Một số vấn đề về xuất khẩu lao động ở Việt Nam- Thực trạng và giải pháp - pdf 19

Download miễn phí Khóa luận Một số vấn đề về xuất khẩu lao động ở Việt Nam- Thực trạng và giải pháp



MỤC LỤC
 
Trang
Lời mở đầu 1
Chương 1: Lý luận chung về xuất khẩu lao động 3
1.1. Một số khái niệm cơ bản 3
1.2. Xuất khẩu lao động là một tất yếu khách quan 6
1.2.1. Sự gia tăng dân số, lao động, việc làm ở nước ta trong những năm tới là yêu cầu bức bách phải phát triển xuất khẩu lao động. 6
1.2.2. Sự phát triển của xuất khẩu lao động từ di cư lao động quốc tế là một hiện tượng kinh tế - xã hội phổ biến trên thế giới. 8
1.2.3. Thị trường lao động quốc tế đối với xuất khẩu lao động Việt Nam hiện nay và trong những năm tới. 10
1.3. Các hình thức xuất khẩu lao động 13
1.4. Vai trò của xuất khẩu lao động đối với sự phát triển kinh tế 15
 
Chương 2: Thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam 17
2.1 Đặc điểm về thị trường lao động và việc làm ở Việt Nam 17
2.1.1 Số lượng lao động 17
2.1.2 Chất lượng lao động 18
2.1. Thực trạng họat động xuất khẩu lao động ở Việt Nam 19
2.1.1. Giai đoạn 1980- 1990 19
2.2.2. Giai đoạn từ năm 1991 đến nay. 23
2.3. Đánh giá chung 28
2.3.1 Kết quả đạt được 28
2.3.2. Những hạn chế 36
2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế 38
Chương 3: Quan điểm và một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động xuất khẩu lao động ở việt nam 41
3.1 Quan điểm chỉ đạo xuất khẩu lao động của Đảng và Nhà nước ta 41
3.2. Phương hướng và mục tiêu 42
3.3. Một số giải pháp nhằm mở rộng xuất khẩu lao động ở Việt Nam 43
3.3.1. Xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật 43
3.3.2. Tổ chức tốt hoạt động Marketing về xuất khẩu lao động đối với thị trường ngoài nước 45
3.3.3. Hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý lĩnh vực xuất khẩu lao động 46
3.3.5. Chuẩn bị tốt lực lượng lao động đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động quốc tế 50
3.3.6. Sử dụng và phát huy tốt khả năng của số lao động trở về sau khi hết hợp đồng ở nước ngoài 52
 
Kết luận 54
Tài liệu tham khảo 55
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

người tham gia vào hoạt động xuất khẩu lao động tăng lên. Chỉ trong 3 năm 1986-1989, xuất khẩu lao động tăng gấp 3 lần lao động đã đưa đi trong 7 năm trước đó.
2.2.1.2. Cơ cấu xuất khẩu lao động:
Lao động Việt Nam đa dạng về nghề nghiệp nhưng chủng loại lao động chưa phong phú, hầu hết người lao động có trình độ non kém nên thường chỉ được xếp vào các công việc giản đơn hay lao động giản đơn hay lao động phổ thông. Tuy vậy ta cũng ký được một số hợp đồng đòi hỏi người lao động vừa có tay nghề vừa có sức khoẻ. Năm 1986, chúng ta ký hợp đồng với Irăc đưa 1394 người Việt Nam sang lao động tại Irăc trong đó có 910 lái xe ca, 63 lái tàu, 318 thợ sửa chữa và 41 cán bộ quản lý, họ yêu cầu tay nghề đối với từng loại việc như lái xe ca thì phải có bằng lái từ 30 chỗ ngồi và thâm niên nghề nghiệp ít nhất 3 năm, lái tàu thâm niên 7 năm, thợ cơ khí, sửa chữa từ bậc 3 trở lên.
Số lao động Việt Nam được đưa đi lao động tại các nước Irăc, Libia, Angiêri, Tiệp Khắc, Bungari thời gian đầu là 100% có tay nghề, về sau do đòi hỏi của công việc nên số lao động có nghề giảm dần. ở Liên Xô, đại bộ phận lao động chưa có nghề, nếu xét trong tổng số 80% - 90% lao động sang Liên Xô thì bình quân chỉ có 42% lao động có nghề. Số lao động đưa đi được phân bố vào các nghành kinh tế quốc dân của các nước như sau: Irăc: 100% làm công tác thuỷ lợi; Libi: 100% làm trong xí nghiệp công nghiệp; Các nước xã hội chủ nghĩa: 45% làm trong nghành công nghiệp nhẹ, phần lớn là dệt, may mặc, giầy da; ở Bungari: 20% làm trong nghành cơ khí, 6% làm nông nghiệp và chế biến thực phẩm, 3% làm trong các nghành khác.
Xuất khẩu lao động có nghề nghiệp ở nước ta giai đoạn này còn nhiều hạn chế do xuất phát từ một nước nông nghiệp lạc hậu, do vậy đòi hỏi có biện pháp đào tạo và bồi dưỡng nghề cho lao động một cách hợp lý.
2.2.1.3 Thị trường xuất khẩu lao động.
Thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam trong giai đoạn này là các nước xã hội chủ nghĩa thông qua các hiệp định đã được ký kết như: Liên Xô, Tiệp Khắc, Bungari, Libi, Irac, Cộng hoà dân chủ Đức. Thực hiện chủ trương tiếp tục đưa lao động đi làm việc ở các nước ngoài xã hội chủ nghĩa, mở rộng thị trường sử dụng lao động, chúng ta đã tổ chức đưa đi hàng vạn lao động sang làm việc ở các nước Đông Âu và Liên Xô. Trong một thời gian ngắn, với kinh nghiệm còn ít ỏi, cả ta và bạn còn thiếu những nghiên cứu và chuẩn bị chu đáo nên đã xảy ra một số vụ việc làm cho tình hình quản lý lao động gặp nhiều khó khăn, có chiều hướng gây ảnh hưởng xấu đến quan hệ đối ngoại. Vì vậy, tháng 4 năm 1984 Chính phủ chủ trương tạm dừng đưa lao động sang Cộng hoà dân chủ Đức, Tiệp khắc, Bungari, còn đối Liên Xô thì vẫn cho phép đưa đi một bộ phận nhỏ và tập trung sức củng cố lực lượng lao động ở các nước đồng thời phải đàm phán sửa đổi, bổ sung hiệp định với các nước xã hội chủ nghĩa.
2.2.1.4. Hình thức xuất khẩu lao động.
Trong giai đoạn này, hình thức hợp tác chủ yếu là hình thức xen ghép, tức là lao động của ta và lao động tại các nước sở tại hay lao động của nước thứ 3, thứ 4... xen kẽ nhau làm trong một nhà máy, một phân xưởng, dây chuyền, công đoạn sản xuất, 24 vạn lao động của ta làm việc trong gần 2000 xí nghiệp của 4 nước đều theo hình thức xen ghép. Do cơ chế của nước bạn và trình độ năng lực quản lý của ta mà các lực lượng lao động theo hình thức nhận thầu này chưa phát huy hết tác dụng, hiệu quả kinh tế thấp. Có tổ chức đi hợp tác theo hình thức "nhận thầu" nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau đã chuyển dần lên làm "xen ghép" với lực lượng lao động của nước sở tại.
2.2.2. Giai đoạn từ năm 1991 đến nay.
Cuối những năm 80 và đầu những năm 90, tại các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu tiếp nhận lao động ta đều xảy ra những biến động chính trị lớn , dẫn đến sự thay đổi về thể chế chính trị và cơ chế kinh tế; ở nhiều nước Châu Phi có chuyên gia ta làm việc cũng có khủng hoảng kinh tế, chính trị; ở Irăc xảy ra chiến tranh. Vì vậy, phần lớn các nước này không còn nhu cầu tiếp nhận lao động Việt Nam, hay nếu có nhu cầu thì cũng không nhận lao động và chuyên gia theo cơ chế chính phủ - chính phủ nữa. Đồng thời, cơ chế quản lý kinh tế của nước ta thời kỳ này đang từng bước đổi mới chuyển dần sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Với chính sách đó, sự nghiệp xuất khẩu lao động cũng dược điều chỉnh phù hợp và nhanh chóng hoà nhập vào thị trường lao động khu vực và thế giới.
2.2.2.1. Số lượng lao động xuất khẩu.
Thực tế khách quan và chủ quan đặt ra yêu cầu phải đổi mới cơ chế xuất khẩu lao động cho phù hợp với tình hình trong nước và quốc tế. Ngày 9 tháng 11 năm 1991, Chính phủ đã ban hành Nghị định 370/HĐBT điều chỉnh cơ bản mục tiêu của xuất khẩu lao động, lấy mục tiêu kinh tế làm mục tiêu thứ nhất và mục tiêu xã hội làm mục tiêu số hai. Cơ chế và hình thức quản lý cũng thay đổi hoàn toàn bằng việc phân định rõ hai chức năng: chức năng quản lý vĩ mô của nhà nước và chức năng vi mô của các tổ chức có nhiệm vụ trực tiếp đưa lao động đi xuất khẩu. Theo Nghị định này, các tổ chức kinh tế được thành lập và được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cấp giấy phép hoạt động cung ứng lao động và chuyên gia cho nước ngoài. Việc xuất khẩu lao động và chuyên gia được thực hiện thông qua các hợp đồng do các tổ chức kinh tế đó ký với bên nước ngoài. Theo số liệu thống kê của Cục Quản lý lao động nước ngoài, từ năm 1991 đến nay Việt Nam đã đưa được 157 060 lao động sang nước ngoài làm việc.
Bảng 2: Số lượng lao động xuất khẩu từ năm 1991 đến nay.
STT
Năm
Số lượng lao động đi hàng năm (người).
1
1991
1 020
2
1992
810
3
1993
3 960
4
1994
9 230
5
1995
10 050
6
1996
12 640
7
1997
18 640
8
1998
12 210
9
1999
20 000
10
2000
31 000
11
2001
37 000
Tổng cộng: 157 060 người.
(Nguồn: "Báo cáo tổng kết 10 năm hợp tác lao động với nước ngoài" - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội).
Nếu tính cả số lao động đi theo hiệp định Chính phủ 1980-1990 hết hiệp định ở lại, một số đi thăm thân nhân ở lại..., thì hiện nay chúng ta có khoảng hơn 400 000 lao động và chuyên gia đang làm việc ở nước ngoài.
Năm 2001, lao động và chuyên gia đi làm việc ở nước ngoài tăng 17% so với năm 2000. Việc xuất khẩu lao động tuy tăng đáng kể nhưng so với các nước trong khu vực thì Việt Nam còn khoảng cách khá xa, đặc biệt là so với Thái Lan, Philippin, Inđonexia...
2.2.2.2. Cơ cấu lao động xuất khẩu.
Hiện nay, lao động Việt Nam đã có mặt ở hơn 40 nước trên thế giới, chủ yếu làm việc trong các nghành nghề khác nhau như: Sỹ quan thuỷ thủ, thuyền viên đánh cá, chuyên gia y tế, giáo dục...
Thực hiện chủ trương của Chính phủ là hạn chế đưa lao động phổ thông đi, Bộ Lao động Thương binh - Xã hội đã chỉ đạo, hướng dẫn các công ty mở rộng việc ký kết các hợp đồng đưa lao động có nghề. Kết quả cho thấy, số lao động có nghề của Việt Nam tăng lên rõ rệt. Nếu...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status