Kinh nghiệm hoạt động tài chính vi mô theo xu hƣớng bền vững trên thế giới, bài học và những gợi ý cho Việt Nam - pdf 19

Download miễn phí Đề tài Kinh nghiệm hoạt động tài chính vi mô theo xu hƣớng bền vững trên thế giới, bài học và những gợi ý cho Việt Nam



MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH
LỜI MỞ ĐẦU
CHưƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN . 1
1.1. TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH VI MÔ. 1
1.1.1. Khái niệm về TCVM . 1
1.1.2. Đối tượng của TCVM . 2
1.1.3. Tổ chức tài chính vi mô . 2
1.1.3.1. Khái niệm tổ chức tài chính vi mô . 2
1.1.3.2. Các sản phẩm – dịch vụ của TCTCVM . 3
1.1.4. Quan điểm xưa và nay về tín dụng vi mô . 3
1.1.4.1. Quan điểm trước đây. 3
1.1.4.2. Quan điểm hiện đại về TCVM . 4
1.2. MÔ HÌNH TCVM NGÂN HÀNG GRAMEEN – BANGLADESH . 5
1.2.1. Giới thiệu về Ngân hàng Grameen . 5
1.2.2. Mô hình TCVM của Grameen . 6
1.2.3. Điểm khác biệt giữa ngân hàng Grameen và ngân hàng thông thường . 7
CHưƠNG II: CÁC NGHIÊN CỨU VỀ TÍNH BỀN VỮNG CỦA TCTCVM
TRÊN THẾ GIỚI . 9
2.1. XU HưỚNG CỦA CÁC TCTCVM HIỆN NAY TRÊN THẾ GIỚI . 9
2.1.1. Tổng hợp quá trình thực hiện TCVM trên thế giới . 9
2.1.1.1. Sự cần thiết của tín dụng vi mô . 9
2.1.1.2. Sự đổi mới trong việc cung cấp tín dụng vi mô cho người nghèo . 11
2.1.1.3. Một vài dịch vụ tài chính và tín dụng khác dành cho phụ nữ . 13
2.1.1.4. Tổ chức tài chính vi mô và nguồn tiền trợ cấp . 15
2.1.1.5. Kết luận của Tyson Rallens và Shaikh M Ghazanfar . 15
2.1.2. Tính bền vững của TCTCVM . 17
2.1.2.1. Định nghĩa về tính bền vững của TCTCVM . 17
2.1.2.2. Xu hướng bền vững của các TCTCVM . 18
2.2. NGUỒN VỐN TÀI TRỢ VÀ TÍNH BỀN VỮNG CỦA TCTCVM . 21
2.2.1. Giới thiệu bài nghiên cứu . 21
2.2.2. Mô hình cho vay của TCTCVM tại Mỹ . 23
2.2.3. Phương pháp và kết quả định giá các khoản cho vay . 26
2.2.4. Tính bền vững và tự bền vững của các TCTCVM. 28
2.2.5. Kết luận của J. Jordan Pollinger cùng cộng sự . 30
2.3. TỰ DO KINH TẾ VÀ SỰ THÀNH CÔNG CỦA CÁC TCTCVM . 31
2.3.1. Giới thiệu bài nghiên cứu . 32
2.3.2. Cơ sở lý luận . 32
2.3.3. Kết quả mô hình thực nghiệm . 34
2.3.3.1. Giới thiệu mô hình . 34
2.3.3.2. Nguồn số liệu nghiên cứu . 36
2.3.3.3. Kết quả kiểm định. 37
2.3.4. Kết luận của Peter R. Crabb . 39
2.4. TÍNH BỀN VỮNG CỦA TCTCVM VÀ HIỆU QUẢ GIẢM NGHÈO -KINH NGHIỆM TỪ MALAYSIA . 40
2.4.1. Giới thiệu bài nghiên cứu . 40
2.4.2. Khái quát tình hình TCTCVM ở Malaysia . 41
2.4.2.1. Các TCTCVM tại Malaysia . 41
2.4.2.2. Điểm lại tình hình tổ chức TCVM . 42
2.4.2.3. Mức độ tiếp cận khách hàng của các TCTCVM . 43
2.4.3. Phân tích và thảo luận . 45
2.4.3.1. Phân tích khái quát . 45
2.4.3.2. Vấn đề TCVM và thu hẹp sự nghèo đói . 49
2.4.4. Kết luận của tác giả . 51
CHưƠNG III: BÀI HỌC VÀ GỢI Ý CHO TCTCVM TẠI VIỆT NAM . 53
3.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH CÁC TCTCVM TẠI VIỆT NAM. 53
3.1.1. Các TCTCVM tại Việt Nam . 53
3.1.2. Nguồn tài trợ cho các TCTCVM hiện nay . 55
3.1.3. Tổng quan tính bền vững của các TCTCVM Việt Nam . 57
3.2. BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ MỘT SỐ GỢI Ý CHO TCTCVM TẠI
VIỆT NAM . 61
3.2.1. Bài học kinh nghiệm . 61
3.2.1.1. Bài học từ Mỹ và Malaysia . 61
3.2.1.2. Tự do kinh tế và tính bền vững của TCTCVM . 61
3.2.2. Các gợi ý cho TCTCVM tại Việt Nam . 62
3.2.2.1. Gợi ý thu hút nguồn tài trợ. 63
3.2.2.2. Gợi ý hiệu quả hoạt động . 63
3.2.2.3. Gợi ý về môi trường kinh tế . 65
KẾT LUẬN
PHẦN PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

m sát. Điều
này giúp tích lũy thông tin tuy nhiên cũng gây ra nhiều áp lực về mặt thời gian.
 Bảo hiểm và chấp nhận
Bước tiếp theo của quy trình là khoản cho vay sẽ được tiếp tục kiểm tra bởi
một nhà bão lãnh, để chắc rằng khoản vay là một bổ sung tích cực vào danh mục
đầu tư cho vay.
Sự phát triển các phương pháp tính toán sẽ góp phần cải thiện chất lượng của
danh mục đầu tư, tuy nhiên cũng tạo ra chi phí khá lớn. Đối với những khoản cho
vay vừa và lớn hơn có một điểm tối ưu về chi phí. Lợi ích cận biên của việc nâng
Trang 25
cao chất lượng danh mục đầu tư là đáng kể so với chi phí cận biên của việc áp dụng
tín dụng. Tuy nhiên với những khoản cho vay nhỏ thì không tồn tại điểm cân bằng,
TCTCVM có thể giải quyết vấn đề này bằng cách đẩy nhanh thủ tục, cắt giảm chi
phí không cần thiết.
 Giám sát khoản nợ
Việc giám sát sau khi cho vay là rất quan trọng đối với việc giảm thiểu tổn
thất. Trái ngược với quá trình đăng ký tín dụng – cố gắng ngăn chặn trước những vi
phạm của người đi vay bằng cách đánh lãi suất cao – giám sát giảm thiểu tác động
kinh tế của nợ quá hạn một khi người đi vay đã rơi vào nợ.
Khi tiếp tục cấp tín dụng cho một khách hàng cũ thì sẽ giảm đi chi phí rất
nhiều do đã có các số liệu từ các khoản đi vay trước của khách hàng này. Tuy nhiên,
điều này tạo thêm thách thức cho nhiều TCTCVM. Họ tạo điều kiện cho khách
hàng tiếp cận các ngân hàng thương mại chính thống, mà sẽ không cho phép các
TCTCVM thu bất kỳ khoản thanh toán thêm nào từ khách hàng.
 Chi phí hoạt động
Đối với TCTCVM có thể tự bền vững, mỗi số dư nợ phải đóng góp một
lượng tương đương với chi phí hoạt động. Chi phí hoạt động được định hướng chủ
yếu bởi quy mô của danh mục đầu tư cho vay mà TCTCVM đang theo đuổi.
Sau đây là bảng kết quả thu thập được của các tác giả về chi phí hoạt động
cần thiết để duy trì một danh mục cho vay bền vững với 5 quy mô danh mục của tổ
chức là : $500,000 $1,000,000 ; $5,000,000 ; $10,000,000 ; $20,000,000
Bảng 2.2. Chi phí cơ bản để duy trì một danh mục cho vay bền vững
Trang 26
Nguồn: “The Question of Sustainability for Microfinance Institutions”. Journal of Small Business
Management. Jan 2007; 45, 1; ABI/INFORM Global. pg. 23
Bảng này cho thấy rằng chi phí hoạt động tăng với tốc độ chậm hơn so với
tốc độ danh mục cho vay phát triển, do đó giảm chi phí phân bổ khi TCTCVM đạt
được quy mô. Chẳng hạn, một TCTCVM có danh mục đầu tư $500,000 sẽ phải chịu
chi phí gián tiếp chiếm 26% nhưng khi đạt tới danh mục đầu tư $20,000,000 thì
TCTCVM chỉ chịu chi phí gián tiếp khoảng 6%. Chi phí gián tiếp thay mặt cho chi
phí liên quan đến hoạt động chung và không trực tiếp liên kết với bất kỳ loại hình
cho vay đơn lẻ.
2.2.3. Phương pháp và kết quả định giá các khoản cho vay
Sau khi đã xem xét sơ bộ mô hình hoạt động của các TCTCVM, J. Jordan
Pollinger cùng cộng sự đưa ra công thức nhằm tính toán hiện giá ròng của một
khoản vay.
Trang 27
     
  o
T
t
t
D
tsttDeftctDeftDeltDeltMainttFltActive
C
r
vrcvrPcPcfvrrP
V 



0
.ln.,.Re.,.,.,.,,
0
1
..1....
Trong đó:
V0 : hiện giá ròng của khoản cho vay
rl : lãi suất cho khách hàng vay
rf : lãi suất phải trả của TCTCVM
vt : giá trị dòng tiền tại thời điểm t
cMaint,t : chi phí bảo trì ở thời điểm t
PDel,t * cDel.,t : chi phí thống kê cho việc nợ quá hạn
PDef,t * vt *(1-rrec) : chi phí thống kê cho việc vỡ nợ
Đây được xem là một hàm theo biến rl - lãi suất cho khách hàng vay. Tất
nhiên nếu lãi suất này cao thì hiệu quả từ khoản cho vay này là dương và ngược lại.
Không những thế, ở đây sẽ có một lãi suất nào đó cân bằng giữa doanh thu và chi
phí, còn được gọi là lãi suất trung hòa – đây chính là mục tiêu của các tổ chức phi
lợi nhuận và cũng chính là lợi thế bên cạnh các thị trường vốn khác.
Sau khi sử dụng nhiều phương pháp tính toán, J. Jordan Pollinger cùng cộng
sự kết luận rằng: về nguyên tắc, rủi ro và chi phí có thể tính toán đưa vào chi phí,
mà điều này có thể dẫn tới một mức lãi suất cao hơn đối với một khoản cho vay có
quy mô nhỏ. Tuy vậy, các TCTCVM lại không muốn điều này, họ rất miễn cưỡng
khi áp dụng lãi suất như thế vì sẽ tạo thêm áp lực cho người đi vay.
Mục đích của việc định giá này là tìm lãi suất cho khách hàng vay mà tại đó
sẽ làm cho VO - hiện giá ròng của khoản cho vay – bằng 0. Điều này có nghĩa là đi
tìm lãi suất trung hòa, từ đây đây J. Jordan Pollinger cùng cộng sự sẽ đem so sánh
Trang 28
với lãi suất hiện tại mà TCTCVM đang đưa ra cho khách hàng. Và kết quả không
nằm ngoài dự đoán, lãi suất trong thực tế thấp hơn lãi suất trung hòa.
Bên cạnh các yếu tố tác động đến kết quả định giá như chi phí trực tiếp, chi
phí gián tiếp, doanh thu từ hoạt động … thì nguồn vốn tài trợ đóng một vai trò quan
trọng trong quá trình hoạt động. Do các tổ chức này như đã đề cập ở phần trên có
doanh thu từ việc cho vay không đủ bù đắp chi phí phát sinh, nguồn vốn ngày càng
là vấn đề được đề cấp đến như là yếu tố sống còn.
Các TCTCVM thu hút nguồn tài trợ ở nhiều nơi khác nhau, với nhiều chi phí
khác nhau như từ tiền trợ cấp, từ tổ chức phi chính phủ … Nhìn tổng quan thì các
nguồn vốn này có chi phí khá thấp tạo điều kiện cho các TCTCVM cho vay với lãi
suất hỗ trợ cho người nghèo. Tuy vậy, theo J. Jordan Pollinger, đây cũng chưa hẳn
là lý do tại sao các TCTCVM ở Mỹ đánh lãi suất thấp hơn cả lãi suất phải trả từ huy
động vốn. Nhưng dù gì đi nữa, tính bền vững của tổ chức phụ thuộc rất nhiều đến
các nguồn này.
2.2.4. Tính bền vững và tự bền vững của các TCTCVM
Trong các năm qua, nhiều tổ chức phi lợi nhuận và TCTCVM đang gia tăng
hoạt động của mình để ngày càng tự bền vững hơn. Tuy nhiên, đôi khi họ chưa xác
định rõ tự bền vững nghĩa là gì. Như đã nêu ra ở phần trước, tính bền vững của một
TCTCVM là khả năng tổ chức đó cung ứng cho khách hàng các dịch vụ tài chính có
lợi nhuận và phát triển lâu dài.
Trong thực tế, TCTCVM hoạt động theo một trong 3 mô hình sau: “tồn tại”,
“bền vững”, “tự bền vững”.
Trong mô hình “tồn tại”, các TCTCVM phải luôn đối mặt tới vấn đề làm sao
bù đắp chi phí hàng tháng. Nguồn vốn bị chiếm dụng ở đầu năm và không được
hoàn trả về như kế hoạch. Rất nhiều TCTCVM và nhiều chương trình TCVM cuối
cùng phải rơi vào quy trình giải thể. Và điều này giải thích tại sao trong mô hình
này, tỷ lệ phá sản là rất cao.
Trang 29
Hầu hết các TCTCVM đều hoạt động giữa hai mô hình “tồn tại” và “bền
vững”. Tức là khả năng bù đắp ngân sách hằng năm thông qua từ thiện hay các
khoản trợ cấp bên cạnh thu nhập từ hoạt động cho vay.
Theo định nghĩa của J. Jordan Pollinger cùng cộng sự, “tự bền vững” đối với
các tổ chức không chỉ là tồn tại mà còn tạo ra lợi nhuận chỉ hoàn toàn dựa trên hoạt
động cho vay và các hoạt động khác liên quan, chứ không phụ thuộc vào các nguồn
vốn khác.
“Bền vững
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status