Những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ mô hình kinh tế thị trường XHCN ở Trung quốc - pdf 19

Download miễn phí Đề tài Những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ mô hình kinh tế thị trường XHCN ở Trung quốc


Những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ mô hình kinh tế thị trường XHCN ở Trung quốc
MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
LỜI NÓI ĐẦU 3
I. Lí LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 5
1. Khái niệm kinh tế thị trường 5
2. Những điều kiện hỡnh thành kinh tế thị trường 5
3. Đặc trưng của kinh tế thị trường 6
II. Mễ HèNH KINH TẾ THỊ TRƯỜNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở TRUNG QUỐC 8
1. Quỏ trỡnh hỡnh thành và xõy dựng thể chế kinh tế thị trường xó hội chủ nghĩa ở Trung Quốc 8
1.1. Quá trình hình thành mục tiêu xây dựng thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa ở Trung Quốc (giai đoạn 1978-1992) 8
1.2. Quá trình xây dựng thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa ở Trung Quốc (giai đoạn 1992-2003) 12
2. Hàm nghĩa và đặc trưng của kinh tế thị trường xó hội chủ nghĩa ở Trung Quốc 13
3. Thành tựu và những vấn đề cũn tồn tại của mụ hỡnh kinh tế thị trường xó hội chủ nghĩa ở Trung Quốc 15
3.1. Thành tựu của mụ hỡnh kinh tế thị trường xó hội chủ nghĩa ở Trung Quốc 15
3.2. Những trở ngại chính trong việc đi sâu hơn nữa cải cách theo hướng thị trường hoá của thể chế kinh tế thị trường xó hội chủ nghĩa ở Trung Quốc 21
III. NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM TỪ Mễ HèNH KINH TẾ THỊ TRƯỜNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở TRUNG QUỐC 24
1. Bài học về sự kiờn trỡ kết hợp những nguyờn lý cơ bản của chủ nghĩa Mác với thực tiễn cụ thể của đất nước, kiên trỡ sự chỉ đạo của lý luận khoa học, kiờn trỡ đi theo con đường của mỡnh. 24
2. Bài học về sự kết hợp cơ chế kinh tế thị trường với chế độ xó hội chủ nghĩa 25
3. Bài học về việc kiờn trỡ sỏch lược cải cách kiểu tiến dần từng bước 27
4. Bài học về chế độ sở hữu trong nền kinh tế thị trường xó hội chủ nghĩa 28
5. Bài học về phõn phối thu nhập trong nền kinh tế thị trường xó hội chủ nghĩa 30
6. Bài học về sự kết hợp chặt chẽ giữa cải cách trong nước với mở cửa ra thế giới 31
7. Bài học về sự lónh đạo của Đảng trong nền kinh tế thị trường xó hội chủ nghĩa 31
8. Bài học về vai trũ quản lý của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường xó hội chủ nghĩa 32
KẾT LUẬN 34

LỜI NÓI ĐẦU

Quá trình xây dựng mô hình kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa của Trung Quốc đã trải qua một phần tư thế kỷ. Trên con đường ấy, Trung Quốc đã phải “dò đá qua sông”, vừa cải cách, vừa tìm tòi các biện pháp thích hợp, vừa không ngừng rút kinh nghiệm. Thành công bước đầu của mô hình kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa của Trung Quốc là biểu trưng cho thành công của những khối óc đột phá về lý luận và quả cảm trong thực tiễn. Đặng Tiểu Bình đã từng nói: “Bản chất của chủ nghĩa xã hội là giải phóng sức sản xuất, phát triển sức sản xuất, xoá bỏ bóc lột, xoá bỏ phân hoá hai cực, cuối cùng đạt tới cùng giàu có”. Mô hình kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa của Trung Quốc chính là một nỗ lực nhằm đưa xã hội Trung Quốc phát triển theo con đường chủ nghĩa xã hội “mang đặc sắc Trung Quốc”, thể hiện rõ nhất tinh thần của câu nói mà Đặng Tiểu Bình đã nêu ra.
Việt Nam là nước láng giềng, có nhiều điểm tương đồng về văn hoá, lịch sử với Trung Quốc. Đặc biệt, trong thời hiện đại, Việt Nam cũng đã đi con đường phát triển kinh tế – xã hội mà cả “người anh cả” Liên Xô (cũ) và Trung Quốc đã đi qua. Vì thế, có thể nhận thấy mô thức đi lên của Việt Nam, những “vấp váp” của Việt Nam đều ít nhiều mang dáng dấp những gì mà cả Liên Xô (cũ) và Trung Quốc đã trải qua. Đó là cung cách quản lý kế hoạch tập trung cao độ, đó là phong trào xây dựng hợp tác xã tràn lan (ở Trung Quốc là xây dựng công xã nhân dân), đó là phong trào lập các xí nghiệp quốc doanh…, tất cả đều là sản phẩm của tính chủ quan duy ý chí. Tuy nhiên, đứng trước “một cuộc khủng hoảng thực sự của chủ nghĩa xã hội”, Trung Quốc và Việt Nam – dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản ở từng nước – đều đã kịp thời và mạnh dạn tiến hành một cuộc cải cách toàn diện về kinh tế – xã hội, để cùng tiến bước trên con đường xây dựng nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa. Trên bước đường cải cách nói chung và cải cách kinh tế nói riêng, Việt Nam có thể đúc kết và tiếp thu những kinh nghiệm quý báu từ mô hình kinh tế của Trung Quốc, rút ngắn thời gian chúng ta phải mày mò bước đi. Vẫn biết mỗi nước có đặc điểm tự nhiên, xã hội khác nhau, xuất phát điểm kinh tế cũng không giống nhau, nên mô hình kinh tế cũng không thể dập khuôn, máy móc. Nhưng dù sao, thực tiễn mô hình kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa của Trung Quốc vẫn là một điểm nhìn tham chiếu bổ ích cho Việt Nam, vẫn để lại cho chúng ta nhiều bài học kinh nghiệm thiết thực, có giá trị.

I. Lí LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
1. Khái niệm kinh tế thị trường
Kinh tế hàng hoá là một hình thái tổ chức kinh tế mà ở đó, các sản phẩm được sản xuất ra nhằm mục đích để trao đổi hay để bán. Kinh tế thị trường là trình độ phát triển cao của kinh tế hàng hoá, trong đó toàn bộ các yếu tố đầu vào và đầu ra của sản xuất đều được mua bán thông qua thị trường.
Trong nền kinh tế thị trường, các quan hệ kinh tế của các cá nhân, các doanh nghiệp đều biểu hiện thông qua quan hệ mua bán hàng hoá và dịch vụ trên thị trường. Mục đích của các thành viên khi tham gia vào thị trường là tìm kiếm lợi ích cho mình theo sự điều tiết của giá cả trên thị trường.
Xét về mặt lịch sử, kinh tế hàng hoá có trước kinh tế thị trường. Chỉ khi nào kinh tế hàng hoá tăng trưởng nhanh, thị trường được mở rộng, phong phú, đồng bộ, các quan hệ thị trường tương đối hoàn thiện mới có kinh tế thị trường. Như vậy, kinh tế thị trường không phải là một giai đoạn khác biệt, độc lập, đứng ngoài kinh tế hàng hoá mà là giai đoạn phát triển cao của kinh tế hàng hoá.
2. Những điều kiện hỡnh thành kinh tế thị trường
- Sự xuất hiện của thị trường sức lao động:
Đây là điều kiện đầu tiên quyết định sự hình thành của kinh tế thị trường, bởi vì nó là công cụ để thoả mãn nhu cầu về lợi nhuận cho các nhà kinh doanh, nhờ giá trị sử dụng đặc biệt của nó. Bên cạnh đó, sự xuất hiện của hàng hoá sức lao động đã làm cho đồng tiền không chỉ đơn thuần là phương tiện mua bán thông thường mà còn là vốn, là tư bản, là điều kiện đầu tiên để giúp cho các nhà kinh doanh đạt được mục đích là lợi nhuận. Từ đó dẫn tới sự ra đời các thị trường như thị trường vốn, thị trường tiền tệ…
- Phải tích luỹ được một số tiền nhất định
Thực ra cho đến nay, mọi người đều thừa nhận kinh tế thị trường là thành tựu chung của nhân loại và nó được sử dụng như một công cụ để thúc


Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, , đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status