Tham gia đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ngành, đào tạo trình độ sau đại học thuộc chuyên ngành kinh tế lao động theo quy định của pháp luật.
Điều tra cơ bản phục vụ nghiên cứu khoa học lao động và xã hội, thu nhập và phổ biến thông tin khoa học, kết quả các công trình nghiên cứu.
Tư vấn và tham gia thẩm định, đánh giá các chương trình, dự án, chính sách, công trình nghiên cứu thuộc Bộ quản lý.
Mở rộng hợp tác với các cơ quan, tổ chức nghiên cứu trong nước và ngoài nước, các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ về lao động và xã hội theo quy định của pháp luật, của Bộ.
Quản lý tổ chức, cán bộ, công chức, tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và của Bộ.
III. CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA VIỆN.
Hiện nay Viện có 76 cán bộ trong đó có 38 cán bộ là nữ. Trình độ của cán bộ là:
Chuyên viên cao cấp : 1 người
Chuyên viên chính : 9 người
Chuyên viên : 60 người
Khác : 3 người
Cán sự : 3 người
Cán bộ trong Viện 100% đều tốt nghiệp đại học, trong đó có 9 tiến sĩ, 8 thạc sĩ.
Trước khi có quyết định 1445 ngày 18.11.02 của Bộ trưởng về việc đổi tên và quy định chức năng , nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của viện khoa học lao động và các vấn đề xã hội thì bộ máy tổ chức của Viện gồm có 3 lãnh đạo và số cán bộ được bố trí vào 11 phòng ban và trung tâm. Đó là các phòng: phòng tổ chức hành chính; phòng kế hoạch tổng hợp thông tin đối ngoại; phòng bảo hiểm và ưu đãi xã hội; phòng bảo trợ và tệ nạn xã hội; trung tâm nghiên cứu khoa học lao động nữ; trung tâm môi trường và điều kiện lao động; phòng tiền lương, tiền công, mức sống; phòng lao động, việc làm, phòng định mức và tổ chức lao động khoa học; phân viện tại thành phố Hồ Chí Minh; tổ chiến lược. Nhưng sau khi có quyết định 1445 thì bộ máy tổ chức của Viện gồm có 4 lãnh đạo và 7 phòng, trung tâm.7 phòng, trung tâm đó là: phòng tổ chức hành chính và tài vụ; phòng kế hoạch tổng hợp đối ngoại; phòng nghiên cứu quan hệ lao động; phòng nghiên cứu chính sách ưu đãi và xã hội; trung tâm dân số, nguồn lao động và việc làm; trung tâm nghiên cứu khoa học về lao động nữ; trung tâm nghiên cứu môi trường và điều kiện lao động.
Bộ máy lãnh đạo hiện nay gồm 4 người đó là:
Viện trưởng: TS Nguyễn Hữu Dũng
Viện phó: CN Đào Quang Vinh
TS Doãn Mậu Diệp
ThS Nguyễn Thị Lan Hương
Sơ đồ các phòng ban trong Viện được thể hiện trong sơ đồ dưới đây:
Nhiệm vụ của các phòng, trung tâm trong Viện.
Phòng tổ chức hành chính và tài vụ.
Trưởng phòng: Vũ Văn Đạt.
Phòng gồm 9 người.
Phòng có nhiệm vụ:
Tổ chức bộ máy, nhân sự của Viện.
Nâng lương, đề bạt, tuyển dụng...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status