Tổ chức hệ thống bến bãi, trạm dừng và nhà chờ cho xe buýt tại thành phố Hồ Chí Minh - pdf 19

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
PHẦN MỞ ĐẦU

I. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI:
Giao thông đô thị thành phố Hồ Chí Minh đã và đang đối mặt với nguy cơ ách tắc giao thông, tai nạn giao thông và ô nhiễm môi trường gia tăng. Tình hình này đã gây ra những tác động tiêu cực đến các hoạt động kinh tế và sinh hoạt hàng ngày của cộng đồng cư dân thành phố.
Phải thừa nhận rằng việc phát triển xe máy thời gian qua phần nào đã đáp ứng cơ bản nhu cầu đi lại của người dân thành phố và góp phần làm cho thành phố Hồ Chí Minh trở nên năng động, nhưng nó lại là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng ách tắc giao thông hiện nay. Theo số liệu thống kê của Phòng Cảnh sát giao thông - Công an Thành phố, riêng trong năm 2006, xe ô tô đã tăng 32.000 xe; xe mô tô tăng 343.000 xe. Tính đến thời điểm hiện nay, thành phố có 3.200.000 xe các loại đăng ký lưu hành, trong đó ô tô chiếm gần 10%.
Hệ thống xe buýt mới chỉ đáp ứng được khoảng 4,3% nhu cầu đi lại hàng ngày (< 7-8 mục tiêu ban đầu do thành phố đề ra), 95,7% còn lại do các phương tiện khác trong đó chủ yếu là xe gắn máy. Do vậy vấn đề cấp thiết hiện nay đối với thành phố là cần tập trung phát triển mạng lưới xe buýt đủ sức thu hút sự đi lại của người dân, nhằm giảm bớt hành trình đi lại bằng phương tiện cá nhân, đặc biệt là xe gắn máy.
Phương tiện vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt có mức đầu tư thấp, phù hợp với điều kiện đường giao thông của Thành phố. Trong tương lai, việc phát triển phương tiện hành khách công cộng có khối lượng vận tải lớn như xe điện, xe lửa và metro là điều cần thiết. Nhưng trong giai đoạn hiện tại, việc tổ chức và phát triển tốt xe buýt sẽ giải quyết được nhu cầu đi lại và giải quyết tình trạng ách tắc giao thông hiện nay và còn cần thiết trong vòng 10 năm sắp tới. Trong việc tổ chức loại hình xe buýt thì bên cạnh việc tố chức phương tiện là xe buýt, tổ chức tuyến xe thì việc bố trí các bến bãi, trạm dừng, nhà chờ cũng là một yếu tốt rất quan trọng. Chính vì lý do đó, việc “tổ chức hệ thống bến bãi, trạm dừng và nhà chờ cho xe buýt tại thành phố Hồ Chí Minh” là một vấn đề quan trọng cần nghiên cứu.
II. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Hệ thống bến bãi, trạm dừng, nhà chờ phục vụ phương tiện vận tải hành khách công cộng là xe buýt trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Tìm hiểu về hiện trạng hệ thống bến bãi, trạm dừng, nhà chờ phục vụ phương tiện vận tải hành khách công cộng là xe buýt trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Đánh giá ưu điểm và nhược điểm của hệ thống bến bãi, trạm dừng, nhà chờ phục vụ phương tiện vận tải hành khách công cộng là xe buýt trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Kiến nghị một số cách tổ chức hệ thống bến bãi, trạm dừng, nhà chờ phục vụ phương tiện vận tải hành khách công cộng là xe buýt trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh hiệu quả.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thu thập các tài liệu có liên quan.
Phân tích và tổng hợp lý thuyết.
Khảo sát và chụp ảnh.

PHẦN NỘI DUNG

I. TỔNG QUAN VỀ XE BUÝT TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
1.1. Các loại xe buýt tại thành phố Hồ Chí Minh
Xét về mặt cơ cấu phương tiện xe buýt, hiện nay thành phố ta có 3 nhóm phương tiện:
+ Nhóm xe buýt nhỏ.
+ Nhóm xe buýt lớn có 80 chỗ.
+ Còn lại là nhóm xe buýt trung loại.
1.2. Hiện trạng xe buýt tại thành phố Hồ Chí Minh
1.2.1. Mạng lưới tuyến xe buýt
Mạng lưới tuyến buýt chưa hình thành mạng liên hoàn, chủ yếu ở khu vực các quận trung tâm, độ bao phủ chưa nhiều và chưa đáp ứng được sự đi lại tuận tiện của người dân, hành khách chuyển tuyến từ 1- 3 là mới đến được điểm cần đến. Đây cũng là nguyên nhân gây hạn chế việc sử dụng xe buýt của người dân.
Số lượng tuyến buýt đã phát triển nhanh (gia tăng nóng) là do phục vụ nhu cầu đòi hỏi thiết thực của hành khách, chính vì điều đó mà hiện nay mạng lưới tuyến chưa có sự phân cấp giữa các tuyến (tuyến trục chính, tuyến nhánh, tuyến nhanh, tuyến thu gom,..), sự trùng lắp chồng chéo tuyến đã bắt đầu xảy ra.
1.2.2. Khả năng vận chuyển của xe buýt tại thành phố Hồ Chí Minh
Trong 6 tháng đầu năm 2009, vận chuyển hành khách bằng xe buýt là 166,7 triệu hành khách, đạt 46,2% so với kế hoạch cả năm.
1.3. Ưu điểm và nhược điểm khi sử dụng xe buýt tại thành phố Hồ Chí Minh
1.3.1. Ưu điểm
1.3.1.1. Hiệu quả kinh tế
Lợi ích về diện tích chiếm dụng mặt đường và chi phí xã hội.
Lợi ích về mặt tiêu hao.


6xdGvONGejf52u0
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status