Ứng dụng công nghệ thông tin – cơ hội và thách thức với các doanh nghiệp vừa và nhỏ - pdf 20

Download miễn phí Ứng dụng công nghệ thông tin – cơ hội và thách thức với các doanh nghiệp vừa và nhỏ



Trong quá trình hội nhập quốc tế và cạnh tranh toàn cầu, khai thác hiệu quả các công cụ
CNTT không chỉ nâng cao năng lực chỉ đạo điều hành của doanh nghiệp mà còn cải thiện khả
năng cạnh tranh và tạo ra các cơ hội mới cho doanh nghiệp. Nhưng hiện nay, việc ứng CNTT
còn hạn chế, bên cạnh đó sự liên kết giữa các doanh nghiệp và các tập đoàn CNTT chưa chặt
chẽ, điều này gây nên tình trạng các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn về tìm kiếm các
giải pháp ứng dụng CNTT trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

cho biết, với sự tài trợ của vốn ODA Thụy Điển,
Cục CNTT – Bộ Tài nguyên và Môi trường đã hoàn thành xây dựng Hệ thống thông tin đất
đai và môi trường ELIS. Hệ thống này cho phép lồng ghép được vấn đề quản lý đất đai và
môi trường trong một hệ thống thống nhất; Xây dựng và cung cấp một điểm truy cập duy nhất
về thông tin đất dai và môi trường tại các tỉnh, thành phố.
Trong hội thảo “Ứng dụng Công nghệ Thông tin nhằm nâng cao Năng lực cạnh tranh cho
Doanh nghiệpnhỏ và vừa”, thay mặt một số công ty cung cấp giải pháp CNTT đã giới thiệu tại
hội thảo những giải pháp cho doanh nghiệp như Sử dụng Chữ ký số trong giao dịch điện tử
của FPT IS; Phần mềm quản lý công việc CTIN; Hệ điều hành tác nghiệp eDocman Plus…
Ứng dụng công nghệ thông tin trong doanh nghiệp: Manh mún và chưa
hiệu quả
Hiện nay, đã có khá nhiều doanh nghiệp ứng dụng các phần mềm (PM)
văn phòng và quản lý về tài chính, kế toán, nhân lực nhưng rất ít doanh
nghiệp sử dụng các Phần mềm chuyên biệt ứng dụng trực tiếp trong dây
chuyền sản xuất.
Điều này cũng rất dễ hiểu, vì có tới gần 60% các doanh nghiệp Việt
Nam làm thương mại và dịch vụ. Trong khi đó, việc ứng dụng các Phần mềm
trực tiếp vào sản xuất lại chủ yếu trong các doanh nghiệp cần tự động hóa và sản xuất công nghệ
cao nên ở Việt Nam, con số doanh nghiệp có ứng dụng rất ít, nếu không nói là trên “đầu ngón tay”,
tiêu biểu là Công ty Cổ phần Đồng Tâm và Công ty CP sữa Việt Nam (Vinamilk), hai công ty vừa
nhận giải thưởng Sao Khuê năm 2008 trong lĩnh vực triển khai và ứng dụng Phần mềm và CNTT. Ông Võ
Quốc Thắng- Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đồng Tâm nói: “ Việc ứng dụng CNTT vào tất cả
các quy trình, nghiệp vụ của đã đem lại nhiều lợi ích về kinh tế và xã hội. Đồng Tâm đã áp dụng
CNTT cho những khâu đòi hỏi phải cần có những công nghệ hiện đại nhằm tối ưu hoá những quy
trình nghiệp vụ, giảm bớt những sai sót khách quan đem lại từ khâu bán hàng, sản xuất đến kế
toán, giúp lãnh đạo công ty nắm rõ tình hình hoạt động để từ đó có những cách kinh
doanh phù hợp”. Tiện ích thì đã rõ nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng làm được như Đồng
Tâm.
Công nghiệp sản xuất phần mềm ở Việt Nam còn ở mức “sơ khai” và trình độ ứng dụng Phần mềm của
các doanh nghiệp cũng ở mức “sơ khai”, chủ yếu dừng ở việc sử dụng các Phần mềm về ứng dụng văn
phòng Microsoft Office như Words, Excel, Outlook… để soạn thảo văn bản, thiết lập bảng biểu tính
toán đơn giản hay gửi email báo giá, trao đổi thông tin, giao dịch với đối tác… hay là các Phần mềm kế
toán “nội địa” phổ biến và dễ dùng như Misa, Asia, Fast… Chưa kể, chúng ta cũng không khai thác
hết các chức năng sẵn có của các phần mềm phổ thông. Kinh nghiệm của Hàn Quốc cho thấy, chỉ
với phần mềm Excel, họ đã giải quyết tốt rất nhiều công việc tính toán trong doanh nghiệp một
cách tiết kiệm và hiệu quả mà không cần tới những phần mềm chuyên dụng khác.
Ông Lê Văn Lợi - Phó Viện trưởng Viện Tin học doanh nghiệp, Phòng Thương mại và Công
nghiệp Việt Nam VCCI) cho rằng: “ Với điều kiện nhân lực và tài chính hiện có, các doanh nghiệp
Việt Nam nên tận dụng cơ sở vật chất về CNTT để tối ưu hóa công việc sản xuất kinh doanh và
tiết kiệm chi phí, đặc biệt là ở hai mảng ứng dụng văn phòng và kế toán tài chính. Xu hướng sắp
tới là sử dụng các dịch vụ công với các công cụ tìm kiếm trên Internet để phục vụ sản xuất kinh
doanh, tiến dần tới thương mại điện tử một cách hiệu quả hơn. Về phía VCCI, Viện Tin học doanh
nghiệp sẽ tiếp tục kết hợp với các Ban ngành liên quan, đẩy mạnh việc hỗ trợ cho các DN trong
ứng dụng CNTT theo đề án 191 của Chính phủ…
Đầu tư chưa thích đáng
Doanh nghiệp đã đầu tư cho CNTT như thế nào? Ở các thành phố lớn, hầu hết các doanh nghiệp
đã đầu tư máy tính, các thiết bị ngoại vi khác và bước đầu “phổ cập” Internet tới đội ngũ văn
phòng, nhưng sử dụng chúng như thế nào cho thiết thực, cho hiệu quả thì vẫn chưa có lời giải !!!
Đa số các doanh nghiệp không có bộ phận chuyên trách về CNTT, ít chú trọng cử nhân viên đi
đào tạo về CNTT và ít đầu tư thời gian và tiền bạc để được tư vấn chuyên sâu về các ứng dụng
CNTT. Tình trạng chung là khi thấy thiếu mới… mò mẫm tìm hiểu, mua về rồi sử dụng một cách
rời rạc, thiếu tính liên kết hệ thống. Một dẫn chứng cụ thể: Công ty CP Thương mại và Đầu tư
công nghệ Anh Em - một doanh nghiệp chuyên kinh doanh phân phối các sản phẩm CNTT mới
thành lập, ngoài việc sử dụng các Phần mềm văn phòng thông thường để quản lý, giao dịch thì hiện tại,
công ty chỉ sử dụng thêm Phần mềm kế toán Fast, gặp trục trặc thì lại gọi người của bên cung cấp Phần mềm
đến để hướng dẫn và khắc phục sự cố.
Còn ở “vùng sâu vùng xa” thì sao? Theo khảo sát mới đây của UBND tỉnh Yên Bái, có tới 70%
doanh nghiệp trong tỉnh chưa kết nối mạng thông tin toàn cầu Internet và chỉ có hai doanh nghiệp
trong tỉnh có website riêng, nhưng cũng chỉ dừng ở mức độ quảng bá hình ảnh và sản phẩm của
công ty chứ chưa tiếp cận được thương mại điện tử, giao dịch mua bán trực tuyến nên rõ ràng đã
không tận dụng triệt để tiện ích mà CNTT đem lại trong khả năng có thể.
Tuy nhiên, cần nhìn nhận một thực tế khách quan nữa là khả năng tài chính của doanh nghiệp,
chính sự hạn hẹp về ngân quỹ đã khiến họ không thể đầu tư có chiều sâu vào các ứng dụng
CNTT. Phần mềm ERP (Enterprise Resources Planning) là giải pháp quản lý tổng thể doanh
nghiệp hiệu quả nhất nhưng lại là “bài toán khó” đối với doanh nghiệp Việt Nam. Sản phẩm nhập
khẩu giá thành lên tới vài chục ngàn USD, chưa kể khó triển khai do quy trình quản lý chưa tường
minh và thống nhất, chưa có mô hình chung. Còn những Phần mềm kế toán hay quản lý nhân sự “made
in” Việt Nam thì cũng có giá khoảng từ vài đến vài chục triệu đồng, dễ triển khai song thiếu tính hệ
thống.
Vẫn là bài toán về con người
Một số doanh nhân và chuyên gia CNTT Việt Nam khi tiếp xúc với các đối tác kinh doanh Hoa Kỳ
đã rất buồn khi nghe phàn nàn rằng, họ search cụm từ “doing business with Vietnam” trên Google
thì được dẫn đến những… trang web “alibaba.com” lạ hoắc lạ huơ nào đó chứ rất hiếm khi link tới
được website của doanh nghiệp Việt Nam để tìm hiểu thông tin và cơ hội hợp tác. Nếu may mắn
tìm thấy một địa chỉ nào đó thì khi liên lạc sang bằng điện thoại thì lại xảy ra tình trạng “bất đồng
ngôn ngữ” hay có biết diễn đạt bằng tiếng Anh thì lại khiến họ chẳng hiểu là các bạn Việt Nam đó
đang sản xuất và kinh doanh… cái gì? Trong trường hợp này, thành ra, CNTT chẳng giúp ích
được gì! Ngay cả lãnh đạo các doanh nghiệp, mặc dù cũng đã ít nhiều hiểu được lợi ích của ứng
dụng CNTT trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng kỹ năng quản lý và nắm bắt CNTT của họ
còn nhiều hạn chế…
Mục tiêu của đề án 191 là nâng cao nhận thức và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong
các doanh nghiệp; Đào tạo nhân lực để ứng dụng công nghệ thông tin trong...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status