Thiết kế bãi chôn lấp hợp vệ sinh ở huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An quy hoạch đến năm 2020 - pdf 19

Download miễn phí Đồ án Tính toán thiết kế bãi chôn lấp hợp vệ sinh ở huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An quy hoạch đến năm 2020



MỤC LỤC
CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục tiêu của đề tài 2
1.3. Nội dung nghiên cứu 2
1.4. Phạm vi nghiên cứu 3
1.5. Cơ sở tính toán 3
1.6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3
CHƯƠNG II 4
2.1. Đặc điểm tự nhiên 4
2.1.1 Vị trí địa lý 4
2.1.2 Địa hình 4
2.1.3 Khí hậu 5
2.1.4 Diện tích tự nhiên và phân vùng địa giới hành chính. 6
2.1.5 Chế độ thuỷ văn 6
2.1.6. Địa chất 7
2.2. Đặc điểm kinh tế xã hội huyện Cần Giuộc, Tỉnh Long An 8
2.2.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế và cơ cấu kinh tế 8
2.2.2. Tình hình dân số và đô thị hoá 9
2.2.3 Tình hình phát triển cơ sở hạ tầng 10
CHƯƠNG III 12
3.1. Tổng quan về chất thải rắn sinh hoạt 12
3.1.1. Chất thải rắn 12
3.1.2. Chất thải rắn sinh hoạt 12
3.1.3. Nguồn gốc và thành phần của chất thải rắn sinh hoạt 12
3.1.4. Tính chất của CTRSH 13
3.1.4.1. Tính chất vật lý 13
3.1.4.2. Tính chất hoá học 13
3.1.4.3. Tính chất sinh học 14
3.2. Anh hưởng của chất thải rắn đến môi trường 15
3.2.1. Anh hưởng đến môi trường nước 15
3.2.2 . Anh hưởng đến môi trường đất 16
3.2.3. Anh hưởng đến môi trường không khí 17
3.2.4. Anh hưởng đến cảnh quan và sức khỏe con người 18
3.3. Tổng quan về các phương pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt 18
3.3.1. Xử lý sơ bộ Chất thải rắn 18
3.3.2. Làm khô và khử nước 19
3.3.3. Xử lý bằng công nghệ ép kiện 20
3.3.4. Xử lý CTR bằng phương pháp ủ sinh học 21
3.3.5. Xử lý CTR bằng phương pháp đốt 21
3.3.6. Bãi chôn lấp hợp vệ sinh 21
3.3.6.1. Khái niệm 21
3.3.6.2. Điều kiện chôn lấp các loại chất thải rắn tại bãi chôn lấp 22
3.3.6.3. Phân loại bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh 23
3.3.6.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường từ sự hình thành bãi chôn lấp 25
CHƯƠNG IV 32
4.1. Nguồn gốc phát sinh và khối lượng chất thải rắn sinh hoạt huyện Cần Giuộc, Tỉnh Long An 32
4.2. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt 33
4.3. Hiện trạng thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt Huyện Cần Giuộc, Tỉnh Long An 35
4.4. Dự đóan khối lượng CTR sinh hoạt huyện Cần Giuộc đến năm 2020 39
4.4.1. đoán dân số 40
4.4.2. đoán khối lượng CTRSH huyện Cần Giuộc đến năm 2020 41
CHƯƠNG V 43
5.1. Lựa chọn địa điểm 43
5.1.1. Các nguyên tắc và tiêu chí lựa chọn địa điểm xây dựng khu xử lý 44
5.1.1.1. Quy mô diện tích bãi chôn lấp 43
5.1.1.2. Vị trí bãi chôn lấp 44
5.1.1.3. Địa chất công trình và thủy văn 47
5.1.1.4. Khía cạnh môi trường 47
5.1.2. Phân tích lựa chọn địa điểm xây dựng BCL hợp vệ sinh cho huyện 50
5.2. Thiết kế bãi chôn lấp 50
5.2.1. Lựa chọn quy mô công suất bãi chôn lấp 50
5.2.2. Chọn phương pháp chôn lấp 50
5.2.3. Tính toán diện tích các ô chôn lấp 52
5.2.3.1. Tính toán diện tích đất cần thiết để chôn lấp 52
5.2.3.2. Tính toán diện tích các ô chôn lấp 54
5.2.4. Lớp Lót Đáy 55
5.2.5. Lớp phủ đỉnh 57
5.2.6. Hệ thống thu gom, thoát nước mặt 58
5.2.7. Hệ thống thu gom và xử lý nước rỉ rác 58
5.2.7.1. Lưu lượng nước rỉ rác từ BCL 58
5.2.7.2. Hệ thống thu gom nước rỉ rác 60
5.2.7.3. Thành phần nước rỉ rác 62
5.2.7.4. Hệ thống xử lý nước rỉ rác 64
5.2.8. Phương án xử lý nước rò rỉ 66
5.2.9. Thiết kế hệ thống xử lý nước thải theo phương án 68
5.2.9.1. Hố thu gom 68
5.2.9.2. Bể trộn đứng 68
5.2.9.3. Bể phản ứng xoáy hình trụ kết hợp với bể lắng đứng 69
5.2.9.4. Tháp khử NH3 73
5.2.9.5. Bể điều hoà 75
5.2.9.6. Bể trung hòa 78
5.2.9.7. Bể UASB 80
5.2.9.8. Bể Aerotank 89
5.2.9.9. Bể Nitrate Hóa 98
5.2.9.10. Bể khử Nitrate 100
5.2.9.11. Bể lắng II 101
5.2.9.12. Bể phản ứng oxi hóa bằng Fenton(H2SO4, H2O2 và FeSO4) 106
5.2.9.13. Bể nén bùn trọng lực 106
5.2.10. Hệ thống thu gom và xử lý khí sinh học từ BCL 106
5.2.10.1. Các sản phẩm khí 106
5.2.10.2. Cơ chế hình thành các khí trong bãi chôn lấp 107
5.2.10.3. Tính toán lượng khí sinh ra từ bãi chôn lấp 108
5.2.10.4. Hệ thống thu khí và xử lý khí 109
5.3. Bố trí mặt bằng của BCL 110
5.4. Vận hành bãi chôn lấp 111
5.4.1. Giai đoạn hoạt động của bãi chôn lấp 111
5.4.2. Giai đoạn đóng bãi chôn lấp 113
5.4.3. Quan trắc môi trường bãi chôn lấp 114
5.3.4. Tái sử dụng diện tích bãi chôn lấp 117
5.5. Dự trù kinh tế Bãi Chôn Lấp 117
CHƯƠNG VI 120

CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Trong xu thế phát triển kinh tế xã hội, với tốc độ đô thị hoá ngày càng tăng và sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp, dịch vụ, du lịch … kéo theo mức sống của người dân ngày càng cao đã làm nảy sinh nhiều vấn đề mới, nan giải trong công tác bảo vệ môi trường và sức khoẻ cộng đồng dân cư. Lượng chất thải phát sinh từ những hoạt động sinh hoạt của người dân ngày một nhiều hơn, đa dạng hơn về thành phần và độc hại hơn về tính chất.
Cách quản lý và xử lý CTRSH tại hầu hết các thị xã, thị tứ thuộc các tỉnh ở nước ta hiện nay đều chưa đáp ứng được các yêu cầu vệ sinh và bảo vệ môi trường. Hiện nay CTR ở các tỉnh và huyện thì chủ yếu là thu gom, sau đó được chôn lấp một cách sơ sài, phát sinh nhiều vấn đề môi trường. Huyện Cần Giuộc của tỉnh Long An vấn đề CTR cũng là vấn đề mà các nhà quản lý môi trường rất quan tâm.
Một trong những phương pháp xử lý chất thải rắn được coi là kinh tế nhất cả về chi phí đầu tư cũng như chi phí vận hành là xử lý CTR theo phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh. Đây là phương pháp xử lý chất thải rắn phổ biến ở các quốc gia đang phát triển và thậm chí đối với nhiều quốc gia phát triển. Tuy nhiên ở Việt Nam hiện nay nhiều BCL vẫn chưa được thiết kế và xây dựng theo đúng yêu cầu của một bãi chôn lấp hợp vệ sinh. Các bãi này đều không kiểm soát được khí độc, mùi hôi và nước rỉ rác là nguồn lây ô nhiễm tiềm tàng cho môi trường đất, nước và không khí, do vậy chưa thể coi là bãi chôn lấp hợp vệ sinh.
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế, tốc độ đô thị hóa và công nghiệp hóa diễn ra rất nhanh trên mọi miền tổ quốc. Trong xu thế chung đó thì tỉnh Long An là tỉnh gần thành phố Hồ Chí Minh nên vấn đề càng trở nên nóng bỏng hơn, bên cạnh đó nhiều khu đô thị mới ra đời, tốc độ gia tăng dân số nhanh dẫn đến lượng rác phát sinh cũng tăng cao, đòi hỏi phải có biện pháp thu gom và xử lý theo tiêu chuẩn môi trường thay vì đổ lộ thiên như hiện nay. Ở huyện Cần Giuộc, hiện tại công tác xử lý CTR được thực hiện theo một trong những cách thô sơ nhất là đổ đống lộ thiên. Một cố gắng lớn nhất được áp dụng tại bãi đổ rác là việc phun rải định kỳ và thường xuyên hỗn hợp hoá chất chống ruồi bọ. Do đó bãi rác này đã gây ô nhiễm nguồn nước ngầm, nước mặt và môi trường không khí rất lớn cho khu vực xung quanh bãi chôn lấp. Vì vậy việc thiết kế, xây dựng bãi chôn lấp CTR hợp vệ sinh cho huyện Cần Giuộc là một việc làm hết sức cần thiết và cấp bách. Trước tình hình đó, luận văn: “ Thiết kế bãi chôn lấp hợp vệ sinh ở huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An qui hoạch đến năm 2020” đã hình thành nhằm góp phần bảo vệ môi trường giải quyết tình trạng chất thải rắn không được xử lý đúng cách gây ô nhiễm môi trường như hiện nay.
1.2. Mục tiêu của đề tài
Thiết kế bãi chôn lấp hợp vệ sinh tại huyện Cần Giộc, Tỉnh Long An
1.3. Nội dung nghiên cứu
Nội dung luận văn thiết kế bãi chôn lấp:
 Tìm hiểu về quy trình, thu gom vận chuyển và chôn lấp ở huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An.
 Tìm hiểu về các điều kiện tự nhiên-xã hội của huyện Cần Giuộc
 Các văn bản pháp quy như quy hoạch của tỉnh Long An cũng như huyện Cần Giuộc.
 Lựa chọn vị trí bãi chôn lấp
 Phân tích số liệu tính toán thiết kế
 Xác định lượng rác chôn lấp
 Xác định diện tích bãi chôn lấp
 Tính toán mạng lưới thu khí và xử lý khí
 Tính toán lượng phát sinh và hệ thống xử lý nước rỉ rác
 Tính toán các công trình phụ như: đường nội bộ, vành đai xanh, nhà chứa vật liệu phủ, trạm điều hành….
1.4. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan tới quá trình thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH bằng phương pháp xây dựng bãi chôn lấp hợp vệ sinh trên địa bàn huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An.
1.5. Cơ sở tính toán
 Tiêu chuẩn thiết kế và xây dựng bãi chôn lấp hợp vệ sinh
 Thành phần và tính chất rác thải
 Các số liệu thống kêvề tình hình kinh tế, xã hội huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An.
 Hiện trạng rác thải hiện nay tại huyện Cần Giuộc. Quy hoạch chung của tỉnh Long An cũng như của huyện Cần Giuộc...
1.6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
 Góp phần bảo vệ môi trường và giải quyết vấn đề rác thải tại huyện Cần Giuộc.
 Góp phần nâng cao ý thức của cộng đồng dân cư trong vấn đề chất thải rắn
 Khi BCL đi vào hoạt động nó sẽ nơi mà sinh viên, các nhà nghiên cứu tham quan…

CHƯƠNG II
ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN - KINH TẾ XÃ HỘI
HUYỆN CẦN GIUỘC, TỈNH LONG AN
2.1. Đặc điểm tự nhiên
2.1.1 Vị trí địa lý
 Huyện Cần Giuộc cách thị xã Tân An khoảng 30 km theo đường chim bay và có vị trí tương đối như sau:
 106o 33’ đến 106o 44’ kinh độ Đông.
 10o30’ đến 10o40’ vĩ độ Bắc.
 Phía Tây giáp huyện Bến Lức và Cần Đước.
 Phía Nam và Tây Nam giáp huyện Cần Đước.
 Phía Đông giáp với huyện Nhà Bè và Cần Giờ- Tp. HCM.
 Phía Bắc giáp với huyện Bình Chánh- Tp. Hồ Chí Minh.
 Huyện Cần Giuộc có vị trí địa lý khá thuận lợi phát triển kinh tế- xã hội:
 Cần Giuộc nằm ở vành đai vòng ngoài của vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam đang được chính phủ quan tâm đầu tư phát triển kinh tế- xã hội, cơ sở hạ tầng…
 Cần Giuộc là huyện thuộc vùng thượngï của tỉnh Long An, nối quận 8- Tp.HCM bằng Quốc lộ 50 với chiều dài 12 km, nối với Quốc lộ 1A qua đường tỉnh 835, nối các huyện khác bằng các hương lộ, tỉnh lộ…
2.1.2 Địa hình
Địa hình huyện Cần Giuộc thuộc địa hình đồng bằng. Cao độ chênh lệch biến động từ 0,45 m đến 1,2 m (tính từ mặt nước biển trung bình chuẩn của Mũi Nai, Hà Tiên). Chênh lệch độ cao giữa địa hình cao và thấp khoảng từ 30 – 40 cm. Ít chịu tác động ảnh hưởng của triều từ các sông rạch trong vùng, nhất là vùng Tân Tập, Long Hậu, Phước Vĩnh Đông.

/file/d/0Bz7Zv9 ... sp=sharing

Tính toán thiết kế bãi chôn lấp hợp vệ sinh ở huyện Cần
Thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt cho huyện
Tính toán thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn đô thị cho
Tính toán, thiết kế bãi chôn lấp hợp vệ sinh cho thành
Nghiên cứu đánh giá quy trình chất thải rắn đô thị ở
Bãi chôn lấp Phước Hiệp những nguy cơ tiềm ẩn
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status