Một số vấn đề nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam - pdf 19

Download miễn phí Tiểu luận Một số vấn đề nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam



MỤC LỤC
Tiêu đề trang
A. Phần mở đầu
B. Phần nội dung
I. Sự cần thiết khách quan phát triển KTTT định hướng XHCN
1. Quan niệm về KTTT
2. Sự cần thiết khách quan phát triển KTTT định hướng XHCN
II. Những đặc điểm cơ bản của KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam
1. mục tiêu phát triển KTTT
2. Nền KTTT gồm nhiều thành phần .
3. Trong nền KTTT định hướng XHCN, thực hiện nhiều hình thức .
4. Cơ chế vận hành nền KTTT có sự quản lý cua nhà nước
5. Về mối quan hệ giữa tăng trưởng, phát triển kinh tế với công bằng xã hội
6. Sự tăng trưởng kinh tế găn liền với văn hoá và gioá dục
7. KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam là một nền KTTT theo hướng mở
III. Thực trạng, mục tiêu và giải pháp.
1. Thực trạng
2. Mục tiêu
3. Giải pháp
C. Kết luận
IV. Tài liệu tham khảo 1
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

tập trung quan liêu bao cấp. Đặc trưng của cơ chế này là: Nhà nước giao kế hoạch cho các đơn vị kinh tế, các doanh nghiệp với một hệ thống chỉ tiêu mang tính pháp lệnh. Nhà nước giao vật tư, tiền vốn, kỹ thuật và bố trí cán bộ cho các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp của Nhà nước cứ việc sản xuất theo kế hoạch, laĩ nhà nước thu, lỗ nhà nước chịu . Điều đó có nghĩa là đã triệt tiêu mất động lực kinh tế là lợi nhuận. Còn về tiền lương giá cả đều mang tính bao cấp và bình quân. Nhà nước định ra giá cả một cách cứng nhắc và độc quyền, nền kinh tế đã bị hiện vật hoá. Trước đây, mô hình kinh tế hiện vật này được coi là lý tưởng, thì nay bộc lộ những hạn chế và kết quả là vô tình nó đã phủ định những mục tiêu ban đầu của CNXH. Trên thực tế, yếu tố kế hoạch tập trung đã loại bỏ yếu tố thị trường, quan hệ hàng hoá - tiền tệ chỉ còn là hình thức. Sự điều tiết theo chiều dọc đã lấn át các quan hệ kinh tế theo chiều ngang. Vai trò người tiêu dùng bị hạ thấp. Hệ thống quản lý quan liêu tỏ ra không có khả năng gắn sản xuất với nhu cầu.
Kinh tế hiện vật gắn liền với quan niệm truyền thống về kinh tế XHCN tuy đã có tác dụng trong điều kiện chiến tranh , góp phần mang lại thắng lợi vẻ vang của dân tộc ta, song khi chuyển sang xây dựng và phát triển kinh tế thì chính mô hình đó đã tạo ra nhiều khuyết tật: Nền kinh tế không có động lực, không có sức đua tranh, không phát huy được tính chủ động sáng tạo của người lao động, của các chủ thể sản xuất – kinh doanh, sản xuất không gắn với nhu cầu, ý trí chủ quan đã lấn át ý trí khách quan và triệt tiêu mọi động lực và sức mạnh nội sinh của nền kinh tế, đã làm cho nền kinh tế suy thoái (thiếu hụt, hiệu quả thấp, nhiều mục tiêu của CNXH không được thực hiện). Do đó xoá bỏ cơ chế này để chuyển sang cơ chế thị trường là một sự lựa chọn đúng đắn.
Tính tất yếu khách quan tồn tại KTTT.
KTTT không phải là sản phẩm riêng có của CNTB mà nó chỉ phát triển cao dưới CNTB và nó vẫn tồn tại sau CNTB mà cơ sở của nó là :
Phân công lao động xã hội với tính cách là cơ sở chung của sản xuất hàng hoá chẳng những không mất đi, mà trái lại còn được phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu. Phân công lao động trong từng khu vực, từng địa phương cũng càng ngày phát triển. Sự phát triển của phân công lao động được thể hiện ở tính phong phú, đa dạng và chất lượng ngày càng cao của sản phẩm đưa ra trao đổi trên thị trường .
Do sự tách biệt nhất định về kinh tế giữa các chủ thể kinh tế mà biểu hiện là còn nhiều quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất. Đó là sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, sở hữu hỗn hợp. Do đó các chủ thể kinh tế độc lập, lợi ích riêng, nên quan hệ kinh tế giữa họ chỉ có thể thực hiện bằng quan hệ hàng hoá - tiền tệ.
Thành phần kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể, tuy cùng dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất , nhưng các đơn vị kinh tế vẫn có sự khác biệt nhất định, có quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh, có lợi ích riêng. Mặt khác, các đơn vị kinh tế còn có sự khác nhau về trình độ kỹ thuật – công nghệ, về trình độ tổ chức quản lý, nên chi phí và hiệu quả sản xuất cũng khác nhau.
Quan hệ hàng hoá - tiền tệ còn cần thiết trong quan hệ kinh tế đối ngoại, đặc biệt trong điều kiện phân công lao động quốc tế đang phát triển ngày càng sâu sắc, vì mỗi nước là một quốc gia riêng biệt, là người chủ sở hữu đối với các hàng hoá đưa ra trao đổi trên thị trường thế giới. Sự trao đổi ở đây phải theo nguyên tắc ngang giá.
Như vậy, phát triển KTTT ở nước ta là một tồn tại tất yếu, khách quan, thì không thể lấy ý chí chủ quan mà xoá bỏ được.
2.3. KTTT không những tồn tại một cách khách quan mà còn cần thiết cho công cuộc xây dựng CNXH.
Đối với nước ta muốn chuyển từ nền kinh tế còn kém phát triển lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa thì không còn con đường nào khác là phải phát triển KTHH. KTHH khắc phục được kinh tế tự nhiên tự cấp tự túc, đẩy mạnh phân công lao động xã hội, phát triển ngành nghề, tạo việc làm cho người lao động , khuyến khích ứng dụng công nghệ – kỹ thuật mới nhằm tăng năng suất lao động, tăng số lượng, chủng loại, chất lượng, mở rộng giao lưu kinh tế giữa các địa phương, các vùng lãnh thổ, thúc đẩy việc phát huy chức năng động đồng thời tạo ra cơ chế phân bổ và sử dụng các nguồn lực của xã hội một cách hợp lý, tiết kiệm… Vì vậy, phát triển KTHH được coi là chiếc đòn xeo để xây dựng CNXH, là phương tiện khách quan để xã hội hoá XHCN nền sản xuất.
II. Những đặc điểm cơ bản của KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam.
Nói đến KTTT định hướng XHCN có nghĩa là nền kinh tế của chúng ta không phải là kinh tế bao cấp, quản lý theo kiểu tập trung quan liêu bao cấp như trước đây nhưng nó cũng không phải là nền KTTT tự do theo cách của các nước tư bản, tức là không phải KTTT TBCN, và cũng chưa hoàn toàn là kinh tế thị trường XHCN. Mà KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam là một mô hình tổng quát của thờ kỳ quá độ. Xét về thực chất vẫn là một nền KTHH nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước và phát triển theo định hướng XHCN . Mô hình này là một sự kết hợp giữa cái chung và cái đặc thù . Cái chung ở đây là những quy luật kinh tế vốn có của KTTT như quy luật giá trị, quy luật cung – cầu , quy luật lưu thông tiền tệ, quy luật cạnh tranh,… và các phạm trù vốn có của KTTT như : hàng hoá, tiền tệ, giá cả, cạnh tranh, cung – cầu,…Còn cái đặc thù chính là “ Tính định hướng XHCN” . Đây là nguyên tắc hết sức cơ bản , để đảm bảo cho nó là vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế Nhà nước và sự quản lý vĩ mô của nhà nước ta. Do đó KTTT định hướng XHCN ở nước ta có những đặc trưng bản chất sau:
1. Về mục tiêu phát triển KTTT :
Mục tiêu hàng đầu của phát triển KTTT ở nước ta là giải phóng sức sản xuất, động viên mọi nguồn lực trong nước và ngoài nước để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng cơ sở vật chất của CNXH , nâng cao hiệu quả kinh tế – xã hội, cải thiện từng bước đời sống nhân dân, tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, khuyến khích làm giầu hợp pháp, gắn liền với xoá đói giảm nghèo. Hay nói cách khác, mục đích của phát triển KTTT là làm cho dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh.
2. Nền KTTT gồm nhiều thành phần, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
KTTT TBCN luôn hoạt động trên nền tảng của chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, trong đó các công ty tư bản độc quyền giữ vai trò chi phối sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế. KTTT theo định hướng XHCN lại hoạt động trong môi trường của sự đa dạng các quan hệ sở hữu, trong đó chế độ công hữu giữ vai trò là nền tảng của nền kinh tế quốc dân, với vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước.
Trong nền kinh tế nước ta tồn tại ba loại hình sở hữu cơ bản là sở hữu toàn dân, sở ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status