Nghiên cứu hiện trạng công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận 10 và đề xuất biện pháp quản lý - pdf 19

Download miễn phí Khóa luận Nghiên cứu hiện trạng công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận 10 và đề xuất biện pháp quản lý



MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề 1
2. Mục tiêu của đề tài nghiên cứu 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 2
4. Phương pháp nghiên cứu 2
5.Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu 3
6. Cấu trúc của đề tài 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN
1.1. Tổng quan về CTR 5
1.1.1 Khái niệm cơ bản về CTR 5
1.1.2 Nguồn gốc phát sinh 5
1.1.3 Phân loại CTR
1.1.3.1 Phân loại theo công nghệ quản lý – xử lý 7
1.1.3.2 Phân loại theo bản chất nguồn tạo thành 9
1.1.4 Thành phần của CTR 10
1.2. Tính chất của CTR 11
1.2.1 Tính chất vật lý 12
1.2.2 Tính chất hóa học 14
1.2.3 Tính chất sinh học 14
1.3 Tốc độ phát sinh chất thải rắn 16
1.3.1 Phương pháp xác định khối lượng CTR 16
1.3.1.1 Đo thể tích và khối lượng 16
1.3.1.2 Phương pháp đếm tải 16
1.3.1.3 Phương pháp cân bằng v¬ật chất 17
1.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ phát sinh CTR 17
1.3.2.1 Ảnh hưởng của việc giảm thiểu và tái sinh chất thải tại nguồn 17
1.3.2.2 Ảnh hưởng của luật pháp 17
1.3.2.3 Ý thức người dân 18
1.3.2.4 Sự thay đổi theo mùa 18
1.4. Ảnh hưởng của CTR đến môi trường 18
1.4.1. Ảnh hưởng đến nguồn nước - cản trở dòng chảy 18
1.4.2. Ảnh hưởng đến môi trường không khí 19
1.4.3. Ảnh hưởng đến môi trường đất 19
1.4.4. Ảnh hưởng tới sức khoẻ cộng đồng 20
1.4.5. Tăng trưởng chi phí về y tế do ô nhiễm 21
1.5 Các phương pháp xử lý chất thải rắn 21
1.5.1 Phương pháp ổn định CTR bằng công nghệ Hydromex 21
1.5.2 Phương pháp đốt 22
1.5.3 Phương pháp sinh học 23
1.5.4 Phương pháp chôn lấp 24
1.5.5 Phương pháp nhiệt phân 25
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ QUẬN 10 26
2.1. Điều kiện tự nhiên 26
2.1.1. Vị trí địa lí 26
2.1.2. Địa hình, địa chất, thủy văn 27
2.1.3. Khí hậu 27
2.2. Điều kiện kinh tế 28
2.3. Điều kiện xã hội 28
2.3.1 Dân số 28
2.3.2 Giáo dục 29
2.3.3 Y tế 29
2.3.4 Văn hoá thông tin – Thể dục thể thao 30
2.4. Cơ sở hạ tầng 31
2.4.1 Giao thông 31
2.4.2 Hệ thống Cấp điện – nước 32
2.4.3 Thông tin lin lạc 32
2.5 Hiện trạng môi trường tại Quận 10 32
2.5.1 Trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh 33
2.5.2 Trong lĩnh vực xây dựng 34
2.5.3 Trong cộng đồng dân cư 34
2.5.4 Trong giao thông 35
CHƯƠNG 3: HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CTRSH TẠI QUẬN 10 36
3.1 Thành phần và khối lượng chất thải rắn sinh hoạt tại Quận 10 36
3.1.1 Nguồn gốc phát sinh 36
3.1.2 Khối lượng CTRSH tại Quận 10 37
3.1.3 Thành phần CTRSH 38
3.1.3.1 Thành phần CTRSH của hộ gia đình 39
3.1.3.2 Thành phần CTRSH của trường học 40
3.1.3.3 Thành phần CTRSH phát sinh từ công sở 41
3.1.3.4 Thành phần CTRSH phát sinh từ chợ 41
3.2 Hệ thống quản lý hành chánh 43
3.2.1. Đơn vị quản lý 43
3.2.2 Nhân lực 44
3.3 Hệ thống Quản lý kỹ thuật 45
3.3.1 Hiện trạng hệ thống thu gom 45
3.3.1.1 Lưu trữ tại nguồn 45
3.3.1.2 Tổ chức quét - thu gom 46
3.3.1.3 cách quét - thu gom 47
3.3.1.4 Phương tiện thu gom 50
3.3.2 Hệ thống trung chuyển 51
3.3.2.1 Điểm hẹn 51
3.3.2.2 Trạm ép kín Trần bình Trọng 55
3.3.3 Hệ thống vận chuyển 56
3.4 Công nghệ xử lý CTR 57
3.4.1 Bãi chôn lấp Phước Hiệp 57
3.4.2.1 Giới thiệu chung về BCL Phước Hiệp 57
3.4.2.2 Công nghệ chôn lấp CTR 58
3.4.2 Nhà máy xử lý CTR Vietstar 61
3.4.2.1 Giới thiệu sơ nét về nhà máy xử lý CTR Vietstar 61
3.4.2.2 Công nghệ xử lý CTR 61
CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CTRSH TẠI ĐỊA BÀN QUẬN 10 VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ 65
4.1 Những vấn đề còn tồn đọng trong công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Quận 10 65
4.2 Đề xuất các biện pháp quản lý CTRSH trên địa bàn Quận 10 66
4.2.1 Biện pháp giáo dục ý thức cộng đồng 66
4.2.2 Biện pháp phân loại CTR tại nguồn 67
4.2.2.1 Dự báo dân số phát sinh đến năm 2030 69
4.2.2.2 Dự báo số trường học, chợ đến năm 2030 70
4.2.2.3 Dự báo khối lượng CTR của hộ dân cư, trường học và chợ đến năm 2030 70
4.2.2.4 Tính toán số thùng 660L và số xe vận chuyển 72
4.2.2.5 Tính toán số xe sẽ dầu tư thêm 82
4.2.2.6 Phương án thực hiện phân loại rác tại nguồn 85
4.2.3 Biện pháp kinh tế 104
4.2.3.1 Tăng mức phí thu gom chất thải rắn 105
4.2.3.2 Cơ sở để xây dựng mức phí phù hợp 107
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 114
TÀI LIỆU THAM KHẢO
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

lít trên lề đường dành cho khách vãng lai, khách bộ hành sử dụng. Tuy nhiên, ý thức của người dân chưa cao nên họ thường đổ rác sinh hoạt vào đây làm cho các thùng 240 lít này bị quá tải, rác đổ tràn xuống đường gây phản ứng đối với một số người dân có thùng rác đặt trước nhà. Hơn nữa, các thùng 240 lít đặt trên đường phố chính là nơi để lực lượng thu gom dân lập chứa CTR thay vì tập trung đến điểm hẹn như quy định. Do đó, hiện nay Quận 10 đang có khuynh hướng xóa bỏ hệ thống thùng 240 lít này.
Thùng 50L
Thùng 240L
Hình 3.3: Hiện trạng lưu trữ CTRSH tại khu công cộng
3.3.1.2 Tổ chức quét - thu gom
Hiện nay trên toàn địa bàn Quận 10 tồn tại song song hai hệ thống tổ chức thu gom CTRSH:
Hệ thống thu gom công lập:
- Chịu trách nhiệm chính là Công ty TNHH Một thành viên Dịch vụ công ích Quận 10. Hiện nay trên toàn địa bàn Quận có khoảng 57.000 hộ (bao gồm cả hộ dân, kinh doanh, cơ quan, đơn vị ….) và tính đến thời điểm hiện tại Công ty chỉ thực hiện thu gom 14.576 hộ (tương đương 25.57% thị phần). Bao gồm:
+ Hộ dân : 12.397 hộ.
+ Hộ kinh doanh, đơn vị, cơ quan : 2.179 hộ.
- Tổng khối lượng thu gom:
+ CTRSH : 165 tấn/ngày
+ CTR đường phố : 55 tấn/ngày
- Nhân lực thực hiện công tác quét, thu gom : 139 người và được phân chia thành 05 Tổ. Trong đó:
+ Công tác quét thu gom CTR tại nguồn và đường phố là 124 ngưởi.
+ Công tác quét thu gom thùng rác công cộng là 15 người
Bảng 3.8: Thống kê số hộ thu gom và diện tích quét dọn CTR tại Quận 10 do Công ty Dịch vụ công ích thực hiện
Số hộ thu gom (hộ)
Diện tích quét dọn
(m2)
Tổ vệ sinh 2
2.173
109.427,5
Tổ vệ sinh 3
3.286
115.266,2
Tổ vệ sinh 4
2.474
89.653
Tổ vệ sinh 5
3.118
166.097,8
Tổ vệ sinh 6
3.525
113.957
(Nguồn Công ty TNHH Một thành viên Dịch vụ công ích Q10, 2010)
Hệ thống thu gom dân lập:
- Bao gồm các cá nhân, các nghiệp đoàn thu gom. Lực lượng này chủ yếu thu gom CTR hộ dân (thông qua hình thức thỏa thuận Hợp đồng dưới sự quản lý của UBND Phường) và quét dọn các hẻm nhỏ, sau đó tập kết CTR đến các điểm hẹn trên đường và chuyển giao cho các xe ép của Công ty Dịch vụ đô thị Q10 vận chuyển ra bãi chôn lấp. Hiện nay, lực lượng thu gom CTR dân lập tiến hành thu gom CTR của 42.224 hộ (chiếm khoảng 74% thị phần).
- Nhân lực thực hiện công tác quét, thu gom : 109 người.
3.3.1.3 cách quét - thu gom
Các hình thức thu gom CTRSH tại Quận 10 được thể hiện ở Hình 3.4
Điểm hẹn
Trạm ép rác kín Trần Bình Trọng
Xe ép 10 tấn
Xe ép lớn
Xe ép 7 và 10 tấn
Bãi chôn lấp
Thùng 660 lít
Chất thải xây dựng (xà bần)
Xe 4 tấn, các loại phương tiện thu gom khác
Bô rác Lạc Long Quân
Xe ben 4 và 10 tấn
San lấp
Khu chôn lấp xà bần
Phước Hiệp
Rác quét đường do công nhân vệ sinh quét dọn
Chứa trong thùng 660 lít
Khách sạn, công sở lớn, trường học, trung tâm thương mại lớn
Chứa trong thùng 240 lít tại nơi thích hợp
Rác chợ
Nơi tập trung
Rác từ hộ gia đình cơ sở buôn bán nhỏ, nhà hàng, văn phòng nhỏ
Chứa trong túi nylon hay thùng từ 10-25 lít tại nơi phát sinh rác
Hình 3.4: Sơ ñoà toång hôïp thu gom, vaän chuyeån CTR Quaän 10
- Hình thức 1: Hàng ngày, chất thải rắn được thu gom bằng xe đẩy tay (thùng 660 lít) và tập trung tại điểm hẹn, sau đó được vận chuyển trực tiếp đến bãi chôn lấp bằng xe ép lớn (xe ép 10 tấn);
- Hình thức 2: chất thải rắn được thu gom bằng xe đẩy tay và tập trung tại trạm ép kín 350B Trần Bình Trọng. Tại đây, CTR sẽ được chuyển lên xe ép lớn và vận chuyển đến bãi chôn lấp;
- Hình thức 3: chất thải rắn chứa sẵn trong các thùng chứa (240 - 660 lít) ở dọc các tuyến đường hay tại các nguồn phát sinh rác lớn (chợ, khu thương mại, văn phòng cơ quan...) được chuyển lên xe ép 7 – 10 tấn và chuyển đến bãi chôn lấp;
- Đối với công tác thu gom rác đường phố: mỗi ngày các Tổ vệ sinh sẽ thực hiện công tác quét dọn vệ sinh đường phố vào 3 ca. Trong mỗi ca quét dọn, Tổ phải thực hiện quét và thu gom toàn bộ rác phát sinh trên đường và trong các miệng hầm ga. Sau đó rác được thu gom vào các thùng rác 660 lít. Công nhân đẩy thùng về các điểm tập kết rác chờ xe rác đến thu gom vận chuyển đến bãi đổ.
- Đối với công tác thu gom CTR của hộ dân, hộ kinh doanh, … : CTR sau khi thải ra từ các hộ dân cư được các đội thu gom công lập và dân lập đến thu gom tận nhà bằng các loại xe đẩy tay. Các loại xe đẩy tay được sơn bằng nhiều màu khác nhau (như màu vàng cam, màu xanh lá cây,…), và có nhiều kích thước khác nhau, có loại khoảng 500 lít, có loại 1,1 m x 1,1 m x 1,0 m,…
- Sau khi thu gom đầy rác, các xe đẩy tay được đưa đến các điểm hẹn ở các đường phố chính hay trạm ép rác kín (nếu gần). Tại các điểm hẹn, nếu sự phối hợp giữa các xe chở rác không đồng bộ, các xe dân lập sẽ đổ rác xuống đường, vừa tốn công bốc một lần nữa vừa mất vệ sinh. Hàng tháng, các hộ gia đình phải trả khoảng 15.000 – 20.000 đồng/tháng cho công tác thu gom này.
- Thu gom rác bằng xe cơ giới: Công ty Môi Trường Đô Thị cùng Công ty Dịch Vụ Đô Thị và Quản Lý Nhà Quận 10 tổ chức tiếp nhận rác tại các điểm hẹn, các thùng 240 lít hay các thùng 660 lít đặt trên đường phố. Sau đó, rác được chuyển đến trạm trung chuyển hay đưa thẳng ra bãi đổ.
3.3.1.4 Phương tiện thu gom
Hệ thống thu gom CTR công lập
- Sử dụng thùng 660 lít đạt tiêu chuẩn của Sở ban hành, mỗi thùng thu gom phục vụ không quá 200 hộ/ngày, với tải trọng trung bình là 500 – 600 kg, dung tích có khi lên đến 2 m3 và quay vòng từ 2 – 3 chuyến/ngày. Hiện tại có 576 thùng 660 lít đáp ứng được cho khối lượng rác hộ dân và đường phố phát sinh trên toàn địa bàn Quận 10. Ngoài ra Công ty còn trang bị thùng rác 240 lít đặt tại các cơ quan, đơn vị kinh doanh (quán ăn,…) có lượng rác phát sinh lớn để tiện cho việc thu gom.
- Công nhân khi thao tác bắt buộc phải trang bị bảo lộ lao động theo đúng quy định mà Sở Tài nguyên Môi trường ban hành: nón, giày, găng tay, khẩu trang, đèn báo hiệu chớp tắc và chuông lắc tay nhằm báo hiệu giờ thu gom để các hộ dân đem rác đúng giờ.
- Trước năm 2008, sử dụng đèn tín hiệu bằng dầu hỏa. Tuy nhiên, nhận thấy việc sử dụng đèn bằng dầu hỏa thường bị tắt, bị hạn chế tác dụng khi trời mưa. Do vậy, Đội Dịch vụ đô thị và Phòng Kế hoạch môi trường đã nghiên cứu và đề xuất thay thế các đèn sử dụng dầu hỏa sang đèn điện tử. Việc thay thế này giảm thiểu được chi phí dầu hỏa, đảm bảo liên tục cho quá trình công tác.
Hình 3.5: Phương tiện thu gom CTR của lực lượng thu gom công lập
Hệ thống thu gom CTR dân lập
Các nghiệp đoàn thu gom CTR dân lập sử dụng chủ yếu là các loại xe ba gác máy, xe lam có khả năng thu gom rác với khối lượng gấp 1,5 – 2,0 lần so với thùng 660 lít. Tuy nhiên, hầu hết các phương tiện này là tự chế, không theo quy chuẩn hay thiết kế đảm bảo tiêu chuẩn môi trường nên các phương tiện này thường không đảm bảo vệ sinh môi trường khi thực hiện công tác thu gom.
Hình 3.6: Phương tiện thu gom CTR của lực lượng dân lập
Bảng 3.9: Số lượng xe đẩy tay và lao động thu gom rác tại Quận 10
Hệ thống thu gom dân lập
Hệ thống thu gom công lập
L...

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status