Thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ chính thức trong phát triển Nông nghiệp Việt Nam - pdf 19

Download miễn phí Khóa luận Thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ chính thức trong phát triển Nông nghiệp Việt Nam



Số lượng các nhà tài trợ quốc tế trong Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ngày càng tăng. Những năm đầu của thập kỷ 90 chủ yếu là các tổ chức Liên Hợp Quốc như UNDP, FAO, UNICEF. Đến năm 1995 có 15 nhà tài trợ; ngoài các tổ chức liên hợp quốc còn có thêm các tổ chức tài chính lớn như: Ngân hàng Thế Giới (WTO), Ngân hàng phát triển Châu Á ( ADB), một số nhà tài trợ song phương, đa phương. Đến năm 2000: đã có 29 nhà tài trợ, trong đó có 9 nhà tài trợ đa phương, 20 nhà tài trợ song phương và một số tổ chức phi Chính phủ.
Cho dến thời điểm hiện nay số lượng các đối tác cam kết tài trợ cho Nông nghiệp đã tăng lên tới con số 72. Tài trợ đa phương đạt 2,19 tỷ, trong đó chủ yếu là nguồn vốn cho vay (78%). Tài trợ song phương lại thiên về viện trợ không hoàn lại với khoản viện trợ đạt 60% trong tổng số vốn cam kết tài trợ 1,5 tỷ USD.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ng như tổng số vốn cam kết. Tính cho đến tháng 10/2003 theo số liệu thường xuyên cập nhật bởi Phòng ISG – Vụ hợp tác quốc tế – Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thì: tổng sỗ dự án dành cho ngành đã lên tới 397 dự án với tống số vốn cam kết đạt 3,72 tỷ USD, trong đó nguốn vỗn ODA tín dụng đạt 2,32 tỷ USD (chiếm 62.4%), nguồn vốn ODA viện trợ không hoàn lại đạt 1,4 tỷ USD (chiếm 37.6%).
Biểu 3: ODA theo hình thức viện trợ
Nguồn vốn tín dụng vẫn chiếm vị trí chủ đạo trong tổng số vốn ODA mà các nhà tài trợ đã cam kết. Tuy nhiên so sánh với tình hình thu hút và sử dụng ODA của toàn ngành kinh tế (84% vốn vay và 16% vốn viện trợ) Tổng quan viện trợ phát triển chính thức. Trang web của bộ KH&ĐT
thì tỉ lệ vốn viện trợ trong Nông nghiệp chiếm tỷ lệ khá cao do ngành Nông nghiệp là ngành chiến lược, được ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế quốc gia.
Biểu 4: ODA theo tình trạng dự án
Nhìn vào Biểu 4 ta có thể hình dung một cách khái quát về tình hình thu hút và sử dụng ODA trong vòng hơn 10 năm qua:
Sỗ dự án đã kết thúc là 176 dự án chiếm một sỗ lượng vốn tài trợ khiêm tốn là hơn 682 triệu USD. Trong khi đó sỗ dự án đang thực hiện là 158 dự án - chiếm trên 1,3 tỷ USD, sỗ dự án chuẩn bị thực hiện là 63 dự án tương dương với tổng nguồn vốn cam kết là 1,723 tỷ USD. Qua đây ta thấy nguồn vỗn ODA trong Nông nghiệp đã không ngừng tăng lên với những dự án có qui mô ngày càng lớn và phạm vi ngày càng rộng. Trong thời gian tới nguồn vốn ODA dành cho phát triển Nông nghiệp đã được các nhà tài trợ cam kết thông qua các hội nghị tài trợ đạt trên 1,7 tỷ USD sẽ là nguồn vốn cực kỳ quan trọng để hiện đại hoá ngành Nông nghiệp
Ngoài ra, trong cơ cấu nguồn vốn tài trợ thì tỷ trọng nguồn vỗn cho vay có xu hướng ngày càng tăng lên:
Với những dự án đã kết thúc, thì vốn ODA viện trợ không hoàn lại chiếm tới gần 45%. Với những dự án đang thực hiện nguồn vốn viện trợ không hoàn lại chiếm xấp xỉ 44%. Trong khi đó với những dự án chuẩn bị thực hiện, nguồn vốn viện trợ chỉ chiếm gần 30%. Sở dĩ có điều này là do vốn ODA cho vay đã tăng đáng kể trong vòng vài năm trở lại đây.
2.3.2 Tổng hợp Viện trợ theo lĩnh vực
Khái niệm ODA trong Nông nghiệp ở đây phải được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm các lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn. Bảng biểu sau đây sẽ cho chúng ta thấy được sự phân bổ nguồn vốn ODA và trong các lính vực khác nhau.
Bảng 3: Phẩn bổ ODA theo lĩnh vực trong Nông nghiệp Phòng ISG-Bộ NN&PTNT
Lĩnh vực
Số dự án
Không hoàn lại
Vay
Tổng tiền
Lâm nghiệp
112
648,703,926.00
218,973,445.00
867,677,371.00
Nông nghiệp
159
261,528,830.41
576,021,328.00
837,550,158.41
PT-NT Tổng hợp
59
166,454,217.00
253,242,380.00
419,696,597.00
Thuỷ lợi
67
321,249,902.00
1,278,008,877.00
1,599,258,779.00
Tổng cộng
397
1,397,936,875.41
2,326,246,030.00
3,724,182,905.41
Những dự án ODA thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn bao gồm bốn nhóm đối tượng chính:
Lâm nghiệp
Nông nghiệp
PT-NT tổng hợp
Thuỷ lợi
Trong đó số dự án tương đương với từng lĩnh vực lần lượt là: 112 dự án trong Lâm nghiệp bao gồm các dự án về: trồng và phát triển rừng, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, các dự án về giống cây rừng… ;159 dự án trong Nông nghiệp tập trung vào; giống mới trong Nông nghiệp, phòng trừ sâu bệnh, làm vườn, chăn nuôi năng suất cao… ; 59 dự án trong PT-NT tổng hợp ; và 67 dự án về thuỷ lợi nhằm cải tiến công tác tưới tiêu và mạng lưới cấp nước ở Nông thôn…
Về cơ cấu nguồn vốn phân bổ trong các lĩnh vực
Biểu đồ sau đây sẽ cho ta thấy tỷ lệ phân bổ nguồn vốn ODA vào 4 lĩnh vực chính của ngành Nông nghiệp
Biểu 5: Cơ cấu nguồn vốn ODA trong Nông nghiệp
Nhìn vào biểu phân tích cơ cấu nguồn vốn ODA ta sẽ thấy được tỷ lệ ODA phân bổ vào bốn lĩnh vực: Nông nghiệp, Lâm nghiệp, PT-NT tổng hợp và Thuỷ lợi. Theo đó, Thuỷ lợi được ưu tiên hàng đầu và chiếm tới 43% tổng số vốn tài trợ (648,7 triệu USD), tiếp đến là Nông nghiệp với 22,5% (261,5 triệu USD), lĩnh vực lâm nghiệp chiếm vị trí thứ ba với 23,3% (321,2triệu USD). Cuối cùng là PT-NT chiếm 11,3% tổng nguồn vốn tài trợ (166,5 triệu USD). Trong thời gian tới Thuỷ lợi và Nông nghiệp tiếp tục vẫn là những lĩnh vực trọng điểm của ngành trong thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA.
Về hình thức tài trợ
Trên đây, chúng ta đã xem xét sự phân bổ nguồn vốn ODA vào các lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên nếu đi sâu phân tích sẽ thấy được rằng tỷ lệ phân bổ nguồn vốn cho vay và nguồn vốn viện trợ không hoàn lại vào các lĩnh vực cũng có sự khác biệt. Làm rõ điều này, chúng ta sẽ thấy được thực trạng sử dụng các loại hình vốn ODA trong Nông nghiệp
Nếu chỉ xét riêng nguồn vốn ODA viện trợ không hoàn lại thì lĩnh vực ưu tiên hàng đầu phải kể đến Lâm nghiệp chiếm gần 50% tổng nguồn vốn viện trợ. Những nhà tài trợ lớn cho Lâm nghiệp là các tổ chức phi Chính phủ, các tổ chức bảo vệ rừng và tài nguyên thiên nhiên như quĩ bảo tồn thiên nhiên WWF, hiệp hội bảo toàn loài và quần thể ZSCSP, mạng lưới rừng châu á, hay quĩ môi trường toàn cầu GEF …Thuỷ lợi cũng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn viện trợ 23%, tiếp theo là Nông nghiệp 19% và PT-NT tổng hợp chiếm 12%.
Biểu 6: Phân bổ nguồn vốn ODA không hoàn lại
Đối với nguồn vốn ODA cho vay: Riêng Thuỷ lợi đã thu hút tới 55% tổng nguồn vốn ODA tương đương với 1,278 tỷ USD. Tiếp theo là Nông nghiệp 25%. PT-NT tổng hợp và Lâm nghiệp chiếm tỷ lệ khiêm tốn lần lượt là 11% và 9%.
Tóm lại Lâm nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn viện trợ, trong khi đó nguồn vốn cho vay lại tập chung vào thủy lợi. Điều này cũng hoàn toàn dễ hiểu khi Lâm nghiệp liên quan đến vấn đề tài nguyên và môi trường của không chỉ một quốc gia mà của toàn thế giới, và nguồn vốn này được cung cấp bởi các nhà tài trợ phi Chính phủ, các quĩ môi trường và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên quốc tế. Trong khi đó, Thuỷ lợi lại là tiền đề cho phát triển Nông nghiệp bến vững và đầu tư vào Nông nghiệp đòi hỏi nguồn vốn không phải là nhỏ.
Biểu 7: Phân bổ nguồn vốn ODA cho vay
2.3.3 Tổng hợp theo nhà tài trợ
Số lượng các nhà tài trợ quốc tế trong Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ngày càng tăng. Những năm đầu của thập kỷ 90 chủ yếu là các tổ chức Liên Hợp Quốc như UNDP, FAO, UNICEF. Đến năm 1995 có 15 nhà tài trợ; ngoài các tổ chức liên hợp quốc còn có thêm các tổ chức tài chính lớn như: Ngân hàng Thế Giới (WTO), Ngân hàng phát triển Châu á ( ADB), một số nhà tài trợ song phương, đa phương. Đến năm 2000: đã có 29 nhà tài trợ, trong đó có 9 nhà tài trợ đa phương, 20 nhà tài trợ song phương và một số tổ chức phi Chính phủ.
Cho dến thời điểm hiện nay số lượng các đối tác cam kết tài trợ cho Nông nghiệp đã tăng lên tới con số 72. Tài trợ đa phương đạt 2,19 tỷ, trong đó chủ yếu là nguồn vốn cho vay (78%). Tài trợ song phương lại thiên về viện trợ không hoàn lại với khoản viện trợ đạt 60% trong tổng số vốn cam kết tài trợ 1,5 tỷ USD.
Bảng 4: Phân bổ O...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status