Xây dựng chiến lược phát triển tại công ty dệt kim Hà nội - pdf 19

Download miễn phí Chuyên đề Xây dựng chiến lược phát triển tại công ty dệt kim Hà nội



Mục lục
Lời nói đầu
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN
I. Sự cần thiết phải có chiến lược trong doanh nghiệp
1. Nhu cầu phát triển của doanh nghiệp
2. Xuất phát từ môi trường kinh doanh
II. Bản chất của chiến lược trong doanh nghiệp
1. Nguồn gốc của chiến lược và chiến lược phát triển
2. Khái niệm chiến lược phát triển
3. Đặc trưng của chiến lược phát triển
III. Các cấp chiến lược trong doanh nghiệp
1. Chiến lược cấp doanh nghiệp
2. Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh
3. Chiến lược cấp đơn vị chức năng
IV. Phân tích các yếu tổ ảnh hưởng đến xây dựng chiến lược phát triển
1. Môi trường kinh doanh vĩ mô
2. Môi trường kinh doanh ngành
3. Các yếu tố nội bộ doanh nghiệp
V. Quá trình xây dựng chiến lược phát triển trong DN
1. Quá trình xây dựng chiến lược phát triển trong DN
2. Đặc điểm của ngành dệt may Việt nam ảnh hưởng đến quá trình xây dựng chiến lược phát triển trong DN
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY DỆT KIM HÀ NỘI
I. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty DKHN
1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty dệt kim Hà nội
2. Sản phẩm kinh doanh
3. Thị trường tiêu thụ của công ty dệt kim Hà nội
4. Khách hàng của công ty dệt kim Hà nội
5. Cơ cấu tổ chức và quản lý
6. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh
II. Sự cần thiết cần có chiến lược phát triển của công ty dệt kim Hà nội
1. Xuất phát từ môi trường kinh doanh
2. Phân tích danh mục sản phẩm thị trường
CHƯƠNG III. CHIẾN LƯỢC ĐA DẠNG HOÁ CỦA CÔNG TY DỆT KIM HÀ NỘI 2005 - 2010
I. Căn cứ xây dựng chiến lược đa dạng hoá
1. Kết quả phân tích và dự báo môi trường vĩ mô
2. Kết quả phân tích và dự báo về ngành dệt may
3. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty DKHN
II. Lựa chọn chiến lược đa dạng hoá theo thị trường
1. Lý do lựa chọn chiến lược đa dạng hoá theo thị trường
2.Các thị trường được lựa chọn của chiến lược phát triển
III. Nội dung của chiến lược đa dạng hoá theo thị trường 2005 – 2010
1. Các định hướng và giải pháp chung của chiến lược đa dạng hoá
2. Các giải pháp cụ thể của chiến lược đa dạng hoá
2.1 Kế hoạch hoá chiến lược thành các kế hoạch hai giai đoạn
2.2 Xây dựng các dự án mở rộng sản xuất và đầu tư thiết bị
2.3 Lập kế hoạch huy động vốn tài chính và vốn thiết bị
2.4 Chính sách nguồn nhân lực
Kết luận
 
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

riển khai:
Bước lặp:
Sơ đồ 3: Quá trình xây dựng chiến lược công ty
1. Xác định các hoạt động kinh doanh chiến lược của chiến lược doanh nghiệp hiện tại.
Nhận dạng và phân loại các phối thức thị trường hiện tại
Xác định các đơn vị kinh doanh chiến lược
Nhóm các đơn vị kinh doanh vào các lĩnh vực kinh doanh và phát triển các đơn vị kinh doanh có khả năng thành lĩnh vực kinh doanh.
2. Mô tả chiến lược doanh nghiệp hiện tại và dự báo sự phát triển phù hợp với những đánh giá ở bước 1
Những quyết định sơ bộ về mặt phương pháp luận
Mô tả thế mạnh cạnh tranh và sức thu hút thị trường đối với các hoạt động kinh doanh chiến lược của chiến lược doanh nghiệp hiện tại
Dự báo những thay đổi về tình hình cạnh tranh và sức thu hút thị trường đối với các hoạt động kinh doanh chiến lược hiện tại
3. Đánh giá chiến lược hiện tại, xây dựng và đánh giá các lựa chọn chiến lược
Đánh giá chiến lược hiện tại dựa trên những dự báo về những phát triển của môi trường bên ngoài.
Xây dựng các lựa chọn chiến lược
Đánh giá các lựa chọn chiến lược đồng thời xác định cơ bản chiến lược doanh nghiệp
4. Thiết lập chiến lược doanh nghiệp và xây dựng biện pháp triển khai chiến lược
Thiết lập cơ bản chiến lược doanh nghiệp
Xây dựng các biện pháp triển khai
Nguồn: GS – TS RedolfGrumig, Richard Kuhn; Phạm Ngọc Thuý, TS Lê Thành Long, TS Vũ Văn Huy dịch; Hoạch định chiến lược theo quá trình; Nxb Khoa học – kỹ thuật; 2002
Hoạt động kinh doanh chiến lược của doanh nghiệp là tất cả những hoạt động được kinh doanh mang lại tiềm năng và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Chúng bao gồm đơn vị kinh doanh chiến lược và lĩnh vực kinh doanh chiến lược. Đơn vị kinh doanh chiến lược là các hoạt động có sự phụ thuộc và được phối hợp chặt chẽ với các hoạt động kinh doanh khác của doanh nghiệp. Lĩnh vực kinh doanh chiến lược là những hoạt động có thị trường, nguồn lực tương đối độc lập.
Các đơn vị kinh doanh chiến lược và lĩnh vực kinh doanh chiến lược đều được xem xét phân tích theo xu hướng phát triển của hoạt động kinh doanh và xu phướng phát triển thị trường lẫn môi trường bên ngoài.
Trên cơ sở phân tích các chiến lược doanh nghiệp hiện tại kết hợp với phân tích môi trường kinh doanh, các lựa chọn chiến lược sẽ được hình thành để rồi doanh nghiệp sẽ chọn ra một chiến lược thích hợp nhất cho sự phát triển của mình trong tương lai.
2. Đặc điểm của ngành dệt may Việt nam ảnh hưởng đến quá trình xây dựng chiến lược phát triển trong doanh nghiệp
Ngành dệt may Việt nam là ngành phân tán không có sự tập trung độc quyền của bất cứ doanh nghiệp nào. Các doanh nghiệp trong ngành cạnh tranh tương đối bình đẳng để xác định thị trường riêng cho mình. Do vậy, các doanh nghiệp cần nắm bắt rõ khi xây dựng chiến lược phát triển tổng thể để có thể đưa ra các quyết định chiến lược thích hợp.
Xét về quy mô vốn và lao động, Ngành dệt may sử dụng nhiều lao động để tạo ra một đơn vị sản phẩm, vốn sử dụng để đầu tư máy móc, thiết bị và các công cụ khác là lớn và thời gian thu hồi vốn lại chậm. Những yếu tố đó chính là khó khăn cho bất cứ doanh nghiệp nào muốn mở rộng quy mô sản xuất, phát triển sản phẩm mới hay muốn gia nhập vào ngành. Khi xây dựng chiến lược, các doanh nghiệp cần chú trọng tới vốn và lao động để tránh khỏi những vướng mắc phát sinh.
Hơn nữa, công nghệ để sản xuất ra sản phẩm khá hiện đại và xu hướng phát triển là sẽ sử dụng công nghệ hiện đại để tăng chất lượng sản phẩm, tăng sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao.
Thị trường tiêu thụ sản phẩm cho ngành dệt may trong nước là rất lớn cả thị trường nội địa và thị trường quốc tế. Thị trường nội địa có dân số đông nên nhu cầu sử dụng lớn. Tuy nhiên, thị trường quốc tế mới là thị trường tiêu thụ chính cho các sản phẩm dệt may trong nước. Doanh nghiệp nào có chiến lược phát triển hướng sản phẩm ra thị trường nước ngoài, doanh nghiệp đó sẽ có nhiều cơ hội trụ vững và sẽ gặt hái được thành công.
Dệt may cũng là ngành mang tính thời vụ và thời trang, nhu cầu tiêu dùng thay đổi qua các mùa trong năm và qua từng năm một. Đây là một đặc điểm khá riêng của Ngành nên các doanh nghiệp cần chú ý để có chiến lược sản xuất, tích trữ sản phẩm và sản xuất ra những sản phẩm bắt kịp xu hướng thời trang và đúng thời vụ.
Tóm lại, Doanh nghiệp trong quá trình xây dựng chiến lược phát triển, ngoài việc thực hiện đúng các yêu cầu chung về quy trình xây dựng chiến lược phát triển trong doanh nghiệp, cũng cần chú ý, quan tâm tới những đặc điểm riêng của ngành mình để có thể xây dựng được một chiến lược khả thi nhất.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ CHIẾN LƯỢC HIỆN TẠI CỦA CÔNG TY DỆT KIM HÀ NỘI
I. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Dệt kim Hà nội
1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Dệt kim Hà nội
1.1 Quá trình hình thành
Công ty Dệt kim Hà nội, tiền thân là Xí nghiệp Dệt kim Hà nội, là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Sở công nghiệp thành phố Hà nội, được thành lập ngày 28-10-1966 từ ba phân xưởng của các nhà máy trên địa bàn thành phố:
Phân xưởng Dệt bít tất của nhà máy Dệt kim Đông xuân thuộc Bộ công nghiệp nhẹ.
Phân xưởng Dệt kim bàn của xí nghiệp Dệt 19-5 thuộc Sở công nghiệp Hà nội.
Phân xưởng Dệt bít tất của xí nghiệp Dệt Cự doanh thuộc Bộ công nghiệp.
Với tổng số cán bộ công nhân viên trên 500 người, sản xuất trên 1 triệu đội tất/năm phục vụ quân đội và tiêu dùng trong nước theo kế hoạch được giao của Nhà nước.
Ngày 13-9-1994 theo quyết định số 03 của UBND thành phố Hà Nội, Xí nghiệp được điều chỉnh nhiệm vụ và đổi tên thành Công ty Dệt Kim Hà Nội ngày nay. Trụ sở chính của công ty đặt tại Xuân đỉnh, Từ liêm, Hà nội.
Ngày 22-6-1997, Công ty sát nhập với Xí nghiệp mũ Đội cấn (nay là cửa hàng giới thiệu sản phẩm của công ty) theo quyết định số 2263- QĐ của UBND thành phố Hà nội.
Công ty chuyên sản xuất các loại bít tất tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Sản phẩm được sản xuất trên dây truyền máy móc thiết bị của Nhật bản, Hàn quốc, Italy.
Nguyên liệu để sản xuất là sợi Cotton, Spandex, Acylic/cotton...và phần lớn những nguyên liệu chất lượng cao được nhập từ Nhật bản, Hàn quốc, Trung quốc, Thái Lan.
Sản lượng công nghiệp của công ty trong nhiều năm gần đây đạt trung bình là 7 triệu đôi/năm, góp phần vào việc cung ứng hàng hoá ra thị trường phục vụ khách hàng trong nước và khách hàng quốc. Trong nhiều năm liền (1997 – 2001), bít tất của công ty Dệt kim Hà nội được người tiêu dùng bình chọn là hàng Việt nam chất lượng cao và đã giành được ba huy chương bạc về giải thưởng chất lượng Việt nam.
Hiện nay, nhằm không ngừng nâng cao chất lượng, hạ giá thành, tăng khả năng cạnh tranh và mở rộng thị trường để phục vụ cho mọi khách hàng ngày một tốt hơn. Công ty đã đưa vào áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9002 và TQM.
1.2 Chức năng nhiệm v...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status