Báo cáo Thực tập tổng hợp tại Vụ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư - pdf 19

Download miễn phí Báo cáo Thực tập tổng hợp tại Vụ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư



Vụ đã thực hiện nhiệm vụ theo dõi, tham gia điều hành kế hoạch năm 2002. Các báo cáo hàng tháng của Vụ luôn được Vụ tổng hợp đánh giá tốt. Năm 2002, mặc dầu gặp nhiều khó khăn: lũ lụt và hạn hán xảy ra ở nhiều nơi, giá cả thị trường thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, nhưng ngành nông nghiệp nông thôn vẫn tiếp tục phát triển mạnh và toàn diện, phần lớn các chỉ tiêu đều đạt và vượt mức kế hoạch đề ra, góp phần quan trọng vào quá trình phát triển chung của cả nước. Đạt được kết quả đó do nhiều nguyên nhân, song không thể không kể đến phần đóng góp quan trọng của mỗi cán bộ Vụ Nông nghiệp và PTNT.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ng 2 lần so với kế hoạch 5 năm trước, bước đầu đã giải phóng được lực lượng sản xuất xã hội, động viên nhân dân tích cực tham gia vào sản xuất kinh doanh, các mặt xã hội và đời sống dân cư có nhiều tiến bộ.
Nhìn chung, Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước đã thực hiện tốt chức năng tham mưu cho Đảng và Nhà nước trong quá trình đổi mới tư duy kinh tế, góp phần thực hiện thắng lợi kế hoạch 5 năm 1986- 1990, bước đầu tạo được niềm tin trong xã hội, chuẩn bị những tiền đề cho quá trình đổi mới tiếp theo.
Giai đoạn 1991- 1995 ( kế hoạch 5 năm lần thứ 5 )
Trên cơ sở Cương lĩnh chính trị, Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội đến năm 2000 do Đại hội Đảng lần thứ VII thông qua, Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước đã nước các cấp lãnh đạo kế hoạch 5 năm 1991 - 1995 với mục tiêu tổng quát là: ổn định tình hình kinh tế xã hội và chính trị, sớm thoát khỏi tình trạng khủng hoảng và lạm phát, tạo tiền đề đẩy nhanh sự phát triển trong giai đoạn tiếp theo. Những nhiệm vụ cụ thể của kế hoạch 5 năm này là thực hiện các biện pháp có hiệu quả để đẩy lùi lạm phát ở mức dưới 2 con số vào năm 1995; đưa nền kinh tế đi vào ổn định và có tốc độ tăng trưởng nhất định; tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, đầu tư theo chiều sâu, hiện đại hoá các cơ sở kinh tế, nhất là các cơ sở làm hàng xuất khẩu; và tiếp tục đổi mới một cách đồng bộ cơ chế quản lý Nhà nước và cơ chế sản xuất kinh doanh, chuyển hẳn sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước bằng pháp luật, kế hoạch, chính sách và các công cụ khác.
Cùng với chuẩn bị kế hoạch 5 năm Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước đã tham gia xây dựng và tổng hợp 13 chương trình mục tiêu: chống lạm phát, phát triển lương thực, chăn nuôi và chế biến thịt xuất khẩu, phát triển một số cây công nghiệp, trồng rừng, phát triển điện năng, giải quyết việc làm, đổi mới kinh tế quốc doanh, phát triển kinh tế xã hội miền núi, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, chương trình y tế, danh mục các công trình khoa học và công nghệ bao gồm 30 chương trình khoa học và công nghệ quốc gia, và hệ thống hành chính nhà nước.
Trong thời gian này, Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước đã chủ trì nghiên cứu để trình các cơ quan lãnh đạo Đảng và Nhà nước và trình Đại hội lần thứ VII của Đảng về Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 1991-2000.
Giai đoạn 1996-2000 ( Kế hoạch 5 năm lần thứ 6)
Mục tiêu tổng quát của kế hoạch 5 năm 1996-2000 là khai thác và sử dụng tốt các nguồn lực phát triển để đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn kỳ 1991-1995, kết hợp hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế với giải quyết các vấn đề bức xúc của xã hội; chuẩn bị các tiền đề cần thiết cho giai đoạn phát triểm cao hơn sau năm 2000.
Thực tế chứng minh rằng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có vai trò rất to lớn trong việc chuẩn bị các cơ chế chính sách, bao gồm cả Luật (Luật Doanh nghiệp nhà nước, Luật Hợp tác xã, Luật Đầu tư nước ngoài, Luật Phá sản,…). Đặc biệt gần đây nhất Luật Doanh nghiệp và Luật sửa đổi bổ sung của một số điều Luật Đầu tư nước ngoài.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư còn là đầu mối trong việc: đấu thầu, thẩm định dự án đầu tư, quản lý ODA,…
Chuẩn bị kế hoạch 5 năm 2001 – 2005 và Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2001 – 2010
Công tác xây dựng kế hoạch 5 năm 2001-2005 và chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2001-2010 đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì triển khai từ giữa năm 1998, đến nay đã hoàn thành. Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đã hoàn thành nhiều chuyên đề tổng kết kinh tế phục vụ các hội nghị Trung ương và cho Đại hội Đảng IX.
Trong giai đoạn này đường lối kinh tế của Đảng ta là: Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp; ưu tiên phát triểnlực lượng sản xuất, đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng xã hội chủ nghĩa; phát huy cao nội lực của cả dân tộc gắn với tận dụng mọi nguồn lực bên ngoàI và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh có hiệu quả và bền vững; tăng trưởng kinh tế đi liền với từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; kết hợp với phát triển kinh tế – xã hội với tăng cường quốc phòng an ninh.
Mục tiêu của kế hoạch 5 năm là: Tăng trưởng kinh tế với nhịp độ cao và bền vững. Chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nâng cao rõ rệt súc cạnh tranh và hiệu quả phát triển kinh tế. Tạo chuyển biến mạnh về nhân tố con người, giáo duc - đào tạo, phát triển khoa học công nghệ. Giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc về việc làm, cơ bản xoá đói, giảm mạnh số hộ nghèo, ngăn chặn và đẩy lùi các tệ nạn xã hội; ổn định và cải thiện đòi sống nhân dân. Tiếp tục tăng cường kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội, tạo tiền đề cho giai đoạn phát triển tiếp theo. Giữ vững ổn định chính trị và an toàn xã hội; bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia. Phấn đấu đạt nhịp độ tăng trưởng GDP ít nhất 7%/ năm.
Mục tiêu tổng quát của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001-2010 là: Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đưa đất nước ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển, tập trung sức xây dựng có chọn lọc một số cơ sở công nghiệp nặng quan trọng và công nghệ cao sản xuất tư liệu sản xuất cần thiết để trang bị và trang bị lại kỹ thuật công nghệ tiên tiến cho các ngành kinh tế nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và đáp ứng nhu cầu quốc phòng, tạo nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Chất lượng đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên một mức đáng kể. Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được định hình về cơ bản. Nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế quốc phòng an ninh được tăng cường. Vị thế trong quan hệ quốc tế được củng cố và nâng cao.
Năm 2010 GDP tăng lên gấp đôi so với năm 2000; chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, giảm tỷ lệ lao động nông thôn xuống còn khoảng 50%.
II. đường lối chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn 2001 – 2010 và nhiệm vụ mục tiêu thời kỳ 2001 – 2005:
Đường lối chiến lược phát triển nông, lâm ngư nghiệp và kinh tế nông thôn
2001-2010
Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn theo hướng hình thành nền nông nghiệp hàng hoá; đưa nhanh tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất đạt mức tiến trong khu vực; tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm. Chú trọng điện khí hoá nông thôn, phát triển công nghiệp chế biến gắn với vùng nguyên liệu, …Tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn. Quy hoạch hợp lý và nâng cao hiệu quả việc sử dụng đất, nguồn nước, vốn rừng gắn ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status