Chính sách thuế xuất nhập khẩu của Việt Nam trong điều kiện hội nhập với khu vực và thế giới - pdf 19

Download miễn phí Đề tài Chính sách thuế xuất nhập khẩu của Việt Nam trong điều kiện hội nhập với khu vực và thế giới



MỤC LỤC
Lời mở đầu. 1
I.Thương mại quốc tế trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hoá: 3
1. Sự hình thành các khu vực mậu dịch tự do và các tổ chức thương mại quốc tế : 3
2. Thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập: 5
2.1. Mục tiêu của Việt Nam trong tiến trình hội nhập thương mại khu vực và quốc tế: 5
2.2. Hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, thời cơ và thách thức: 5
2.3. Tiến trình hội nhập kinh tế của Việt Nam với khu vực và thế giới: 6
II.Chính sách thuế xuất nhập khẩu ở Việt Nam : 7
1.Thuế xuất nhập khẩu và quá trình hình thành và phát triển của thuế xuất nhập khẩu ở Việt Nam : 7
2.Tác dụng của thuế xuất nhập khẩu: 8
3. Chính sách thuế xuất nhập khẩu ở Việt Nam : 8
III. Những ưu điểm, những hạn chế và các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách thuế xuất nhập khẩu của Việt Nam trong điều kiện hội nhập với khu vực và thế giới hiện nay: 11
1. Những ưu điểm của thuế xuất nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay: 12
2. Hạn chế: 13
2.1.Biểu thuế: 14
3.Các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách thuế xuất nhập khẩu của Việt Nam trong điều kiện hội nhập với khu vực và thế giới: 17
3.1Đối với thuế xuất khẩu: 19
3.2Đối với thuế nhập khẩu: 19
3.3.Về miễn giảm thuế: 21
3.4. Thực hiện đồng bộ thuế xuất nhập khẩu với thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt và các loại thuế khác: 22
Tài liệu tham khảo. 24


LỜI MỞ ĐẦU.

Thuế là một trong những công cụ quản lý và điều tiết của Nhà nước về tình hình sản xuất, kinh doanh và lưu thông hàng hoá dịch vụ trong nước. Ngoài ra chính sách thuế còn là một trong những công cụ để thực hiện chiến lược kinh tế của đất nước. Trong hoạt động kinh doanh thương mại quốc tế, các nước thường dùng công cụ quản lý như: hạn ngạch, tỷ giá, giấy phép, thuế quan. Trong đó thuế xuất nhập khẩu thường được sử dụng cơ bản nhất bởi nó là cơ sở trong trao đổi buôn bán và là một nguồn thu đối với ngân sách quốc gia.
Ở Việt Nam, thuế xuất nhập khẩu được ban hành thành Luật vào tháng 12 năm 1987, có hiệu lực vào 01-01-1988 với tên gọi Luật Thuế xuất nhập khẩu hàng mậu dịch. Sau hai lần sửa đổi vào các năm 1991 và 1993 và gần đây nhất là tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khoá X (tháng 4, tháng 5 năm 1998), Luật Thuế xuất nhập khẩu đã có những nội dung thay đổi cơ bản về thời hạn tính thuế, thuế suất, về xử lý vi phạm.v.v.
Tuy vậy trong quá trình thực hiện, thuế xuất nhập khẩu vẫn còn nhiều hạn chế và có những điểm chưa phù hợp với tình hình thực tế trong nước, cần tiếp tục bổ xung sửa đổi.
Mặt khác, trong thực tiễn phát triển kinh tế của đất nước cũng như bối cảnh quốc tế mới, làm cho Luật thuế xuất nhập khẩu vừa đáp ứng được nhu cầu quản lý kinh tế trong nước , vừa phù hợp với luật lệ và thông lệ quốc tế là một yêu cầu khách quan :
Một là, nền kinh tế trong nước chuyển từ kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường bước đầu mang lại những kết quả khả quan. Nền kinh tế chuyển từ cung hàng hoá không đủ cho tiêu dùng sang cung vượt cầu. Nhu cầu xuất khẩu những sản phẩm có thế mạnh như hàng nông , thuỷ sản và nhập các mặt hàng có yếu tố kỹ thuật cao phục vụ cho quá trình Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá là rất lớn. Đổi mới nâng cao chính sách thuế xuất nhập khẩu chính là tạo môi trường thuận lợi để thoả mãn các nhu cầu trên.
Hai là, sự gia nhập vào các tổ chức trong khu vực như ASEAN, sự tham gia khu vực mậu dịch tự do AFTA và gần đây nhất là việc Việt Nam ký hiệp định song phương với Mỹ đang đặt ra nhiều vận hội cho đất nước, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức mà chúng ta phải nỗ lực mới đạt được những mục tiêu phát triển mong muốn. Thách thức trước mắt là chúng ta phải cắt giảm thuế quan với nhiều mặt hàng theo yêu cầu của CEPT (Common Effective Preferential Tariffs) trong chuơng trình tiến tới AFTA (ASEAN FREE TRADE AREA), xa hơn nữa là ra nhập WTO. Các chương trình này đòi hỏi chúng ta phải có những thay đổi về chính sách thuế xuất nhập khẩu cho phù hợp.
Hơn nữa, quá trình quốc tế hoá đang diễn ra mạnh mẽ, ở khắp các châu lục, các khu vực của thế giới, kéo theo sự tham gia ngày càng mạnh mẽ của các nước chậm phát triển nhất. Sự hoà nhập quốc tế này đòi hỏi phải có sự thống nhất ngày càng rộng rãi của những quy định pháp luật,và thông lệ quốc tế trong hợp tác phát triển. Sự hoà nhập tất yếu của Việt Nam vào hợp tác khu vực và quốc tế cũng đặt ra nhiệm vụ thích hợp hoá các chính sách quản lý phát triển kinh tế, trong đó đặc biệt nhấn mạnh chính sách thuế xuất nhập khẩu, đối với các điều kiện và thông lệ chung thế giới.
Xuất phát từ tình hình thực tế trên, chúng tui thực hiện bài viết này với tiêu đề: “Chính sách thuế xuất nhập khẩu của Việt Nam trong điều kiện hội nhập với khu vực và thế giới”.
Mục đích của bài viết là nhằm làm sáng tỏ một phần về chính sách thuế xuất nhập khẩu hiện hành và những biện pháp nhằm hoàn thiện chính sách thuế xuất nhập khẩu ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập với khu vực và thế giới. Do thời gian có hạn và trình độ còn hạn chế chính vì vậy bài viết không tránh khỏi có những thiêú sót, rất mong nhận được sự góp ý của các thày cô giáo để bài viết hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!



I.Thương mại quốc tế trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hoá:
1. Sự hình thành các khu vực mậu dịch tự do và các tổ chức thương mại quốc tế :
Trên thế giới, xu hướng quốc tế hoá đang trở nên ngày càng mạnh mẽ. Các nước có xu hướng hợp tác với nhau để cùng phát triển, đặc biệt là trong thương mại. Chính vì lẽ đó các tổ chức thương mại mang tính khu vực và quốc tế được thành lập ngày càng nhiều.
Tổ chức thương mại quốc tế quan trọng nhất trên thế giới hiện nay là WTO. WTO là một tổ chức quốc tế ra nhằm mục đích phối hợp hành động của các quốc gia trong nỗ lực chung là tiến tới tự do hoá thương mại toàn cầu.
WTO được hình thành nhờ kết quả quả của vòng đàm phán mậu dịch Uruguay với mục đích nâng cao cơ chế của GATT. WTO kế thừa và củng cố các chức năng của GATT. Cụ thể :
Một là, chức năng tổ chức các cuộc đàm phán mậu dịch đa biên.
Hai là, đề ra những quy tắc mới về thương mại và đảm bảo các nước thành viên phải thực hiện những quy tắc đó.
Ba là, giải quyết các mâu thuẫn và tranh chấp mậu dịch quốc tế.
Bốn là, phát triển nền kinh tế thị trường. Để nền kinh tế thị trường hoạt động và nâng cao hiệu quả hoạt động của nó.
WTO hoạt động dựa trên hai nguyên tắc quan trọng. Đó là:
Sự đối xử không phân biệt. Nguyên tắc này được áp dụng bằng hai loại đãi ngộ song song, là đãi ngộ tối huệ quốc và cách đối xử quốc gia. Nguyên tắc thứ hai là bảo hộ sản nghiệp bằng thuế quan. Ngoài ra còn một số nguyên tắc như: ổn định thương mại, tăng cường cạnh tranh lành mạnh.v..v.
Theo xu hướng của thời đại ở Đông Nam Á có một tổ chức thương mại được thành lập từ rất sớm. Đó là ASEAN (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á). Được thành lập trên cơ sở tuyên bố Băng Cốc ngày 08/08/1967 của hội nghị ngoại trưởng năm nước thuộc khu vực Đông Nam Á: Thái Lan, Malayxia, Singapo, Philippin và Indonexia. ASEAN được thành lập với mục đích: Thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hoá trong khu vực; thúc đẩy hoà bình ổn định trong khu vực; duy trì sự hợp tác chặt chẽ, cùng có lợi với các tổ chức quốc tế; Xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hoà bình, tự do, thịnh vượng và trung lập không có sự can thiệp từ bên ngoài với bất kỳ hình thức nào.
Nguyên tắc hoạt động của ASEAN.
Một là, tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc dân tộc của tất cả các quốc gia.
Hai là, tôn trọng quyền của mọi quốc gia được tồn tại mà không có sự can thiệp, lật đổ hay áp bức từ bên ngoài.
Ba là, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
Bốn là, giải quyết bất đồng hay tranh chấp bằng biện pháp hoà bình.
Năm là, từ bỏ việc đe doạ hay sử dụng vũ lực.
Sáu là, hợp tác với nhau một cách có hiệu quả.
Ngoài hai tổ chức trên hiện nay trên thế giới tồn tại rất nhiều các tổ chức thương mại mang tính quốc tế và khu vực như: APEC (Nhóm hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình Dương).v..v.Hay những hiệp định chung về thương mại, như: Hiệp định thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ, hiệp định về khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ(NAFTA).
Hiện nay việc hợp tác giữa các quốc gia để giải quyết các vấn đề chung thường thông qua hình thức đối thoại có thể là song phương hay đa phương. Trong thương mại cũng vậy các nước thường đàm phán với nhau để ký kết các hiệp định thương mại chung, từ đó thành lập nên các tổ chức thương mại. Các nước khác có nhu cầu sẽ xin ra nhập các tổ chức đó và xu hướng hội nhập trở nên phổ biến. Việc hội nhập đặt ra cho các quốc gia những thời cơ nhưng cũng không ít thách thức. Khi là thành viên của các tổ chức thương mại, các quốc gia được hưởng các ưu đãi về nhiều mặt, tạo điều kiện để phát triển nền kinh tế trong nước. Tuy nhiên, các quốc gia muốn trở thành các quốc gia thành viên phải có đầy đủ điều kiện và phải thoả mãn được những yêu cầu rất cao của các tổ chức mà họ muốn ra nhập. Chính vì vậy các quốc gia tham gia quá trình hội nhập thường phải đối mặt với một vấn đề đó là cải tổ nền kinh tế trong nước cho phù hợp với yêu cầu mà các tổ chức đó đặt ra.
2. Thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập:

qo2YhNpsEImlqg9

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status