Hoàn thiện quy hoạch phát triển cây chè ở Việt Nam đến năm 2010 và một số giải pháp thực hiện - pdf 19

Download miễn phí Luận văn Hoàn thiện quy hoạch phát triển cây chè ở Việt Nam đến năm 2010 và một số giải pháp thực hiện



 
MỤC LỤC
 
Trang
Lời nói đầu 1
Chương I: Sự cần thiết phải quy hoạch phát triển cây chè ở Việt Nam 3
I. Tổng quan về quy hoạch phát triển chung 3
1. Khái niệm quy hoạch 3
2. Những yêu cầu cơ bản của quy hoạch 3
II. Vai trò sản xuất phát triển cây chè đối với nền kinh tế-xã hội 4
1. Tổng quan về cây chè 4
2. Vị trí của cây chè trong nền nông nghiệp nước ta 5
III. Sự cần thiết phải quy hoạch phát triển cây chè 7
1. Quy hoạch do đòi hỏi tất yếu của quá trình phát triển 7
2. Quy hoạch để đáp ứng nhu cầu thị trường 9
IV. Những nhân tố ảnh hưởng đến quy hoạch phát triển chè 10
1. Điều kiện sinh thái 10
2. Điều kiện lao động 13
3. Điều kiện ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật 14
4. Khả năng nguồn vốn 15
5. Điều kiện thị trường 16
V. Kinh nghiệm của các nước khác trên thế giới 17
 
Chương II: Thực trạng thực hiện quy hoạch phát triển cây chè ở Việt Nam 18
I. Thực trạng phân bố cây chè theo vùng lãnh thổ 18
1. Quá trình phát triển 18
2. Đánh giá về diện tích, năng suất, sản lượng 19
3. Đánh giá chất lượng chè 25
4. So sánh hiệu quả kinh tế cây chè với một số cây trồng khác 26
II. Thực trạng của các cơ sở chế biến 28
1. Các cơ sở chế biến 28
2. Mối quan hệ giữa vùng nguyên liệu và vùng chế biến 32
 
III. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc quy hoạch phát triển chè 33
1. Sử dụng lao động sản xuất chè 33
2. Cơ sở hạ tầng sản xuất chè 35
3. Hệ thống tổ chức quản lý ngành chè 36
4. Vốn đầu tư và hiệu quả kinh doanh 40
5. Chính sách ruộng đất 43
6. Các dự án liên doanh trồng, chế biến và tiêu thụ chè 44
IV. Tình hình tiêu thụ sản phẩm chè 46
1. Tiêu thụ trong nước 46
2. Xuất khẩu 47
V. Đánh giá chung hiện trạng quy hoạch phát triển cây chè 50
1. Những kết quả đạt được 50
2. Những tồn tại trong quy hoạch và nguyên nhân 51
 
Chương III: Giải pháp hoàn thiện quy hoạch phát triển cây chè đến năm 2010 53
I. Những căn cứ quy hoạch 53
1. Các quan điểm quy hoạch nông nghiệp 53
2. Định hướng phát triển ngành chè Việt Nam 54
II. Những quan điểm và mục tiêu phát triển cây chè 55
1. Quan điểm chung về phát triển cây chè 55
2. Mục tiêu phát triển ngành chè của Việt Nam đến năm 2010 58
III. Nội dung quy hoạch cụ thể 60
1. Quy hoạch sử dụng đất 60
2. Quy hoạch các cơ sở chế biến 65
IV. Những giải pháp chủ yếu thực hiện quy hoạch 67
1. Các giải pháp về sản xuất nông nghiệp 67
2. Giải pháp về công nghệ chế biến 71
3. Giải pháp về thị trường 73
4. Giải pháp về tổ chức 75
 
Kết luận và kiến nghị 77
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

chế phẩm chè ướp hương như: Sen, Nhài, Hoè, Sói, Ngâu, chè chiết suất cô đặc Pagmaro (Nga), chè bột, chè viên ngậm (Nhật), chè tan nhanh, chè thấm (chè túi nhúng) cho Anh, Nhật, ấn Độ, Srilanca, Kenia...
Tỷ trọng giữa các loại sản phẩm hiện nay như sau: chè đen 60%, chè xanh 35% và các loại chè khác 5% tổng sản lượng chè chế biến.
Nói chung phần lớn là chè đen, chè xanh xuất khẩu dưới dạng bán thành phẩm (khoảng 80 - 90%), cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy đóng gói cho người tiêu dùng. Gần đây ta có xuất theo đơn đặt hàng của các nước Đài Loan, Nhật Bản, Nga, các nước Trung cận Đông... Chủ yếu là các loại chè Dẹt. Riêng chè Túi (túi nhúng ta mới nhập thử 1 nhà máy) song giá thành sản phẩm làm ra còn đắt.
+ Về chất lượng sản phẩm chế biến.
Chất lượng sản phẩm hiện nay của ta so với năm trước đã khá hơn. Các doanh nghiệp đã ý thức được rằng chất lượng sản phẩm quyết định sự tồn tại của cơ sở sản xuất. Bởi vậy trong những năm gần đây, người ta bắt đầu coi trọng chất lượng đưa vào chế biến. Tỷ lệ chè búp tươi Avà B trung bình đạt 60-70% tổng số nguyên liệu, nhưng do nhiều yếu tố khác nên sản phẩm sau khi chế biến của ta chưa có loại tốt, loại trung bình khá trở lên chiếm khoảng 65%. Vì vậy giá bán chè của ta nhìn chung chỉ mới đạt 90% giá của thị trường thế giới.
+ Về bao bì đóng gói
Hiện tại ta xuất khẩu chè thường là nguyên liệu thành phẩm nên thường được đóng trong thùng gỗ dán có hai lớp giấy chống ẩm, trọng lượng mỗi thùng 31 - 45 kg, bao giấy không khâu trọng lượng 35 - 60 kg. Loại bao bì này chỉ bảo quản 10 - 12 tháng. Đây là một trong khâu yếu nhất trong công nghiệp chế biến xuất khẩu của ta, cần được khắc phục trong hướng tới.
2. Mối quan hệ giữa vùng nguyên liệu và chế biến
Hiện trạng phân bố: Các cơ sở chế biến nói trên chủ yếu tập trung ở một số tỉnh phía bắc như: Vĩnh Phú (165 tấn/ ngày), Yên Bái 109 tấn/ngày, Sơn La 99 tấn/ngày, Tuyên Quang 61tấn/ngày, Hà Giang 48 tấn/ngày, Bắc Thái 15 tấn/ngày, Thanh Hoá 39,5 tấn/ngày, Nghệ An 19,5 tấn/ngày, Hà Tĩnh 34 tấn/ngày. ở phía Nam như Lâm Đồng 378 tấn/ngày, Gia Lai 43 tấn/ngày. Ngoài ra một số tỉnh có các cơ sở chế biến nhỏ như: Kon Tum, Đắc Lắc, Bình Định, Thành Phố Hồ Chí Minh...
Với tổng công suất chế biến nói trên, so với tổng sản lượng búp hàng năm của cả nước, là khả dĩ đáp ứng nhu cầu, tuy nhiên có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng xấu cho sự phát triển của sản xuất chè nói chung.
Tỉnh Lào Cai có 3 nhà máy chế biến đó là: Nhà máy Than Uyên, xưởng Phong Hải, xưởng Thanh Bình với công suất thiết kế 24 tấn búp tươi/ngày, nhu cầu nguyên liệu là 3.850 tấn búp tươi/năm
Tỉnh Yên Bái có 6 nhà máy chế biến trong đó nhà máy có công suất lớn nhất là nhà máy Trần Phú với công suất 42 tấn búp tươi/ ngày. Tổng công suất của cả tỉnh là 129 búp tươi/ ngày và nhu cầu nguyên liệu là 14.000 tấn búp tươi/ năm. Ngoài ra các địa phương khác trung bình có từ 3-5 nhà máy, với công suất 10-15 tấn/ ngày. Tây Nguyên là tỉnh có số lượng nhà máy chế biến lớn nhất trong cả nước với công suất chế biến là 132,5 tấn/ngày, tổng nhu cầu nguyên liệu là 15.000 tấn/năm.
Tổng công suất chế biến của cả nước là 1.046 tấn búp tươi/ ngày
Trong đó: Miền núi và trung du phía bắc 813 tấn/ ngày
Tây Nguyên 132,5 tấn/ ngày
Các tỉnh khác 101 tấn/ ngày
Một số tồn tại và nguyên nhân trong công tác chế biến
Công suất nhà máy không phù hợp với quy mô vùng nguyên liệu hay quá xa vùng nguyên liệu. Có những nhà máy chỉ sử dụng hết 50 - 60% công suất, ngược lại cũng có những nhà máy công suất không đáp ứng quy mô vùng nguyên liệu...
Nhiều nhà máy được xây dựng quá lâu (từ 1957-1977), thiết bị quá cũ, quy trình công nghệ ở một số nhà máy đã lạc hậu, hàng năm lại thiếu vốn để tu bổ, cải tạo... Một số nhà máy khác sản phẩm còn đơn điệu nên không tận dụng hết công suất.
Hiện nay ngành chè nước ta đang trong thời kỳ tiếp cận thị trường mới, nên chưa ổn định. Mặt khác do sản phẩm của ta chưa đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của các thị trường mới, nên nhìn chung doanh lợi chưa cao và chưa ổn định.
III. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc quy hoạch phát triển chè
1.Sử dụng lao động sản xuất chè
Những lao động được sử dụng để trồng chè, chăm sóc, bảo vệ và thu hoạch chè gọi là lao động sản xuất chè.
Lao động trồng chè
Chè là cây trồng lâu năm, có chu kỳ kinh tế từ 35 - 40 năm, nếu được chăm sóc tốt có thể tồn tại hàng trăm năm, ở Phú hộ có vườn cây đã sống trên 60 năm vẫn cho năng suất khá. Đối với chu kỳ kinh doanh của cây chè cần 3-4 năm đầu cho kiến thiết cơ bản, sau đó là thời kỳ kinh doanh. Tuỳ theo điều kiện từng nơi (Điều kiện sinh thái, tập quán canh tác, công cụ lao động ... ) mà sử dụng lao động có khác nhau.
Kết quả điều tra của Viện QH & TKNN (1998) cho thấy:
Bảng 4: Chi phí lao động trên 1 đơn vị diện tích canh tác
Đơn vị: lao động/ha
Hạng mục
Nông trường QD
Hộ nông dân
Khai hoang, trồng mới
1.129
1.300
Năm thứ nhất
250
250
Năm thứ hai
280
260
Năm thứ ba
293
280
Thời kỳ kinh doanh
+ Chăm sóc
+ Thu hái
400
250
150
300
100
200
Nguồn: Tổng quan phát triển cây chè ở Việt Nam
Vụ QHKH – Bộ NN & PTNT
Qua số liệu trên cho thấy các hộ nông dân sản xuất chè đã chú ý đầu tư lao động trong thời kỳ kiến thiết cơ bản, nhưng đến thời kỳ kinh doanh đầu tư còn quá ít nhất là khâu chăm sóc.
Ngoài việc sử dụng lao động nông nghiệp như trên, phần lao động cho chế biến cũng rất lớn. Kết quả điều tra cho thấy tình hình sử dụng lao động trên 1 tấn sản phẩm như sau:
Chè đen 57 lao động/ tấn sản phẩm
Chè xanh 57 lđ/tấn sp
Chè sao lăn 83 lđ/tấn sp
Chè hương 61 lđ/tấn sản phẩm
Nhận xét
Tuỳ theo từng vùng, từng địa phương và từng thành phần kinh tế khác nhau mà sử dụng lao động cho sản xuất chè là khác nhau, bình quân mỗi tấn sản phẩm chè búp tươi cần khoảng 100 - 120 công. Như vậy hàng năm cần khoảng 18 - 22 triệu ngày công cho sản xuất nguyên liệu và từ 2,5 - 3 triệu ngày công cho chế biến sản phẩm. Nếu tính thêm các dịch vụ khác thì hàng năm ngành chè sử dụng 20 -25 vạn lao động.
Cơ sở hạ tầng sản xuất chè
Cơ sở hạ tầng để sản xuất chè là toàn bộ những công cụ bổ sung mà ngành chè cần và có để cho phép ngành chè có thể sử dụng và thực hiện các hoạt động sản xuất phát triển chè.
2.1.Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nguyên liệu
Hệ thống giao thông, hệ thống điện, thông tin liên lạc ... Nói chung đang là yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phát triển của nhiều ngành trong đó có ngành chè. Ngoài một số vùng có đường quốc gia chạy qua, hay nằm trong lưới điện quốc gia còn phần lớn vùng nguyên liệu chè nằm ở những vùng xa xôi hẻo lánh.
Theo số liệu của Tổng cục thống kê từ năm 1990 đến nay nguồn vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản của Nhà nước cho ngành nông nghiệp khá lớn, năm 1998 đạt 2130 tỷ đồng (giá hiện hành) tăng 4,8 lần so với năm 1990. Đầu tư Nhà nước cho cao su, cà phê tăng 4,88 lần. Riêng đầu tư cho chè là 1,5 tỷ đồng chiếm 1,26 % so với t
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status