Giải pháp phát triển du lịch tỉnh Hải Dương đến năm 2020 - pdf 19

Download miễn phí Chuyên đề Giải pháp phát triển du lịch tỉnh Hải Dương đến năm 2020




MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH 3
I. VAI TRÒ CỦA NGÀNH DU LỊCH ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI. 3
1. Các khái niệm cơ bản. 3
1.1. Khái niệm về du lịch và khách du lịch. 3
1.2. Khái niệm về dịch vụ du lịch . 5
2. Sản phẩm du lịch và tính đặc thù của nó. 6
2.1. Khái niệm về sản phẩm du lịch. 6
2.2. Những bộ phận hợp thành sản phẩm du lịch 6
2.3. Những nét đặc trưng cơ bản của sản phẩm du lịch. 6
3. Vai trò của ngành du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. 7
II. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH DU LỊCH. 8
1. Yếu tố khách quan. 8
1.1. Địa hình và khí hậu. 8
1.2. Động, thực vật. 9
1.3. Tài nguyên nước. 9
1.4. Vị trí địa lý. 9
1.5. Tài nguyên nhân văn. 10
1.6. Tình hình chính trị hoà bình, ổn định của đất nước. 11
1.7. Điều kiện về kinh tế. 11
2. Yếu tố chủ quan. 11
2.1. Về tổ chức quản lý. 11
2.2. Các điều kiện về kỹ thuật. 12
2.3. Về ý thức của người dân. 13
III. SỰ CẦN THIẾT PHẢI PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH TỈNH HẢI DƯƠNG. 13
1. Vai trò của phát triển du lịch đối với sự phát triển của tỉnh Hải Dương. 13
1.1. Vai trò của phát triển du lịch Hải Dương trong chiến lược phát triển du lịch của Việt Nam 13
1.2. Vai trò của phát triển du lịch Hải Dương trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. 14
2. Tài nguyên du lịch Hải Dương. 15
2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên. 15
2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn. 18
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NGÀNH DU LỊCH TỈNH HẢI DƯƠNG TRONG NHỮNG NĂM QUA 28
I. NHỮNG NÉT KHÁI QUÁT VỀ HẢI DƯƠNG 28
1. Vị trí địa lý 28
2. Điều kiện tự nhiên 29
2.1. Địa hình 29
2.2. Khí hậu, thủy văn 30
2.3. Tài nguyên nước 30
2.4. Địa chất, thổ nhưỡng, rừng và hệ sinh thái 31
3. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hải Dương 32
3.1. Về kinh tế 32
3.2. Về xã hội 33
4. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật và môi trường 34
4.1. Giao thông 34
4.2. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật khác 35
5. Những thuận lợi và khó khăn 37
5.1. Thuận lợi 37
5.2. Khó khăn 39
II. THỰC TRẠNG NGÀNH DU LỊCH TỈNH HẢI DƯƠNG 39
1. Khách du lịch. 40
1.1. Qui mô. 40
1.2. Cơ cấu. 42
2. Thu nhập du lịch. 43
2.1. Đóng góp của du lịch về mặt kinh tế 43
2.2. Đóng góp của du lịch đối với xã hội. 44
3. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch. 45
4. Lao động trong du lịch 47
5. Hiện trạng đầu tư vào du lịch 48
6. Công tác marketing xúc tiến du lịch 49
7. Hiện trạng tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh du lịch 50
7.1. Tổ chức kinh doanh du lịch Hải Dương hiện nay 50
7.2. Công tác tổ chức, quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch 51
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH HẢI DƯƠNG ĐẾN NĂM 2020 53
I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH HẢI DƯƠNG ĐẾN NĂM 2020. 53
1. Định hướng. 54
2. Quan điểm phát triển. 55
3. Mục tiêu phát triển. 56
3.1. Mục tiêu tổng quát 56
3.2. Mục tiêu cụ thể 56
4. Các chỉ tiêu cụ thể 58
4.1. Khách du lịch 58
4.2. Thu nhập du lịch 59
4.3. Về giá trị GDP du lịch và nhu cầu vốn đầu tư 60
4.4. Nhu cầu khách sạn và lao động 61
II. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH HẢI DƯƠNG ĐẾN NĂM 2020 62
1.Các giải pháp 62
1.1. Nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch 62
1.2. Phát triển thị trường du lịch. 63
1.3. Nâng cao khả năng thu hút vốn đầu tư. 64
1.4. Tổ chức và thực hiện tốt đào tạo lao động du lịch. 64
1.5. Tuyên truyền, giáo dục nhận thức về du lịch. 66
1.6. Phát triển cơ sở lưu trú, các cơ sở dịch vụ du lịch. 67
1.7. Bảo vệ môi trường và tài nguyên du lịch. 67
2. Một số kiến nghị. 68
2.1. Đối với nhà nước. 68
2.2. Đối với tỉnh Hải Dương. 69
2.3. Đối với người dân. 70
KẾT LUẬN 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO 73
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP 74


b). Thủy văn
Do đặc điểm của địa hình, các dòng chảy ở các sông lớn như sông Hồng, sông Thái Bình chảy qua Hải Dương đều theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và thuộc phần hạ lưu nên dòng sông thường rộng và không sâu, tốc độ dòng chảy chậm hơn phía thượng lưu. Chế độ nước của hệ thống sông ngòi ở đây được chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa mưa lũ (tháng 5 - tháng 10), mùa cạn (tháng 11 - tháng 4 năm sau).
2.3. Tài nguyên nước
a). Nguồn nước mặt
Nguồn nước mặt tại Hải Dương rất phong phú, hệ thống sông ngòi khá dày đặc với các sông lớn là sông Hồng, sông Thái Bình, sông Phả Lại, sông Luộc, sông Đuống, sông Kinh Thầy. Ngoài ra, trên lãnh thổ Hải Dương còn có rất nhiều ao hồ được phân bố rộng khắp địa bàn.
Nước mưa: lượng mưa bình quân hàng năm tới 1500 - 1700 mm nhưng phân bố không đều trong năm. Mùa mưa thường gây úng lụt, mùa kho thường thiếu nước cho cây trồng và sinh hoạt và có ảnh hưởng đến hoạt động du lịch.
b). Nguồn nước ngầm
Ngoài nguồn nước mặt dồi dào Hải Dương còn có một trữ lượng nước ngầm khá phong phú. Lượng nước ngầm tại các giếng khoan từ 30 - 50 cm3/ngày đêm. Nguồn nước ngầm Hải Dương nằm chủ yếu trong tầng chứa nước lỗ hổng Plutôxen, hàm lượng Cl > 200 mg/l. Tầng khai thác phổ biến ở độ sâu trung bình 40 - 120m, có thể khai thác phục vụ sinh hoạt. Ngoài ra còn phát hiện một số tầng nước ngầm có độ sâu từ 250 - 350 m, nước có chất lượng tốt và trữ lượng lớn có thể khai thác phục vụ sản xuất và sinh hoạt cho nhân dân.
2.4. Địa chất, thổ nhưỡng, rừng và hệ sinh thái
a). Địa chất, thổ nhưỡng
Đất ở Hải Dương được chia làm 2 vùng rõ rệt: vùng đất đồng bằng chiếm 89% diện tích tự nhiên, chủ yếu là đất phù sa sông Thái Bình, thuận tiện cho việc sản xuất nhiều loại cây trồng cho năng suất cao. Vùng đất đồi núi chiếm 11% diện tích tự nhiên nằm gọn ở phía Đông Bắc thuộc 2 huyện Chí Linh và Kinh Môn, vùng đất này nhìn chung cùng kiệt chất dinh dưỡng, chủ yếu dành cho phát triển cây lấy gỗ, cây ăn quả như vải thiều, dứa, cây công nghiệp như lạc, chè.
b). Rừng và hệ sinh thái
Hệ sinh thái: Trong nhiều năm do phát triển kinh tế chưa theo quy hoạch thống nhất, việc khai phá đất chặt phá rừng bừa bãi ở thượng nguồn đã có tác động xấu đến điều kiện sinh thái của Hải Dương. Ngoài ra việc sử dụng thuốc trừ sâu, phân hóa học trong quá trình canh tác không hợp lý, đồng thời mức độ phát triển công nghiệp và quá trình đô thị hóa tăng nhanh, chất thải ngày một nhiều ảnh hưởng rất lớn đến môi trường, môi sinh.
Nhìn chung hệ sinh thái của tỉnh Hải Dương ngày một bị xâm phạm, tính cân bằng đang bị phá vỡ. Vì vậy, vấn đề trước mắt cần giải quyết đó là: phải có chính sách hữu hiệu bảo vệ và chăm sóc diện tích rừng hiện có và nhanh chóng phủ xanh đất trống, đồi núi trọc còn lại. Thực hiện tốt việc quản lý, bảo vệ môi trường để duy trì và làm giàu nguồn tài nguyên đất.
3. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hải Dương
3.1. Về kinh tế
Trong quá trình cùng cả nước thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Hải Dương đã đào tạo sự chuyển biến tích cực trong toàn bộ nền kinh tế cũng như quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp dịch vụ trong tổng sản phẩm xã hội của tỉnh. Năm 2007 đạt mức: nông nghiệp 14,89%; công nghiệp 59,28%; dịch vụ 25,83% (năm 2006 tỷ trọng các ngành tương ứng là 16,54%; 59,01%; 24,45%). Trên thị trường hàng hóa lưu thông ổn định, mặt hàng đa dạng phong phú đặc biệt nhiều mặt hàng tiêu dùng sản xuất trong nước đã chiếm ưu thế trên thị trường, rất được ưa chuộng đối với khách du lịch. Sức mua xã hội được cải thiện, hàng hóa địa phương sản xuất nhất là hàng nông sản thực phẩm được tiêu thụ tốt hơn. Đặc biệt riêng ngành du lịch trong thời kỳ 2001-2007 đạt mức tăng trưởng bình quân rất cao (35%), và chiếm tỷ trọng 1,75% GDP của tỉnh Hải Dương năm 2007.
Trong năm 2007 giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 3.593 tỷ đồng, tăng 2,2%; giá trị sản xuất thuỷ sản đạt 349 tỷ đồng tăng 14,4%. Giá trị sản xuất ngành trồng trọt tăng 7,4%, ngàng chăn nuôi giảm 8,4%. Như vậy năm 2007 sản xuất nông, lâm, thuỷ sản trên địa bàn tỉnh đạt kết quả tương đối khá. Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh năm 1994) đạt 15.771,8 tỷ đồng, tăng 14,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực nhà nước tăng 0,6% (trung ương tăng 0, 1%, địa phương tăng 1 8,8%); khu vực ngoài nhà nước tăng 24,1% và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 28,3%. Phân theo ngành công nghiệp, công nghiệp khai thác tăng 58,8%; công nghiệp chế biến tăng 19,7%; công nghiệp điện nước giảm 4,3%. Năm 2007, tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ xã hội đạt 6.871,7 tỷ đồng, tăng 20,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, kinh tế tư nhân tăng 32,9%; kinh tế nhà nước tăng 21,2%; kinh tế cá thể tăng 18,4% - Phân theo ngành kinh doanh, thương nghiệp có tỷ trọng lớn nhất (chiếm 85,2%) tăng 19,9%; khách sạn nhà hàng (chiếm 9,2%) tăng 15,6% và dịch vụ-du lịch tăng 43,3% so với cùng kỳ năm trước. Giá trị xuất khẩu 12 tháng đạt 340.200 nghìn USD tăng 51,4% so với cùng kỳ năm trước. Giá trị nhập khẩu trên địa bàn đạt 436.809 ngàn USD, tăng 64,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, nhập khẩu địa phương đạt 29.959 ngàn USD tăng 2,5%; khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 404.554 ngàn USD tăng 72,2%.
Về hoạt động du lịch: Hải Dương là một tỉnh có tiềm năng du lịch. Hải Dương, một miền đất trù phú có phong cảnh thiên nhiên hữu tình, có trên 100 di tích lịch sử, văn hoá tiêu biểu như khu danh thắng Côn Sơn , đền Kiếp Bạc được nhiều người biết đến. Nhiều di tích lịch sử đã được Nhà nước công nhận và xếp hạng.
Hàng năm, nhân dân trong tỉnh và các vùng lân cận nô nức tham gia các lễ hội như hội đền Kiếp Bạc (kéo dài từ 15/8 đến 20/8 âm lịch) , lễ hội Côn Sơn (mở vào ngày 18-23 tháng giêng âm lịch hàng năm). Đặc biệt Hải Dương còn nổi tiếng trong nước lâu nay với các sản phẩm như sứ Hải Dương, bánh đậu xanh . Những sản phẩm này ngoài việc góp phần tăng thêm còn có ý nghĩa giúp duy trì nét văn hoá cổ dân tộc đáng quý . Bên cạnh bánh đậu xanh, ai đến Hải Dương đều không thể bỏ qua món ăn rươi hay bánh gai Ninh Giang. Đây là những món ăn dân dã nhưng bạn khó tìm ở nơi khác có hương vị đặc trưng như ở nơi đây.
3.2. Về xã hội
Theo địa giới hành chính, tỉnh Hải Dương có 11 huyện, 1 thành phố loại II trực thuộc tỉnh với 238 xã, 11 phường, 14 thị trấn. Hiện nay dân số toàn tỉnh là 1683.973 người (đứng thứ 7 cả nước) trong đó số dân nông thông 1.450.138 người (chiếm 86,4%), dân thành thị 233.835 người (chiếm 13,6%). Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 9,79%. Tổng nguồn lao động của tỉnh có 933.784 người, chiếm 53,44% dân số.

JrxTI4O3W5crBOB
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status