Vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ở Việt Nam - pdf 19

Download miễn phí Đề tài Vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ở Việt Nam



Bản thân các hình thái tổ chức sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước chưa chứng tỏ được bản chất xã hội chủ nghĩa của nó, mà bản chất đó chỉ được khẳng định bằng chính bản chất xã hội chủ nghĩa của nhà nước. Như nguyên tổng bí thư Đỗ Mười đã nói trong hội nghị trung ương 4 (khoá VIII): “chúng ta không để cho quan hệ sản xuất tự phát triển, nếu để tự phát thì nền sản xuất của chúng ta hàng ngày hàng giờ sẽ đi vào chủ nghĩa tư bản”.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

thể hình thành các luồng tài chính khác nhau như đầu tư vào các doanh nghiệp không phải nhà nước để sinh lãi, trợ cấp cho các đối tượng chính sách xã hội hay cho vay tín dụng....
Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường hiện nay, khi vốn trở thành một trong những nguồn lực sản xuất chủ yếu thì một phần tài chính nhà nước, kể cả chi tiêu ngân sách thường xuyên sẽ trở thành lực lượng kinh tế lớn.
Yếu tố thứ ba: là tất cả hệ thống dự trữ, tài nguyên, đất đai, vùng biển, vùng trời thuộc sở hữu nhà nước.
Do đặc thù xã hội chủ nghĩa nên ở nước ta toàn bộ đất đai, mặt biển, không phận đều thuộc sở hữu nhà nước. Có những bộ phận đất đai nhà nước giao cho nhân dân sử dụng lâu dài, cũng có bộ phận đất đai, mặt biển, tài nguyên, không phận... nhà nước cho thuê và có thu nhập theo định kỳ. Thu nhập đó có thể đem tái đầu tư, cũng có thể cho vay hay chuyển giao cho công dân dưới hình thức nào đó. Dù mục đích sử dụng khác nhau, song không thể phủ nhận rằng sở hữu đất đai, mặt biển, bầu trời... cùng với dự trữ quốc gia đã làm cho nhà nước thực sự trở thành chủ thể kinh tế mạnh, không những có khả năng tham gia vào các quá trình kinh tế mà có thể đóng vai trò điều tiết, định hướng và kiểm soát các quá trình kinh tế đó.
Yếu tố thứ tư: là hệ thống dịch vụ nhà nước kể cả dịch vụ thu phí và dịch vụ không thu phí.
Khác với quan niệm sai lầm trước kia cho rằng của cải chỉ đơn thuần tồn tại dưới dạng vật chất hàng hoá hữu hình, ngày nay kinh tế học hiện đại khẳng định thêm rằng của cải còn là những dịch vụ với tư cách hàng hoá vô hình nhưng có vai trò làm thoả mãn nhu cầu nào đó của con người và làm tăng chất lượng của cuộc sống cũng được tính vào GDP. Một số dịch vụ nhà nước có thể kể ra như sau: dịch vụ ngân hàng nhà nước, dịch vụ hải quan, dịch vụ thủ tục hành chính cho hoạt động kinh tế như kiểm soát thị trường tiền, thị trường chứng khoán, thị trường vốn... Với việc cung cấp các dịch vụ này nhà nước có thể tác động vào thị trường đồng thời qua thị trường tác động tới nền kinh tế. Có thể thấy rằng yếu tố này đã góp phần làm cho tiềm lực kinh tế của nhà nước tăng lên gấp bội.
Như vậy, thành phần kinh tế nhà nước được hiểu theo nghĩa rộng rãi hơn nhiều so với quan điểm cho rằng chỉ nên giới hạn thành phần kinh tế ở hệ thống các doanh nghiệp nhà nước. Cách hiểu cũ vô hình chung đã làm thu hẹp thành phần kinh tế nhà nước từ đó có thể dẫn đến những quyết định thiếu hợp lý, có thể làm ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế. Chỉ có cách hiểu đầy đủ như vậy chúng ta mới có cơ sở để tìm tòi các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh hợp lý để một mặt tái sản xuất được quan hệ sở hữu nhà nước trong quá trình tái sản xuất xã hội. Mặt khác, thông qua sự lớn mạnh của nó mà giữ vững định hướng xã hội chư nghĩa đồng thời cải tổ nền kinh tế trên cơ sở tiềm lực kinh tế nhà nước vững chắc.
Bên cạnh đó, thành phần kinh tế nhà nước còn thể hiện rõ bản chất chủ nghĩa xã hội của nó: Nếu như các cách sản xuất khác thực hiện sự áp bức, bóc lột đối với quảng đại quần chúng nhân dân lao động thì cách sản xuất xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang hướng tới lại giải phóng quảng đại quần chúng nhân dân lao động thoát khỏi ách áp bức, bóc lột. Do đó nhà nước và thành phần kinh tế nhà nước phải là lực lượng thay mặt cho lợi ích của nhân dân lao động đồng thời phải bảo vệ được quyền lợi cho họ. Cũng chính từ bản chất vì số đông, vì quảng đại nhân dân lao động nên thành phần kinh tế nhà nước buộc phải lựa chọn và tìm tòi bước đi để trở thành nền tảng của chế độ mới ngoài ra còn phải thể hiện được sự khác biệt với việc bành trướng đi đến sự thống trị như kinh tế tư bản chủ nghĩa hay kinh tế phong kiến trước kia..
Nếu như sự thống trị của các thành phần kinh tế đó chủ yếu dựa trên sự chuyển giao quyền chiếm hữu do đó mà có quyền kiểm soát kinh tế từ giai cấp này sang giai cấp khác thì thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa chỉ có thể xuất hiện khi đại đa số nhân dân lao động giành được quyền chiếm hữu dưới hình thái nhà nước hay sở hữu toàn dân, chứ không phải dưới hình thái một giai cấp. Và từ sự chiếm hữu dưới hình thái nhà nước đó thông qua nhà nước xã hội chủ nghĩa do dân và vì dân mà nhân dân lao động có thể tiến hành kiểm soát các quá trình tổ chức quản lý và phân phối của nền kinh tế. Có nghĩa là ẩn giấu đằng sau hình thái sở hữu nhà nước, thành phần kinh tế nhà nước ở nước ta vẫn là chế độ sở hữu toàn dân, chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa. Đây là đặc trưng cần được nhận thức rõ và quán triệt đầy đủ trong cán bộ quản lý và nhân dân lao động, nhất là người lao động trong các doanh nghiệp nhà nước để mỗi người đều có thể nhận thức được quyền lợi và nghĩa vụ của bản thân trong sự nghiệp xây dựng và phát triển vững mạnh thành phần kinh tế nhà nước.
Mặt khác, cũng cần lưu ý hai điểm sau đây:
Thứ nhất, thành phần kinh tế nhà nước được hiểu theo nội dung trên là giai đoạn thấy, giai đoạn khởi đầu của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa. Trước kia chúng ta đã thất bại khi đẩy quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa đi quá xa, ngay lập tức thiết lập sở hữu toàn dân trực tiếp với quan hệ bao cấp và trao đổi bằng hiện vật. Trong mô hình cũ, chúng ta đã thiết lập nhà nước như một tổ chức tự quản với giả định rằng người lao động có đủ khả năng để kiểm tra, giám sát mọi hoạt động của bộ máy nhà nước thông qua chế độ bầu cử, bãi miễn trực tiếp. Ngày nay, với việc thừa nhận cơ chế thị trường, thừa nhận sự trao đổi sản phẩm thông qua giá trị như là hành vi phổ biến thì thiết chế nhà nước cũng trở nên xa cách với người dân hơn, có tính độc lập tương đối hơn và người dân không thể “tự quản nhà nước” mà chỉ có thể tiến hành kiểm tra giám sát theo luật, theo hình thức chính trị của nhà nước (bầu cử) hay cũng có thể đóng góp ý kiến để những người thay mặt làm tốt hơn công việc của mình. Chính vì thế, tính sở hữu toàn dân thể hiện rõ ở sở hữu nhà nước và được thể hiện một cách gián tiếp hơn qua một số khâu trung gian mang tính chính trị trực tiếp nhiều hơn tính kinh tế trực tiếp. Tính gián tiếp của sở hữu toàn dân đó được thể hiện rõ ở giai đoạn thấp của quan hệ sản xuất XHCN.
Thứ hai, do trong nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, nhà nước không chỉ thay mặt cho lợi ích của nhân dân lao động mà còn thay mặt cho lợi ích của quốc gia. Về mặt kinh tế, lợi ích của một quốc gia trước hết được biểu hiện ở khả năng giải phóng sức sản xuất hiện có, ở việc sử dụng tốt nhất các nguồn lực phục vụ cho nhân dân của đất nước mình. Do lực lượng sản xuất của nước ta hiện nay đòi hỏi phải phát triển đa dạng các hình thức tổ chức sản xuất_kinh doanh phù hợp với trình độ phát triển khác nhau của lực lượng sản xuất. ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status