Một số giải pháp để hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 của công ty giầy Thượng Đình - pdf 19

Download miễn phí Luận văn Một số giải pháp để hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 của công ty giầy Thượng Đình



MỤC LỤC
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN 7
I. Những vấn đề cơ bản về chất lượng và Quản trị chất lượng: 7
I.1. Chất lượng: 7
I.1.1. Một số sai lầm khi hiểu về chất lượng 7
I.1.2. Khái niệm về chất lượng 8
I.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng 10
I.2. Quản trị chất lượng(QCS- Quality Cost Schedule) 15
I.2.1. Khái niệm: 15
I.2.2. Các đặc điểm cơ bản của Quản trị chất lượng : 16
I.2.3. Các thuật ngữ cơ bản của Quản trị chất lượng: 17
I.2.4. Sự cần thiết có một hệ thống quản trị chất lượng trong doanh nghiệp : 20
II. Tổng quan về ISO và bộ ISO 9000: 21
II.1. Giới thiệu chung : 21
II.2. Sự hình thành và phát triển của ISO 9000: 22
II.3. ISO 9000 phiên bản 2000 : 23
II.4. Các nguyên tắc cơ bản của quản lý chất lượng theo ISO: 24
II.5. Tầm quan trọng của việc áp dụng ISO 9000: 26
II.5.1. Lý do nào doanh nghiệp áp dụng ISO 9000: 26
II.5.2. Các lợi ích : 28
II.6. ISO 9001: 2000 : 29
II.6.1. ISO 9001:2000 là gì: 29
II.6.2. Nội dung cơ bản của ISO 9001:2000 : 30
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VIỆC ÁP DỤNG
HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO
TIÊU CHUẨN ISO 9001:2000 TRONG CÔNG TY
GIẦY THƯỢNG ĐÌNH 32
I. Giới thiệu chung về công ty: 32
I.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty: 32
I.2. Một số đặc điểm của công ty: 35
I.2.1. Đặc điểm tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ : 35
I.2.2. Nguồn nhân lực: 37
I.2.3. Thị trường: 39
II. Hệ thống ISO của công ty: 41
II.1. Các tiêu chuẩn trong ISO 9001:2000 mà công ty Giầy Thượng Đình áp dụng: 42
II.1.1. Tiêu chuẩn 4.2.2 - Sổ tay chất lượng: 42
II.1.2. Tiêu chuẩn4.2.3 - Kiểm soát tài liệu: 42
II.1.3. Tiêu chuẩn 4.2.4 - Kiểm soát hồ sơ: 43
II.1.4. Tiêu chuẩn 5.6 – Xem xét của lãnh đạo: 43
II.1.5. Tiêu chuẩn 6.2.2 – Năng lực nhận thức và đào tạo: 44
II.1.6. Tiêu chuẩn 6.3- Cơ sở hạ tầng: 44
II.1.7. Tiêu chuẩn 6.4 – Môi trường làm việc: 45
II.1.8. Tiêu chuẩn 7.2 – Các quá trình liên quan đến khách hàng: 45
II.1.9. Tiêu chuẩn7.4.1 - Quá trình mua hàng: 46
II.1.10. Tiêu chuẩn7.5.1 - Kiểm soát sản xuất và cung cấp dịch vụ: 46
II.1.11. Tiêu chuẩn 7.6 - Kiểm soát phương tiện theo dõi và đo lường: 46
II.1.12. Tiêu chuẩn 8.2.2 – Đánh giá nội bộ 47
II.1.13. Tiêu chuẩn 8.3 - Kiểm soát sản phẩm không phù hợp: 48
II.1.14. Tiêu chuẩn 8.5.2 - Hoạt động khắc phục: 48
II.1.15. Tiêu chuẩn8.5.3 – Hành động phòng ngừa: 49
II.2. Sổ tay chất lượng : 49
II.2.1. Chính sách chất lượng : 49
II.2.2. Sơ đồ tổ chức: 49
II.2.3. Trách nhiệm , quyền hạn: 51
II.3. Các thủ tục của hệ thống quản lý chất lượng của công ty: 55
II.3.1. Thủ tục kiểm soát tài liệu: - TT.01: 55
II.3.2. Thủ tục xem xét của lãnh đạo- TT.02: 57
II.3.3. Thủ tục quản lý nguồn nhân lực – TT.03: 59
II.3.4. Thủ tục các vấn đề liên quan đến khách hàng – TT.04: 60
II.3.5. Thủ tục mua hàng – TT.05: 61
II.3.6. Thu tục kiểm soát sản xuất – TT.06: 62
II.3.7. Thủ tục kiểm soát phương tiện theo dõi và đo lường – TT.07: 63
II.3.8. Thủ tục đánh giá nội bộ - TT.08: 64
II.3.9. Thủ tục kiểm soát sản phẩm không phù hợp – TT.09: 65
II.3.10. Thủ tục hành động khắc phục, hành động phòng ngừa – TT.10: 66
III. Kết quả việc thực hiện hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 trong những năm gần đây: 67
III.1. Kết quả đánh giá nội bộ: 67
III.1.1. Đánh giá thực hiện mục tiêu chất lượng năm 2007 của công ty: 67
III.1.2. Nhận xét chung về kết quả đánh giá nội bộ: 68
III.2. Việc thực hiện các quá trình trong công ty: 69
III.2.1. Kết quả sản xuất kinh doanh tính đến hết tháng 10/2007: 69
III.2.2. Đánh giá việc kiểm tra và xác nhận: 69
III.2.3. Phân tích xu hướng các quá trình công nghệ và sản phẩm: 70
III.2.4. Sự đáp ứng các yêu cầu của nhà cung ứng: 70
III.2.5. Kết quả thực hiện việc mua hàng: 70
III.2.6. Máy móc thiết bị: 71
III.3. Các vấn đề liên quan đến khách hàng: 71
III.3.1. Xem xét hợp đồng: 71
III.3.2. Quá trình giao mẫu: 71
III.3.3. Kết quả đo lường sự thoả mãn của khách hàng: 71
III.3.4. Nhận giải quyết các thông tin của khách hàng: 72
III.4. Nguồn lực: 72
III.4.1. Tổng hợp phân tích nguồn lực: 72
III.4.2. Công tác tuyển dụng: 73
III.4.3. Công tác đào tạo: 73
III.4.4. Về cơ sở hạ tầng: 74
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ISO 9001:2000 CỦA CÔNG TY GIẦY THƯỢNG ĐÌNH: 75
I. Một số giải pháp: 75
I.1. Đào tạo về chất lượng : 75
I.2. ISO Oline: 79
I.3. Thành lập các nhóm chất lượng trong công ty: 82
I.4. Xây dựng một hệ thống sản xuất tức thới(Just-in-time JIT): 84
II. Một số kiến nghị vơi công ty: 85
II.1. Một số tồn tại: 85
II.2. Một số kiến nghị: 86
KẾT LUẬN 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO 92
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Biểu đồ 1: Vòng tròn quản trị chất lượng theo ISO 9000 16
Biểu đồ 2: Sự hình thành QMS 19
Bảng 1: So sánh giữa Kiểm soát chất lượng (QC), đảm bảo chất lượng (QA),
cải tiến chất lượng (QI) 20
Bảng 2: Bảng tổng hợp phân tích chất lượng nguồn nhân lực toàn công ty
(Ngày lập 12/10/2007) 37
Bảng 3: Tổng hợp giầy bán năm 2005 - 2006 - 2007 tại thị trường nội địa 39
Bảng 4: Tổng hợp giầy xuất khẩu năm 2007 40
 
Sơ đồ 1: Quá trình cải tiến liên tục của Hệ thống Quản lý chất lượng
ISO 9001: 2000 26
Sơ đồ 2: Sơ đồ công nghệ sản xuất giầy của công ty Giầy Thượng đình 36
Sơ đồ 3: Thủ tục kiểm soát tài liệu 56
Sơ đồ 4: Thủ tục xem xét của lãnh đạo 58
Sơ đồ 5: Thủ tục quản lý nguồn nhân lực 59
Sơ đồ 6: Thủ tục giải quyết các vấn đề liên quan đến khách hàng 60
Sơ đồ 7: Thủ tục mua hàng 61
Sơ đồ 8: Thủ tục kiểm soát sản xuất 62
Sơ đồ 9: Thủ tục kiểm soát phương tiện theo dõi và đo lường 63
Sơ đồ 10: Thủ tục đánh giá nội bộ 64
Sơ đồ 11: Thủ tục kiểm soát sản phẩm không phù hợp 65
Sơ đồ 12: Thủ tục hành động khắc phục, hành động phòng ngừa 66
 
 
 
CHƯƠNG I:
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

bảo hộ lao động. Công ty có 3 tổng đại lý lớn ở 3 miền, mỗi tổng đại lý phụ trách 7 đến 8 đại lý nhỏ tại các tỉnh. Theo bảng số liệu trên thì doanh số tiêu thụ ở thị trường miền Nam gấp đôi hai miền còn lại.
Thị trường xuất khẩu:
Bảng 4: Tổng hợp giầy xuất khẩu năm 2007.
Nguồn Phòng Xuất Nhập khẩu.
Thị trường xuất khẩu chủ yếu của công ty là sang các nước thuộc liên minh Châu Âu, là một thị trường yêu cầu rất cao về mẫu mã, chất lượng sản phẩm . Đây cũng là một trong những áp lực thôi thúc công ty Giầy Thượng Đình phải tiến hành quản lý chất lượng sản phẩm của mình thông qua hệ thống Quản lý chất lượng ISO 9001:2000 nhằm đáp ứng các yêu cầu của thị trường, duy trì và mở rộng thị trường.
Hệ thống ISO của công ty:
Hệ thống quản lý chất lượng của công ty được thành lập thành văn bản, gồm 4 mức:
Mức I: Sổ tay chất lượng: mô tả Hệ thống quản lý chất lượng của công ty và viện dẫn đến các Thủ tục và hướng dẫn Hệ thống chất lượng tương ứng với các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001:2000. Gồm: Chính sách chất lượng, Sơ đồ tổ chức, và phân công trách nhiệm, quyền hạn.
Mức II: Các thủ tục Hệ thống chất lượng : mô tả cách thức và các phương tiện nhằm kiểm soát và phối hợp các hoạt động có ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm .
Mức III: Các hướng dẫn và mẫu biểu: hướng dẫn cách thức thực hiện các công việc và các mẫu biểu cần sử dụng.
Mức IV: Các hồ sơ chất lượng : chứng minh hiệu lực của hệ thống quản lý chất lượng đã được lập thành văn bản.
Hệ thống quản lý chất lượng của công ty
ST :Sổ tay chất lượng
ST.01: Kiểm soát tài liệu
ST.02: Xem xét của lãnh đạo
ST.03: Quản lý nguồn nhân lực
ST.04: Các vấn đề liên quan đến khách hàng.
ST.05: Mua hàng.
ST.06: Kiểm soát sản xuất.
ST.07: Kiểm soát phương tiện theo dõi và đo lường
ST.08: Đánh giá nội bộ
ST.09: Kiểm soát sản phẩm không phù hợp
ST.10: Hành động khắc phục, hành động phòng ngừa .
Tương ứng các yêu cầu của ISO
4.2.2
4.2.3
5.6
6.2.2, 6.3, 6.4
7.2
7.4.1
7.5.1
7.6
8.2.2
8.3
8.5.2, 8.5.3
Các tiêu chuẩn trong ISO 9001:2000 mà công ty Giầy Thượng Đình áp dụng: TCVN ISO 9001:2000 - Hệ thống Quản lý Chất lượng – Các yêu cầu – Hà Nội – 2000.
Tiêu chuẩn 4.2.2 - Sổ tay chất lượng:
Tổ chức phải lập và duy trì Sổ tay chất lượng trong đó bao gồm:
Phạm vi của hệ thống quản lý chất lượng , bao gồm cả các nội dung chi tiết và lý giải về bất cứ ngoại lệ nào.
Các thủ tục dạng văn bản được thiết lập cho hệ thống quản lý chất lượng hay viện dẫn đến chúng.
Môt tả sự tương tác giữa các quá trình trong hệ thống quản lý chất lượng.
Tiêu chuẩn4.2.3 - Kiểm soát tài liệu:
Các tài liệu theo yêu cầu của hệ thống quản lý chất lượng phải được kiểm soát. Hồ sơ chất lượng là loại tài liệu đặc biệt và phải được kiểm soát theo các yêu cầu nêu trong tiêu chuẩn 4.2.4
Phải lập một thủ tục dạng văn bản để xác định việc kiểm soát cần thiết nhằm:
Phê duyệt tài liệu về sự thoả đáng trước khi ban hành.
Xem xét, cập nhật khi cần và phê duyệt lại tài liệu.
Đảm bảo nhận biết được các thay đổi và tình trạng sửa đổi hiện hành của tài liệu
Đảm bảo các bản của tài liệu thích hợp sẵn có ở nơi sử dụng.
Đảm bảo tài liệu luôn rõ ràng, dễ nhận biết.
Đảm bảo các tài liệu có nguồn gốc bên ngoài được nhận biết và việc phân phối chúng được kiểm soát và,
Ngăn ngừa việc sử dụng vô tình các tài liệu lỗi thời và áp dụng các dấu hiệu nhận biết thích hợp nếu chúng được giữ lại vì mục đích nào đó.
Tiêu chuẩn 4.2.4 - Kiểm soát hồ sơ:
Phải lập và duy trì các hồ sơ để cung cấp bằng chứng về sự phù hợp với các yêu cầu và hoạt động tác nghiệp có hiệu lực của hệ thống quản lý chất lượng.Các hồ sơ chất lượng phải rõ ràng, dễ nhận biết, và dễ sử dụng. Phải lập một thủ tục bằng văn bản để xác định việc kiểm soát cần thiết đối với việc nhận biết, bảo quản, bảo vệ, sử dụng, xác định thời gian lưu giữ và hủy bỏ các hồ sơ chất lượng.
Tiêu chuẩn 5.6 – Xem xét của lãnh đạo:
5.6.1- Khái quát: Lãnh đạo cao cấp phải định kỳ xem xét hệ thống quản lý chất lượng, để đảm bảo nó luôn thích hợp, thoả đáng, có hiệu lực. Việc xem xét phải đánh giá được cơ hội cải tiến và nhu cầu thay đổi đối với hệ thống quản lý chất lượng của tổ chức, kể cả chính sách chất lượng và mục tiêu chất lượng.
Hồ sơ xem xét của lãnh đạo phải được duy trì.
5.6.2 – Đầu vào việc xem xét:
Kết quả của các cuộc đánh giá.
Phản hồi của khách hàng.
Việc thực hiện các quá trình và sự phù hợp của sản phẩm.
Tình trạng của các hành động khắc phục, phòng ngừa.
Các hành động tiếp theo từ các cuộc xem xét lần trước.
Những thay đổi có thể ảnh hưởng đến hệ thống quản lý chất lượng.
Các khuyến nghị về cải tiến.
5.6.3 - Đầu ra của việc xem xét: gồm tất cả các quyết định và hành động có liên quan đến:
Việc nâng cao tính hiệu lực của hệ thống quản lý chất lượng và cải tiến các quá trình của hệ thống.
Việc cải tiến các sản phẩm liên qua đến yêu cầu của khách hàng.
Nhu cầu về nguồn lực.
Tiêu chuẩn 6.2.2 – Năng lực nhận thức và đào tạo:
Tổ chức phải:
Xác định năng lực cần thiết của những người thực hiện các công việc ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
Tiến hành đào tạo hay những hành động khác để đáp ứng nhu cầu này.
Đánh giá hiệu lực của các hành động được thực hiện.
Đảm bảo rằng người lao động nhận thức được mối liên quan và tầm quan trọng của các hành động của họ và họ đóng góp như thế nào đối với việc đạt được mục tiêu chất lượng, và
Duy trì hồ sơ thích hợp về giáo dục, đào tạo khả năng, kinh nghiệm chuyên môn.
Tiêu chuẩn 6.3- Cơ sở hạ tầng:
Tổ chức phải xác định, cung cấp và duy trì cơ sở hạ tầng cần thiết để đạt được sự phù hợp đối với các yêu cầu về sản phẩm. Cơ sở hạ tầng bao gồm:
Nhà cửa, không gian làm việc và các phương tiện kèm theo
Trang thiết bị cả phần cứng và phần mền.
Dịch vụ hỗ trợ
Tiêu chuẩn 6.4 – Môi trường làm việc:
Tổ chức phải xác định và quản lý môi trường làm việc cần thiết để đạt được sự phù hợp đối với các yêu cầu của sản phẩm.
Tiêu chuẩn 7.2 – Các quá trình liên quan đến khách hàng:
7.2.1.Xác định các yêu cầu liên quan đến sản phẩm: Ta phải xác định:
Yêu cầu do khách hàng đưa ra, gồm cả các yêu cầu về hoạt động giao hàng và sau giao hàng.
Yêu cầu không được khách hàng công bố nhưng cần thiết cho việc sử công cụ thể hay sử dụng dự kiến khi đã biết
Yêu cầu chỉ định và pháp luật liên quan đến sản phẩm và,
Tất cả các yêu cầu bổ sung do tổ chức xác định.
7.2.2 Xem xét các yêu cầu liên quan đến sản phẩm:
Tổ chức phải xem xét các yêu cầu liên quan đến sản phẩm.Việc xem xét này phải được tiến hành trước khi tổ chức cam kết cung cấp sản phẩm cho khách hàng và phải đảm bảo rằng:
Yêu cầu về sản phẩm được định rõ
Các yêu cầu trong hợp đồng hay đơn đặt hàng ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status