Thị trường ngoại hối ở Việt Nam - pdf 19

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

A. Lý thuyết chung về thị trường ngoại hối.
I.Khái niệm và đặc điểm của thị trường ngoại hối.
1. Khái niệm:
-Thị trường ngoại hối (The Foreign Exchange Market, viết tắt là FOREX hay FX) là bộ phận cấu thành của hệ thống thị trường tài chính. Thị trường tài chính gồm thị trường vốn và thị trường tiền tệ, trong đó, thị trường ngoại hối là một bộ phận của thị trường tiền tệ.
Theo nghĩa rộng, thị trường ngoại hối là nơi diễn ra các hoạt động mua bán ngoại tệ, vàng tiêu chuẩn quốc tế, các giấy tờ có giá và công cụ thanh toán bằng ngoại tệ.
Theo nghĩa hẹp, thị trường ngoại hối là nơi diễn ra các giao dịch mua bán các loại ngoại tệ
2. Đặc điểm
Thị trường ngoại hối là thị trường mua bán những hàng hóa đặc biệt, do đó, nó cũng mang những đặc điểm riêng biệt so với các loại thị trường khác, mà hai đặc điểm nổi bật là:
Thứ nhất, là thị trường giao dịch mang tính quốc tế. Thị trường ngoại hối không đóng khung trong phạm vi một quốc gia mà lan rộng ra toàn cầu nhằm phục vụ cho các nhu cầu mua bán, giao dịch ngoại tệ.
Thứ hai, thị trường ngoại hối là thị trường hoạt động liên tục 24/24 h/ngày.

II.Phân loại thị trường ngoại hối:
a. Căn cứ vào tính chất giao dịch
1.Thị trường giao ngay ( spot transactions )
2.Thị trường phái sinh ( derivatives transactions)
*Thị trường kỳ hạn (forwards transactions
*Thị trường hoán đổi (swaps transactions)
*Thị trường tương lai ( futures transactions)
*Thị trường quyền chọn( options transactions)
b. Căn cứ vào tính chất kinh doanh
1.Thị trường liên ngân hàng ( Interbank).
2.Thị trường giữa ngân hàng với khách hàng
c. Căn cứ theo tính chất pháp lý
1.Thị trường chính thức ( thị trường hợp pháp).
2.Thị trường phi chính thức ( thị trường chợ đen, thị trường ngầm).
d. Căn cứ vào quy mô thị trường
1.Thị trường ngoại hối quốc tế
2.Thị trường ngoại hối nội địa
e. Căn cứ vào cách giao dịch
1.Thị trường giao dịch trực tiếp ( Direct Interbank).
2. Thị trường giao dịch qua môi giới ( Indirect Interbank).
f. Căn cứ vào địa điểm giao dịch
1. Giao dịch tập trung trên sở giao dịch ( Exchange).
2. Giao dịch phi tập trung ( OTC).
III. Chức năng của thị trường ngoại hối
- Cọ sát cung cầu về ngoại tệ, thỏa mãn nhu cầu khác nhau về ngoại tệ, đáp ứng nhu cầu về khả năng thanh toán, hạn chế rủi ro trong các hoạt động kinh doanh ngoại tệ và bằng ngoại tệ.
- Hoạt động của thị trường ngoại hối là cơ sở hình thành và điều tiết tỉ giá.
- Là công cụ điều tiết sự di chuyển của các luồng vốn ngắn hạn bằng ngoại tệ.
IV. Những chủ thể tham gia hoạt động trên thị trường ngoại hối
1. Các đối tượng khách hàng ( cá nhân, tổ chức có nhu cầu về ngoại tệ)
2. Các trung gian tài chính : các sàn giao dịch, các NHTM và các thể chế trung gian tài chính khác.
3. Cơ quan quản lý của nhà nước: NHTW các nước...
4. Các nhà môi giới tự do.
5. Các nhà đầu tư ngoại tệ.
Trong đó:
-NHTW vừa đóng vai trò là chủ thể đặc biệt hoạt động trên thị trường ngoại hối, vừa đóng vai trò là người tổ chức, quản lý, điều hành, vừa trực tiếp tham gia giao dịch nhằm thực thi chính sách tiền tệ, chính sách tỉ giá.
-NHTM là các chủ thể chủ yếu hoạt động trên thị trường ngoại hối và thị trường ngoại tệ liên ngân hàng đóng vai trò là hạt nhân của thị trường ngoại hối.
-Các nhà môi giới là trung gian giữa các ngân hàng, qua đó góp phần tích cực vào hoạt động của thị trường bằng cách làm cho cung cầu về ngoại tệ tiếp cận với nhau.
-Khách hàng giao dịch mua bán lẻ ( tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân ) tham gia giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán, kinh doanh, đầu cơ.
V. Mô hình tổ chức hoạt động của thị trường ngoại hối

42i8rOsZOsoF1am
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status