Môi trường kinh doanh Việt Nam thực trạng và giải pháp - pdf 19

Download miễn phí Tiểu luận Môi trường kinh doanh Việt Nam thực trạng và giải pháp



MỤC LỤC
 
A. Thực trạng 1
1.Dân số 1
2.Kinh tế 2
3.Chính trị-pháp luật 4
4.Văn hoá-xã hội 5
5. Khoa học công nghệ 5
6. Địa lí 7
7.Khách hàng 12
8. Cạnh tranh 12
 Đánh giá môi trường kinh doanh Việt Nam 14
 Việt Nam gia nhập WTO: cơ hội và thách thức 18
B.Giải pháp 22
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ủ yếu là để mua bán máy móc, thiết bị mới, mà chưa tìm kiếm các bản quyền sáng chế, hay tìm gặp các nhà nghiên cứu để đặt hàng là hợp đồng nghiên cứu và triển khai. Khá đông các nhà khoa học, công  nghệ vào chợ, chủ yếu mới chỉ để "xem cho biết". Trong khi đó, các đối tác nước ngoài tranh thủ cơ hội này để nắm bắt nhu cầu hàng chất xám của các doanh nghiệp ta.
Nhà nước đã có chủ trương và các chính sách bước đầu nhằm mở đường cho giới nghiên cứu gắn mình với thực tiễn đời sống rộng lớn, sôi động với những bước phát triển ngày càng nhanh, để từng bước tự trang trải hay tiến đến mô hình doanh nghiệp chất xám. Giới khoa học, công nghệ hoan nghênh, nhưng chuyển biến còn chưa mạnh.
Tới nay, ở hầu hết các tổ chức khoa học, công nghệ nhà nước, số đề tài nghiên cứu sát với nhu cầu thực tiễn hiện vẫn ít hơn nhiều và gặp trở ngại do thiếu vốn để thực hiện, so với đề tài được giao và được Nhà nước cấp kinh phí. Nhiều tổ chức khoa học, công nghệ chưa chủ động, xông xáo đi tìm kiếm, gõ cửa các doanh nghiệp để tìm các hợp đồng nghiên cứu hiệu quả. Ngay cả việc quảng bá, chào hàng, kêu gọi các giao dịch từ đối tác bằng nhiều cách thức, trên báo chí, trên mạng internet, thì giới khoa học, công nghệ ta cũng chưa làm được là bao.
Chúng ta đều hiểu rằng nền kinh tế nước ta chỉ có thể tăng trưởng nhanh, bền vững, với các sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới, khi thị trường khoa học, công nghệ phát triển cân đối với các loại hình thị trường khác như thị trường tài chính, thị trường bất động sản, thị trường dịch vụ, v.v.
Ðể kích hoạt thị trường này, thiết nghĩ vai trò hoạch định chính sách, điều tiết thị trường của Nhà nước là rất quan trọng. Nhà nước đã cho phép lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ, nên xúc tiến đưa quỹ vào hoạt động, bảo đảm sử dụng quỹ một cách công khai, đầu tư có chọn lọc, đúng việc, đúng đối tượng, có hiệu quả thật sự, với sự quản lý quỹ chặt chẽ, có đánh giá định  kỳ về hiệu quả dùng quỹ. Nhiều chuyên gia cho rằng trước mắt nên ưu tiên sử dụng quỹ này hỗ trợ cho việc đổi mới công nghệ, sáng tạo các sản phẩm công nghệ mà các lĩnh vực kinh tế nước ta có nhu cầu cấp thiết...
Chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư cho công việc nghiên cứu - triển khai, và được quyền hợp tác đổi mới công nghệ với các tổ chức nghiên cứu ở trong nước và nước ngoài (Nghị định 119 của Chính phủ) trên thực tế quả đã tăng sức thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ.
Tuy nhiên, nếu từng người, từng tổ chức khoa học, công nghệ tự đổi mới, thích ứng nhanh với kiểu cách tổ chức, quản lý cũng như tác phong nghiên cứu gắn với thị trường, nhanh nhạy nắm bắt nhu cầu thị trường mà tìm kiếm hợp đồng hay nguồn tài trợ mà nghiên cứu có hiệu quả thật sự, vẫn là quan trọng nhất. Danh tiếng, thu nhập cao của một tổ chức cũng như của cá nhân các nhà khoa học, công nghệ có được, sẽ do hiệu quả kinh tế mà sáng tạo của mình đem lại.
6. Địa lí
Về vị trí địa lí, Nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một dải đất hình chữ S, nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á, ở phía đông bán đảo Đông Dương, phía bắc giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào, Campuchia, phía đông nam trông ra biển Đông và Thái Bình Dương. Bờ biển Việt Nam dài 3 260 km, biên giới đất liền dài 4 510 km. Trên đất liền, từ điểm cực Bắc đến điểm cực Nam (theo đường chim bay) dài 1 650km, từ điểm cực Đông sang điểm cực Tây nơi rộng nhất 600km (Bắc bộ), 400 km (Nam bộ), nơi hẹp nhất 50km (Quảng Bình).
Kinh tuyến: 102º 08' - 109º 28' đông
Vĩ tuyến: 8º 02' - 23º 23' bắc
Việt Nam là đầu mối giao thông từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương.
Về Tài nguyên Việt Nam có nguồn tài nguyên phong phú như: tài nguyên rừng, tài nguyên thủy hải sản, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản và tài nguyên du lịch.
Tài nguyên rừng
Rừng của Việt Nam có nhiều loại cây gỗ quý như: đinh, lim, sến, táu, cẩm lai, gụ, trắc, pơ mu... Tính chung, các loài thực vật bậc cao có tới 12.000 loài. Cây dược liệu có tới 1.500 loài. Lâm sản khác có nấm hương, nấm linh chi, mộc nhĩ, mật ong... Về động vật, ước tính ở Việt Nam có 1.000 loài chim, 300 loài thú, 300 loài bò sát và ếch nhái, chưa kể các loài côn trùng. Ngoài những loài động vật thường gặp như hươu, nai, sơn dương, gấu, khỉ... còn có những loài quý hiếm như tê giác, hổ, voi, bò rừng, sao la, công, trĩ, gà lôi đỏ... Rừng của Việt Nam hiện đang bị thu hẹp diện tích, nhất là rừng nguyên sinh. Nhiều loài thực vật, động vật quý hiếm đang bị khai thác, săn bắn lén nên gỗ và chim thú ngày càng cạn kiệt, nhiều loài thú quí đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
Tài nguyên thuỷ hải sản
Diện tích mặt nước kể cả nước ngọt, nước lợ và nước mặn là nguồn tài nguyên phong phú về tôm, cá... trong đó có rất nhiều loài quý hiếm. Chỉ tính riêng ở biển đã có 6.845 loài động vật, trong đó có 2.038 loài cá, 300 loài cua, 300 loài trai ốc, 75 loài tôm, 7 loài mực, 653 loài rong biển... Nhiều loài cá thịt ngon, giá trị dinh dưỡng cao như cá chim, cá thu, mực... Có những loài thân mềm ngon và quý như hải sâm, sò, sò huyết, trai ngọc...
Biển Việt Nam cũng là tiềm năng khai thác muối phục vụ sinh hoạt, công nghiệp và xuất khẩu.
Tài nguyên nước
Việt Nam được xếp vào hàng những quốc gia có nguồn nước dồi dào. Diện tích mặt nước lớn và phân bố đều ở các vùng. Sông suối, hồ đầm, kênh rạch, biển... chính là tiền đề cho việc phát triển giao thông thuỷ; thuỷ điện; cung cấp nước cho trồng trọt, sinh hoạt và đời sống...
Hệ thống suối nước nóng và nước khoáng, nước ngầm cũng rất phong phú và phân bố khá đều trong cả nước.
Tài nguyên khoáng sản
Việt Nam có nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng: than (trữ lượng dự báo khoảng trên 6 tỉ tấn); dầu khí (ước trữ lượng dầu mỏ khoảng 3-4 tỷ thùng và khí đốt khoảng 50-70 tỷ mét khối); U-ra-ni (trữ lượng dự báo khoảng 200-300 nghìn tấn, hàm lượng U3O8 trung bình là 0,1%); kim loại đen (sắt, măng gan, titan); kim loại màu (nhôm, đồng, vàng, thiếc, chì...); khoáng sản phi kim loại (apatit, pyrit...).
Tài nguyên du lịch
Việt Nam là đất nước thuộc vùng nhiệt đới, bốn mùa xanh tươi. Địa hình có núi, có rừng, có sông, có biển, có đồng bằng và có cả cao nguyên. Núi non đã tạo nên những vùng cao có khí hậu rất gần với ôn đới, nhiều hang động, ghềnh thác, đầm phá, nhiều điểm nghỉ dưỡng và danh lam thắng cảnh như: Sa Pa (Lào Cai), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Đà Lạt (Lâm Đồng), núi Bà Đen (Tây Ninh)...; động Tam Thanh (Lạng Sơn), động Từ Thức (Thanh Hoá), Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình)...; thác Bản Giốc (Cao Bằng), hồ Ba Bể (Bắc Kạn), hồ thuỷ điện Sông Đà (Hoà Bình - Sơn La), hồ thuỷ điện Trị An (Đồng Nai), hồ thuỷ điện Yaly (Tây Nguyên), hồ Thác Bà (Yên Bái), vịnh Hạ Long (Quảng Ninh, đã hai lần được UNESCO công nhận là di sản của thế giới), Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu), đảo Phú Quốc (Kiên Giang)... Với 3.260 km bờ biển có 125 bãi biển, tro...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status